Trẻ bị ngã: Phải làm gì khi trẻ sơ sinh hoặc mới biết đi bị va chạm vùng đầu ?

Bất cứ khi nào trẻ sơ sinh hoặc trẻ mới biết đi đều có thể bị ngã - từ một chiếc ghế, giường, ghế cao, giường cũi, hoặc mặt bàn - bạn sẽ cần phải kiểm tra kỹ lưỡng chỗ thương tích, đặc biệt là nếu bé bị đập đầu hoặc lưng.

Trẻ bị ngã: Phải làm gì khi trẻ sơ sinh hoặc mới biết đi bị va chạm vùng đầu ? Trẻ bị ngã: Phải làm gì khi trẻ sơ sinh hoặc mới biết đi bị va chạm vùng đầu ?

Bất cứ khi nào trẻ sơ sinh hoặc trẻ mới biết đi đều có thể bị ngã - từ một chiếc ghế, giường, ghế cao, giường cũi, hoặc mặt bàn .

vicare.vn-tre-bi-nga-lam-gi-khi-tre-so-sinh-moi-biet-di-bi-va-cham-vung-dau-body-1

Trẻ bị ngã khỏi giường - tôi nên làm gì gì?

Bạn sẽ cần phải kiểm tra kỹ lưỡng chỗ thương tích, đặc biệt là nếu bé bị đập đầu hoặc lưng.

Bạn sẽ muốn chắc chắn rằng con bạn không có bất kỳ vết thương nghiêm trọng nào như bị gãy xương hoặc bị tổn thương các bộ phận của cơ thể, trong đó chấn thương đầu là vô cùng nghiêm trọng (chẳng hạn như nứt hộp sọ hay chấn thương nội sọ). Việc bị ngã có thể rất nghiêm trọng, nhưng xướng của trẻ sơ sinh và mới biết đi thường mềm, vì vậy xương sẽ không gãy dễ dàng như những những đứa trẻ lớn tuổi hơn.

Nếu con bạn có vẻ vẫn rất ổn và hoạt động bình thường, rất có thể là cú ngã không gây ra chấn thương nghiêm trọng. Hãy cảm thấy may mắn và chú ý đến con hơn. Bạn hãy tiếp tục quan sát con một cách cẩn thận trong 24 giờ tiếp theo, đặc biệt là nếu bị ngãy và bị đau trên đầu.

vicare.vn-tre-bi-nga-lam-gi-khi-tre-so-sinh-moi-biet-di-bi-va-cham-vung-dau-body-1

Lưu ý: Nếu bạn thấy lo lắng với mức độ nghiêm trọng của cú ngã - bạn nghĩ rằng bé đáng ra phải rất đau - hoặc nếu con bạn tỏ ra cáu kỉnh hoặc khó chịu, hãy đưa bé đến bác sĩ để được kiểm tra ra.

Không nhất thiết là phải giữ con tỉnh sau khi con bị ngã, mặc dù nếu bé tỉnh táo, việc theo dõi bé sẽ dễ dàng hơn.

Trường hợp cần nhận được trợ giúp khẩn cấp sau khi bé bị va chạm vùng đầu

Hãy gọi cấp cứu nếu con bạn gặp bất kỳ triệu chứng nào dưới đây sau khi bị ngã:

• Bất tỉnh: Nếu con bạn không thở, hãy nhờ ai đó gọi cấp cứu khi bạn đang cố gắng hồi sức tim phổi cho trẻ sơ sinh (CPR) (nếu con bạn nhỏ hơn 12 tháng) hoặc hồi sức tim phổi (CPR) (nếu con bạn 12 tháng hoặc hơn) cho đến khi bác sĩ đến. Nếu bạn đang ở một mình, hãy thực hiện CPR trẻ hai phút, sau đó gọi cấp cứu.
• Chảy máu nhiều mà bạn không thể cầm được.
• Một cơn động kinh.
• Không có phản ứng: Nếu con bạn đang thở nhưng không có phản ứng gì - ví dụ: bé bất tỉnh sau khi bị ngã hoặc bạn không thể đánh thức bé sau khi bé đi vào giấc ngủ.
Hãy đưa con bạn đến phòng cấp cứu hoặc nói chuyện với bác sĩ của con ngay lập tức nếu bạn nhận thấy những dấu hiệu bất kỳ sau đây:
• Xương bị gãy, trong đó có biến dạng rõ ràng như cổ tay bị lệch rõ ràng, hoặc một cánh tay hoặc một chân có vẻ không thẳng
• Nứt hộp sọ: Có một khu vực bị sưng trên da đầu, đặc biệt là ở phía đỉnh đầu (trên hoặc phía sau tai); có máu trong lòng trắng của mắt; hoặc chất dịch hơi hồng hoặc có máu chảy ra từ mũi hoặc tai bé.
• Một chấn động, chẳng hạn như nôn mửa kéo dài hoặc buồn ngủ quá mức. Tùy thuộc vào độ tuổi của con bạn, hãy chú ý xem có sự thay đổi trong cách bé bò hoặc đi bộ; đau đầu hoặc chóng mặt; yếu hoặc nhầm lẫn; hoặc các vấn đề với lời nói, kỹ năng quan sát, hoặc cơ thể.
• Một chấn thương não, chẳng hạn như thay đổi kích thước đồng tử và chuyển động mắt bất thường.

