Trẻ bị đau đầu sau gáy có nguy hiểm không?
Tình trạng đau đầu sau gáy ở trẻ có thể là dấu hiệu của nhiều bệnh khác nhau. Bởi vậy, cha mẹ cần phát hiện và nắm bắt tình hình đau của trẻ ở mức độ nào để có định hướng điều trị đúng cách, hạn chế sự nguy hiểm xảy ra đối với trẻ.
Trẻ bị đau đầu sau gáy có nguy hiểm không?
Tình trạng đau đầu sau gáy ở trẻ có thể là dấu hiệu của nhiều bệnh khác nhau. Bởi vậy, cha mẹ cần phát hiện và nắm bắt tình hình đau của trẻ ở mức độ nào để có định hướng điều trị đúng cách, hạn chế sự nguy hiểm xảy ra đối với trẻ.
Nguyên nhân dẫn đến đau đầu sau gáy ở trẻ
Hiện tượng đau đầu sau gáy gây ra cơn đau nhức ở phần đầu trên gáy, khiến trẻ khó chịu. Các cơn đau này có thể đi kèm với triệu chứng sổ mũi, ho, sốt. Cơn đau này cũng có thể do các bệnh lý thần kinh ở trẻ thường gặp phải. Khi phát hiện các triệu chứng con trẻ cảm thấy đau đầu sau gáy, cha mẹ cần nắm bắt và đưa con ngay đến cơ sở y tế để được khám và chẩn đoán chính xác nguyên nhân chính xác và có hướng điều trị đúng.
Biểu hiện khi bị đau đầu sau gáy ở trẻ
Những cơn đau đầu sau gáy ở trẻ nhỏ thường kéo dài với mức độ và cường độ khác nhau. Thông thường, cha mẹ có thể nhận thấy trẻ tình trạng của trẻ không ổn khi có các dấu hiệu như: Sợ ánh sáng, âm thanh lớn bởi những tác động này khiến cơn đau đầu sau gáy của trẻ trở nên đau nặng hơn. Trẻ cảm thấy mệt mỏi, căng thẳng, cáu bẳn, không chịu chơi, lười ăn và khó tính. Cơn đau của trẻ có thể được chia sẻ với phụ huynh khi cơn đau lan sang phía đầu trái hoặc phải.
Tuy nhiên khi cơn đau đầu sau gáy ở trẻ xuất hiện cùng với các biểu hiện sau đây thì sự nghiêm trọng của tình trạng đau đầu cần được cha mẹ chú ý hơn nữa:
- Cơn đau đầu sau gáy ở trẻ có thể có thể dữ dội, thậm chí trẻ uống thuốc giảm đau cũng không có tác dụng, đau lâu, kéo dài trong thời gian dài.
- Trẻ có cảm giác đau nặng đầu sau gáy, gây nên nhức đầu sau gáy, đặc biệt là tại các khối cơ.
- Tê nửa đầu sau gáy.
- Trẻ có dấu hiệu buồn nôn, nôn cùng với đau đầu sau gáy.
- Trẻ sốt cao.
- Cơn đau đầu sau gáy, ảnh hưởng đến thính giác và thị giác.
- Các dấu hiệu đi kèm như co giật, trí nhớ suy giảm, nói ngọng...
Các triệu chứng này có thể là cảnh báo của các bệnh lý nguy hiểm như đột quỵ não, xuất huyết màng não, dị dạng mạch máu não, hoặc các chấn thương ở não, viêm màng não... rất khó để phán đoán mà cần có sự can thiệp của các bác sĩ, cũng như các phương pháp chẩn đoán cận lâm sàng mới có thể kết luận chính xác.
Đau đầu sau gáy nguy hiểm như thế nào?
Bác sĩ chuyên khoa Nhi tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec cho biết rằng tình trạng đau đầu sau gáy ở trẻ kéo dài có thể tiềm ẩn rất nhiều nguy hiểm mà chúng ta khó có thể lường được. Tình trạng này nếu không được phòng, điều trị và không khỏi dứt điểm có thể dẫn tới các bệnh nguy hiểm sau:
- Xuất huyết màng não, chảy máu não: Bệnh gây ra các cơn đau đầu sau gáy đột ngột và dữ dội, kéo dài liên tục trong 2-3 tuần mà không có dấu hiệu thuyên giảm. Cùng với đó trẻ có các dấu hiệu kèm theo như buồn nôn, nôn, rối loạn ý thức, đại tiểu tiện không đều, bị rối loạn...
- Viêm màng não mủ, áp xe não, viêm não, viêm màng não vi rút: Trẻ mắc cơn đau đầu sau gáy thông thường có thể lan tỏa ra các vùng đầu khác, cơn đau tăng dần khiến trẻ sốt cao, co giật, nôn và rối loạn ý thức là biểu hiện rõ ràng nhất.
Để biết chính xác đau đầu sau gáy do đâu và nguy hiểm đến mức nào, cha mẹ cần biết và theo dõi cơn đau đầu của con trẻ, từ đó có thể mang trẻ đi khám kỹ càng hơn tại các bệnh viện uy tín chất lượng cao để được chẩn đoán chính xác nhất về sức khỏe của trẻ.
Cách phòng ngừa đau đầu sau gáy ở trẻ
Bên cạnh đó, cha mẹ cần biết cách để phòng ngừa đau đầu sau gáy ở trẻ bằng các cách:
- Cho trẻ nghỉ ngơi, tránh chơi quá sức khi trẻ có dấu hiệu đau đầu sau gáy
- Có thể kết hợp massage vùng đầu, gáy của trẻ bị đau, cho trẻ nằm thư giãn, đúng tư thế khi ngủ và nghỉ ngơi
- Cho trẻ vận động đúng cách, ngồi học đúng tư thế, không để trẻ ngồi xem tivi, điện thoại quá lâu gây căng thẳng thần kinh
- Tránh các loại đồ ăn nhiều dầu mỡ, đồ uống có chất kích thích...
Không ngẫu nhiên mà cơn đau đầu sau gáy lại xuất hiện trẻ, cha mẹ cần biết cách để phòng ngừa các cơn đau đầu này cho con. Bên cạnh đó khi trẻ bị đau đầu sau gáy, tốt nhất cha mẹ cần mang con đến bệnh viện chất lượng cao với đội ngũ bác sĩ, cơ sở vật chất hiện đại để được khám, chẩn đoán chính xác và định hướng điều trị đúng.
Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec là một trong những cơ sở y tế hiện đại, chất lượng cao, đảm bảo mang đến dịch vụ khám và điều trị tốt nhất hiện nay tại Việt Nam. Liên hệ với Vinmec để ĐĂNG KÝ KHÁM cho con nếu con bạn bị đau đầu sau gáy hay có bất cứ vấn đề gì về sức khỏe.
Xem thêm:
- Đau đầu sau gáy chóng mặt có nguy hiểm không?
- Đau nửa đầu sau gáy - triệu chứng của những bệnh lý nguy hiểm
- Những triệu chứng đau đầu sau gáy bạn cần chú ý