Trẻ ăn dặm ăn khoai lang có tốt không?
Khoai lang là 1 trong những thực phẩm chữa trị táo bón rất hiệu quả với cả người lớn và trẻ nhỏ, trẻ sơ sinh. Vậy cho trẻ ăn dặm ăn khoai lang có tốt không? Cho trẻ ăn dặm với khoai lang là cách để trị táo bón vô cùng hiệu quả và an toàn. Khoa học đã chứng minh khoai lang rất giàu dinh dưỡng rất tốt cho đường tiêu hóa nhất là ở trẻ nhỏ ăn dặm.
Trẻ ăn dặm ăn khoai lang có tốt không?
Giá trị dinh dưỡng ở khoai lang
Giống như cà rốt, khoai lang có chứa rất nhiều beta caroten, tiền đề để chuyển hóa thành vitamin A, E canxi, beta carotene và folate. Giúp trẻ phát triển khả năng thị giác và ngăn ngừa bệnh về mắt, dáng cao và phát triển trí não, hệ thần kinh vượt trội.... Không những vậy, nó còn giúp trẻ xây dựng “hàng rào” miễn dịch, chống lại những vi khuẩn gây hại cho cơ thể.
So với những loại rau củ thông thường thì hàm lượng canxi, folic và sắt chứa ở trong khoai lang cũng khá cao. Các chất này có tác dụng giúp trẻ phát triển chiều cao và hệ thần kinh vượt trội.
Theo Tổ chức dinh dưỡng sức khỏe thế giới, thì trong hơn 58 loại rau củ chứa vitamin A, C, Folate, sắt và canxi: khoai lang là loại thực phẩm đứng đầu với 582 điểm. Đứng thứ 2 là cà rốt 434 điểm.
Ngăn ngừa táo bón cho trẻ
Trẻ con nhà bạn có thường xuyên hay bị táo bón? Nếu vậy, bạn nên thêm khoai lang vào thực đơn ăn dặm của trẻ ngay từ bây giờ. Với hàm lượng chất xơ cao, “siêu phẩm” dinh dưỡng này sẽ giúp hỗ trợ tối đa cho quá trình tiêu hóa, giúp trẻ “đi ngoài” dễ dàng hơn.
Cách chế biến khoai lang cho trẻ
Khoai lang cần phải được nấu chín kỹ và nhừ trước khi cho trẻ ăn. Bạn có thể chọn một trong ba cách như luộc, hấp hoặc nướng chín khoai lang... khi chế biến cho trẻ như:
- Khoai lang nướng: Nướng là cách tốt nhất để giữ được mùi vị và các chất dinh dưỡng có ở trong khoai lang. Nên chọn loại khoai mềm để khi nướng lên, phần thịt của khoai lang sẽ mềm đến mức chảy ra nước ngọt. Khi ấy, bạn nên đợi cho khoai nguội, lột bỏ vỏ khoai và dùng thìa, rồi xúc phần thịt khoai mềm và cho trẻ thưởng thức.
- Khoai lang dầm: Gọt sạch vỏ khoai lang và thái khoai thành các phần nhỏ, bằng hạt lựu rồi đun thật chín cùng nước (lưu ý, bạn chỉ nên để cho mực nước hơi ngập khoai 1 chút). Khi khoai đã chín, bạn dùng thìa dầm khoai thành 1 hỗn hợp sền sệt. Đợi hỗ hợp này nguội, bạn có thể cho trẻ ăn (không cần trộn thêm sữa hay đường vào hỗn hợp khoai lang).
- Hỗn hợp khoai lang và táo: Hấp 1/2 quả táo đã gọt sạch vỏ và một củ khoai lang (đã được gọt sạch vỏ) cho tới khi cả 2 đã chín mềm. Với trẻ đã đến tuổi ăn bốc, bạn có thể thái khoai tây và táo thành các lát mỏng; sau đó, bạn trộn khoai lang và táo vào chung 1 chiếc bát và cho trẻ dùng tay thưởng thức.
- Những loại thực phẩm có thể trộn chung được với khoai lang: Bột ăn dặm của trẻ; táo, lê, đào; carrot, bí ngô; thịt gà, thịt bò, đậu xanh, thịt cừu; sữa chua (hoặc sữa công thức).
Cách chuẩn bị bột ăn dặm cho trẻ
Vào giai đoạn đầu, bột ngọt ăn dặm cho trẻ (có thể chọn bột bán sẵn và pha với nước ấm, khuấy đều cho trẻ) được sử dụng nhiều. Với loại bột này, bạn có thể trộn vào đó một ít sữa mẹ hoặc vài thìa sữa bột rồi khuấy đều cho trẻ thưởng thức. Cuối cùng, bạn thêm vào bát bột của trẻ ít hỗn hợp khoai lang lỏng sau đó trộn thật đều.Tuy nhiên, cần chú ý là bột bán sẵn thường được chế biến thành các hương vị khác nhau như bột gạo sữa, bột chuối đào hay bột mơ đào... Khi ấy, muốn thêm khoai lang vào bột cho trẻ thì cần chú ý chọn loại bột ít hương vị bổ sung như bột gạo sữa để trẻ không khó ăn.Lưu ý: Ban đầu, chỉ nên khuấy khoảng 1-2 thìa cafe hỗn hợp lỏng khoai lang vào bát bột để trẻ làm quen.
Lưu ý khi cho trẻ ăn dặm khoai lang
Khi chọn mua khoai lang, bạn nên chọn mua củ còn cứng, tươi và không có chỗ nào bị dập nát. Những củ bị thâm, có lỗ đen thường sẽ bị hà, không ăn được.
Không nên để khoai ở những nơi ẩm thấp để tránh bị mọc mầm. Cũng không nên để khoai lang trong tủ lạnh vì sẽ làm mất khá nhiều các dưỡng chất. Tốt nhất, bạn nên để ở nơi khô ráo, thoáng mát và cũng nhớ đừng bọc kín bằng túi nilon.
Tuy có tác dụng ngăn ngừa táo bón, nhưng, tuy nhiên ăn nhiều khoai lang lại làm bé dễ bị đầy hơi và khó tiêu. Bạn chỉ nên cho trẻ ăn khoảng 100g là vừa.
Xem thêm:
- Cho trẻ ăn dặm đúng cách mang lại lợi ích gì?
- Thời điểm nào tốt nhất để mẹ bắt đầu cho trẻ ăn dặm
- Một số điều mẹ cần lưu ý khi cho trẻ ăn dặm