• Khóc kéo dài hay la hét, có thể là dấu hiệu của một tổn thương nội tạng, ví dụ như chảy máu bụng

Làm thế nào để điều trị một vết sưng trên đầu của bé

Hiện tượng “quả trứng” trên đầu trẻ là khá phổ biến, đặc biệt là ở những bé đang khám phá thế giới xung quanh của mình. Mặc dù là một vết sưng trên đầu có thể nhìn đáng sợ, nhưng không có nghĩa là con bạn đang bị tổn thương nghiêm trọng. Khi va chạm, bé bị sung vì hộp sọ của con nằm ngay dưới da.

vicare.vn-tre-bi-nga-lam-gi-khi-tre-so-sinh-moi-biet-di-bi-va-cham-vung-dau-body-3

Để giúp đánh tan các vết sưng, hãy quấn một túi nước đá (hoặc một túi đậu Hà Lan đông lạnh) trong một chiếc khăn mỏng hoặc tã và giữ nó trên vết sưng 2-5 phút mỗi lần, liên tục trong một giờ. Bạn có thê cho bé ăn hoặc nhìn vào một cuốn sách với trẻ mới biết đi trong thời gian chườm để đánh lạc hướng bé khỏi cái lạnh và khó chịu.

vicare.vn-tre-bi-nga-lam-gi-khi-tre-so-sinh-moi-biet-di-bi-va-cham-vung-dau-body-4

Nếu bạn nghĩ rằng con bạn đang khó chịu bởi những vết sưng, hãy hỏi bác sĩ của bé về cho bé dùng acetaminophen hoặc ibuprofen. Không bao giờ được dùng aspirin con vì nó có thể dẫn đến một tình trạng hiếm gặp nhưng nghiêm trọng gọi là hội chứng Reye.

Làm thế nào để ngăn ngừa chấn thương nghiêm trọng từ một vết sưng trên đầu

Những va chạm nhỏ và vết bầm tím là một phần tất yếu của việc phát triển kỹ năng vận động và độc lập. Miễn là con của bạn chơi dưới sự giám sát của người lớn và khu vực chơi của bé không có cầu thang, cạnh sắc nhọn, và các mối nguy hiểm khác, hầu hết việc ngã sẽ không gây ra chấn thương nghiêm trọng.

Khi con bạn không bị sưng, bạn không nên quá lo lắng. Chạy ngay đến bé mỗi khi bé bị ngã sẽ khiến bạn mệt mỏi và em bé cũng sẽ trở nên quá thận trọng. Nếu bé thấy khó chịu, hãy bình tĩnh an ủi anh và khuyến khích bé tiếp tục vận động. Tuy nhiên, ngã là nguyên nhân của một số chấn thương do tai nạn ở trẻ em, và là 1 trong 3 các chấn thường có thể phòng ngừa được.

vicare.vn-tre-bi-nga-lam-gi-khi-tre-so-sinh-moi-biet-di-bi-va-cham-vung-dau-body-5

Hãy làm những gì bạn có thể để giữ cho con an toàn, bao gồm

• Đệm các góc nhọn trên đồ nội thất. Bé còn thấp nên bàn cà phê là thủ phạm phổ biến cho những lần va chạm và vết bầm tím. Bạn có thể làm tù các góc của bàn cà phê hoặc bạn có thể tạm cất đi cho đến khi con bạn là đi lại thành thạo.

vicare.vn-tre-bi-nga-lam-gi-khi-tre-so-sinh-moi-biet-di-bi-va-cham-vung-dau-body-6

• Đặt miếng đệm cho trẻ em dưới tất cả các thảm. Hoặc loại bỏ các tấm thảm rời cho đến khi cọn bạn không còn hay bị vấp khi đi lại. Và sử dụng thảm mút để giữ cho con bạn không bị trượt ngã khi bạn đang tắm cho bé trong bồn tắm lớn.

• Để bé tránh xa cổng vòm cao và sàn, cửa ra ở trên cùng và dưới cùng của mỗi cầu thang. (Chọn một cửa lưới chứ không phải là kiểu xếp ly, vì chúng có thể bẫy và kẹt các ngón tay của bé.) Lắp các tấm chắn bảo vệ hoặc tấm kính acrylic (như Plexiglass) trên cầu thang và lan can.

• Di chuyển ghế và đồ nội thất khác ra xa cửa sổ.

vicare.vn-tre-bi-nga-lam-gi-khi-tre-so-sinh-moi-biet-di-bi-va-cham-vung-dau-body-7

• Hãy thận trọng về việc giữ em bé hoặc trẻ mới biết đi trên bàn thay tã. Một số bàn có dây đai có thể giúp bạn giữ chắc bé trên bàn, nhưng chúng có thể không đủ để ngăn chặn một cú ngã, do đó, không bao giờ để con của bạn trên bàn mà không có giám sát.

• Không để các đồ vật lên bậc cầu thang mà bạn bị trượt ngã hoặc dẫm phải khi bạn đang bế con.

• Hạ nệm của con bạn xuống thấp hơn ngay sau khi bé có thể bắt đầu đứng lên trong cũi.

• Khi bạn đang ở cửa hàng tạp hóa, để con trong các giỏ mua hàng. Và đừng bỏ đi xa giỏ hàng, thậm chí trong một khoảnh khắc. Ngoài ra dùng đai an toàn khi cho bé vào xe đẩy hoặc ghế cao.

• Hãy thật để ý khi bé bắt đầu leo ​​lên các đồ đạc. Bạn phải hành động nhanh chóng để giữ bé khỏi ngã.

• Sử dụng thanh chắn bảo vệ trên cửa sổ. Đừng dựa vào các mặt phẳng, mà không được thiết kế để giữ cho trẻ em không bị ngã.


Theo BabyCenter