Trẻ sổ mũi uống thuốc gì cho nhanh khỏi?

Sổ mũi là một trong những căn bệnh xảy ra rất phổ biến ở trẻ nhỏ, khi mắc bệnh sẽ khiến cho trẻ rơi vào trạng thái khó chịu bởi các triệu chứng nghẹt mũi, chảy nước mũi. Điều đó sẽ ảnh hưởng lớn đến tình trạng sức khỏe của chúng nếu như không sớm điều trị dứt điểm. Vậy trẻ sổ mũi uống thuốc gì cho nhanh khỏi?

Trẻ sổ mũi uống thuốc gì cho nhanh khỏi? Trẻ sổ mũi uống thuốc gì cho nhanh khỏi?

Sổ mũi là một trong những căn bệnh xảy ra rất phổ biến ở trẻ nhỏ, khi mắc bệnh sẽ khiến cho trẻ rơi vào trạng thái khó chịu bởi các triệu chứng nghẹt mũi, chảy nước mũi. Điều đó sẽ ảnh hưởng lớn đến tình trạng sức khỏe của chúng nếu như không sớm điều trị . Vậy trẻ sổ mũi uống thuốc gì cho nhanh khỏi?

Những loại sổ mũi thường gặp

Sổ mũi được chia làm hai loại chính là sổ mũi xuất tiết và sổ mũi do vi khuẩn (viêm mũi mủ). Viêm sổ mũi có thể biểu hiện cấp hay mạn tính, và việc trẻ sổ mũi uống thuốc gì cho nhanh khỏi cũng tùy thuộc vào thể viêm sổ mũi mà trẻ mắc phải. Trẻ bị sổ mũi cấp xuất tiết nguyên nhân chính là do virut.

Viêm sổ mũi cấp cũng có thể gây thành dịch. Biểu hiện bằng sốt, hắt hơi, chảy nước mũi trong, ngạt tắc mũi nên trẻ nhỏ khó bú. Còn viêm sổ mũi mạn tính thường là bị viêm mũi mủ hoặc viêm mũi dị ứng, viêm mũi mạn tính thường đi kèm với viêm xoang.

vicare.vn-tre-so-mui-uong-thuoc-gi-cho-nhanh-khoi

Vậy trẻ sổ mũi uống thuốc gì?

Nếu tình trạng của trẻ là đang bị sổ mũi xuất tiết có kèm theo sốt thì mẹ có thể sử dụng thuốc hạ sốt cho trẻ nếu sốt trên 38,5 độ C (nhóm chứa paracetamol). Ngoài ra do virut được coi là một kháng nguyên tác động lên mũi gây viêm nên người ta dùng kháng histamin H1 (có tác dụng phong bế các thụ thể H1 ở ngoại biên, ức chế phóng thích histamin từ dưỡng bào), với các thế hệ khác nhau như chlorpheniramin maleat, loratidin, fexofenadin hydoclorid, desloratidin... Thuốc kháng histamin thường được dùng kéo dài 2 tuần mỗi đợt điều trị.

Bên cạnh đó, có thể sử dụng nhóm thuốc tăng cường chức năng miễn dịch chứa thymomodulin, làm tăng cường miễn dịch do kích thích sự phát triển của tế bào Lympho T và Lympho B, đồng thời kích thích đại thực bào tấn công tác nhân gây bệnh, tăng hoạt động tổng hợp kháng thể từ tế bào B và hoạt hóa bạch cầu T làm tan rã các tác nhân gây bệnh ký sinh trong tế bào của cơ thể.

Ngoài ra, mẹ có thể sử dụng nhóm muối bạc argyrol, làm săn khô niêm mạc mũi. Loại thuốc này dễ bị phân huỷ bởi ánh sáng, nên sẽ được bọc bởi một lớp giấy than chống ánh sáng và sử dụng mỗi lọ chỉ dưới 10 ngày. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn cho con các bậc phụ huynh nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi quyết định cho trẻ uống thuốc gì.

Vậy trẻ sổ mũi không dùng thuốc có được không?

Theo khuyến cáo, cơ thể trẻ hệ miễn dịch còn kém vì vậy khi dùng quá nhiều thuốc kháng sinh sẽ không tốt cho quá trình phát triển của con sau này. Chính vì vậy, nếu như các bậc phụ huynh không biết trẻ sổ mũi uống thuốc gì thì có thể áp dụng những phương pháp điều trị dân gian tại nhà thay vì cho trẻ dùng thuốc. Bạn có thể tham khảo những phương pháp dưới đây:

- Sử dụng nước muối sinh lý để nhỏ rửa sạch mũi cho trẻ khoảng 3-4 lần/ngày. Đối với trẻ sơ sinh, có thể hút rửa mũi. Còn với trẻ lớn hơn, có thể xịt mũi để làm loãng dịch mũi, sau đó hướng dẫn con tự xì mũi từng bên một bằng giấy sạch, mềm, loại dùng một lần.

- Với trẻ dưới 3 tháng tuổi, nếu sổ mũi lèm theo ho có đờm có thể dùng siro ho cũng sẽ giúp giảm triệu chứng sổ mũi hiệu quả.

vicare.vn-tre-so-mui-uong-thuoc-gi-cho-nhanh-khoi

- Bố mẹ có thể dùng một ít gừng, mang đi giã nát rồi đun với nước cho vào 1 thìa mật ong. Để ấm cho trẻ uống cũng có tác dụng điều trị nhanh chóng.

- Nến bổ sung đầy đủ các vitamin và khoáng chất để trẻ tăng cường hệ miễn dịch, có thể dùng hoa quả ép lấy nước để cho con uống hàng ngày cũng rất tốt. Cần giữ ấm cho trẻ, không nên để con mặc phong phanh khi thời tiết trở lạnh.

Một số kinh nghiệm điều trị sổ mũi

Theo kinh nghiệm từ diễn đàn Webtretho, nickname Me-gau-con gợi ý một số thông tin rất hữu ích: Hằng ngày nên vệ sinh mũi cho con bằng nước muối sinh lý ấm trước khi đi ngủ và sau khi ngủ dậy (có thể dùng xylanh hoặc lọ nhỏ mũi 10ml nhỏ vào mũi cho con, mỗi lần nhỏ khoảng nửa lọ) hoặc xịt bằng nước muối biển, lưu ý luôn giữ ấm tay chân cho bé.

Nickname Tra-heo chia sẻ thông tin: Khi bé có hiện tượng hắt hơi sổ mũi mình cho uống cây trầu không hấp với một chút muối trắng, ngày 2 lần sáng và tối. Trước khi đi ngủ nhỏ nước muối sinh lý cho con. Nếu con nghẹt mũi thì lấy hành lá vò cho lá nhăn lại rồi dán phần ướt bên trong lên 2 cánh mũi con. Nếu con bị nặng các mẹ có thể dùng cảm xuyên hương hoặc bạch địa căn giã nhỏ cho nước nóng vào cái lọ rồi xông mũi cho con ngày 2 - 3 lần, mỗi lần 2 -3 phút. Ngoài ra đêm con ngủ nếu trời lạnh mẹ có thể xức chút dầu tràm hoặc dầu khuynh diệp lên chăn đắp cho con."

>>> Xem thêm: Cách trị sổ mũi ở trẻ sơ sinh
>>> Xem thêm: Sổ mũi vàng đặc là dấu hiệu của bệnh gì?