Trẻ hay bị viêm amidan tái phát có nên cắt amidan hay không?
Viêm Amidan mạn tính là hiện tượng trẻ hay bị viêm amidan tái phát nhiều lần do yếu tố chủ quan mà không điều trị dứt điểm. Vậy trẻ hay bị viêm amidan tái phát có nên cắt amidan hay không? Hãy cùng tham khảo bài viết sau để có thêm kinh nghiệm chăm sóc sức khỏe cho bé nhé.
Trẻ hay bị viêm amidan tái phát có nên cắt amidan hay không?
Viêm Amidan mạn tính là hiện tượng trẻ hay bị viêm amidan tái phát nhiều lần do yếu tố chủ quan mà không điều trị dứt điểm. Vậy trẻ hay bị viêm amidan tái phát có nên cắt amidan hay không? Hãy cùng tham khảo bài viết sau để có thêm kinh nghiệm chăm sóc sức khỏe cho bé nhé.
Biểu hiện trẻ hay bị viêm amidan tái phát
Biểu hiện bằng những đợt viêm amidan cấp tái hồi và giữa những đợt này thường có phản ứng viêm dai dẳng hơn 4 tuần nhưng không rầm rộ. Vi khuẩn gây bệnh chủ yếu là vi khuẩn gram dương hay gặp là liên cầu tan huyết Bêta nhóm A. Viêm amidan mạn thường xảy ra ở người lớn và trẻ lớn.
Viêm amidan mạn tính trong đợt cấp tái hồi có triệu chứng chủ yếu như đau họng tái đi tái lại, sốt nhẹ và mệt mỏi. Ngoài ra, trẻ còn đau nhức xương khớp, hạch cổ to lên, hơi thở hôi. Ngoài đợt tái hồi bệnh nhân có các triệu chứng kéo dài như khó nuốt, đau tai, hạch cổ to, hôi miệng, khạc ra chất bã đậu hôi. Khi khám thấy amidan to hoặc teo, nhưng bề mặt amidan có nhiều chấm trắng như bã đậu.
Nguyên nhân trẻ hay bị viêm amidan tái phát
Thời tiết lạnh và lúc giao mùa là lúc đường hô hấp dễ bị nhiễm khuẩn và amidan phải phòng vệ để bảo vệ cho đường hô hấp nên amidan sẽ có thể bị nhiễm trùng và sưng to lên.
Nếu trẻ giữ vệ sinh không sạch hay không rửa tay khi chơi tay bẩn sau đó cho tay vào miệng vi khuẩn sẽ vào họng ồ ạt. Amidan làm việc hết công suất để tiêu diệt được số vi khuẩn to lớn này nên amidan ở trẻ cũng có thể viêm nhiễm và sưng tấy.
Tuy là cơ quan miễn dịch cho cơ thể nhưng amidan là một cơ quan có cấu tạo nhiều khe hốc. Vì vậy, đây là nơi có thể làm cho thức ăn ứ động và là ổ trú ngụ của vi khuẩn trong một số trường hợp.
Những trường hợp trẻ cần cắt amidan
Cắt amidan là phương pháp điều trị hữu hiệu khi được chỉ định chính xác nhằm loại bỏ tổ chức amidan. Chúng không còn vai trò miễn dịch và trở thành một ổ viêm chứa đầy các loại vi khuẩn hoặc quá phát bít tắc hô hấp trên hoặc nghi ngờ phát triển thành u ác tính. Nên cắt amidan trong các trường hợp sau đây:
Viêm amidan mạn tính có trên 6 đợt tái phát trong 1 năm trong 2 năm liên tiếp. Viêm amidan mạn tính kéo dài đã được điều trị nội khoa tích cực trong vòng 4 – 6 tuần trẻ vẫn đau họng, viêm hạch cổ, hơi thở hôi. Vậy tùy từng thể trạng của bé mà bố mẹ quyết định việc trẻ hay bị viêm amidan tái phát có nên cắt amidan hay không.
Áp-xe quanh amidan ít nhất một lần phải nhập viện điều trị.
Viêm amidan gây biến chứng sốt thấp khớp, viêm vi cầu thận hoặc gây viêm tai giữa, viêm xoang... tái đi tái lại nhiều lần.
Viêm amidan quá phát bít tắc hô hấp trên gây ngủ ngáy, ngủ không yên giấc, có những cơn ngưng thở trong lúc ngủ, bất thường về phát âm, khó nuốt, chậm phát triển thể chất.
Có thể cắt amidan ở bất kỳ lứa tuổi nào nhưng thường sau 4 tuổi. Tuy nhiên, có trường hợp trẻ nhỏ hơn vẫn phải cắt amidan khi chúng quá to gây những cơn ngưng thở trong lúc ngủ hoặc gây biến chứng.
Những lưu ý khi cắt viêm amidan cho trẻ
Không được cắt amidan ở những bệnh nhân có rối loạn đông cầm máu bẩm sinh hoặc mắc phải Hemophilia A, B, C; suy tủy, xuất huyết giảm tiểu cầu, ung thư máu.
Trì hoãn cắt amidan khi trẻ đang có nhiễm khuẩn toàn thân hoặc tại chỗ, có bệnh mạn tính điều trị chưa ổn định (tiểu đường, lao, cường giáp...) hay ở vùng đang có bệnh dịch.
Cách phòng ngừa trẻ hay bị viêm amidan tái phát
Để phòng tránh tình trạng viêm amidan tái phát ở trẻ nhỏ, phụ huynh cần thực hiện tốt một số biện pháp như sau:
Hướng dẫn và giúp trẻ tạo thói quen vệ sinh răng miệng và đường hô hấp sạch sẽ. Bạn có thể sử dùng nước muối sinh lý NaCl 9% để làm vệ sinh mũi và dụng cụ hút mũi cho trẻ khi bé bị sổ mũi. Ở trẻ sơ sinh, sau khi trẻ bú xong cần làm vệ sinh bằng cách rơ miệng cho trẻ bằng gạc y tế. Với những trẻ đã có khả năng đánh răng, nên hướng dẫn cho trẻ vệ sinh răng miệng đúng cách. Đặc biệt là sau khi ăn và trước khi đi ngủ.
Khi thời tiết thay đổi hoặc chuyển mùa cần giữ ấm vùng mũi họng cho trẻ bằng cách quàng khăn cổ và đeo tất tay, chân đủ ấm. Vào thời tiết mùa hè nắng nóng không nên để trẻ ngồi nhiều trong phòng điều hòa nhiệt độ quá thấp.
Không để trẻ tiếp xúc với khói thuốc và bụi bẩn cũng là một trong những nguyên nhân đầu tiên làm cho trẻ bị viêm amidan. Vì thế, tốt nhất là hãy để trẻ tránh xa môi trường khói thuốc và bụi bẩn.