Trật khớp khuỷu tay ở trẻ em
Trật khớp khuỷu tay ở trẻ em là hiện tượng 2 khớp nối nhau ở tay bị so le không nằm ở vị trí như ban đầu. Việc trật khớp thường xảy ra khi cử động mạnh, đột ngột hoặc làm một động tác lặp đi lặp lại nhiều lần với cường độ cao như trượt ngã, tai nạn hoặc chơi thể thao,... từ đó dẫn tới tổn thương mô mềm, bao khớp và phổ biến là ở dây chằng.
Trật khớp khuỷu tay ở trẻ em
Những ảnh hưởng của trật khớp khuỷu tay
Gây biến dạng hoặc nhô ra ngoài
Sưng nề, bầm tím
Đau nhiều
Không cử động được
Có cảm giác kiến bò hoặc tê bì ở gần nơi tổn thương.
Khi bị trật khớp, bong gân chấn thương nhỏ nhưng hậu quả lớn. Do đó bạn nên hết sức cẩn thận trong việc chăm sóc con trong các hoạt động sinh hoạt để tránh bị trật khớp.
Nguyên nhân dẫn tới tình trạng trật khớp khuỷu tay ở trẻ em
Do trẻ chơi một số môn thể thao, đặc biệt là các môn thể thao va chạm, dễ gây ngã như bóng chuyền, bóng đá, thể dục dụng cụ,...
Những chấn thương không do thể thao như va đập vào khớp trong tai nạn giao thông cũng gây trật khớp.
Té ngã trong quá trình vui chơi.
Trẻ bị trật khớp khuỷu tay nên làm gì?
Ngay sau khi trẻ bị trật khớp khuỷu tay cần chườm đá hoặc nước lạnh trong 10 – 15 phút lên chỗ dị đau để làm dịu cũng như giảm sưng.
Sử dụng băng cuộn hay vải cố định khớp bị trật rồi đưa bé tới trạm y tế gần nhất để kiểm tra.
Nếu như bị trật khớp tay ở trẻ em hoặc bong gân các mẹ có thể tham khảo một số mẹo xử lý nhanh để cải thiện tình hình cho con. Tuy nhiên trong trường hợp trật khớp nặng, bạn nên thực hiện theo các lời khuyên sau:
Hạn chế di chuyển cũng như cử động
Việc đầu tiên cần thực hiện đó là không nên cho con di chuyển, cử động để tránh lực tác động lên khớp đang bị sai. Nhiều người không hiểu điều này nên ra sức lắc hoặc xoay khớp, nắm bóp hoặc cố cử động nhẹ nhàng nhằm đưa khớp trở lại vị trí ban đầu cho con. Tuy nhiên điều này có thể gây tổn thương khớp, dây chằng, cơ, dây thần kinh hay các mạch máu ở xung quanh vùng khớp đang bị tổn thương.
Nếu như chỉ ngồi im, bạn nên cho con hạn chế di chuyển và cử động, cố định khớp ở tư thế đúng với vị trí trước đó. Cụ thể là hãy dùng một miếng vải hay áo buộc cố định cánh tay và thân người để có định phần trật khớp khuỷu tay ở trẻ em đang bị đau.
Tới bệnh viện
Thông thường trật khớp được nhiều người coi là bệnh không nguy hiểm. Nếu nó không quá đau và ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống thì hẳn là không ai tới bệnh viện để thăm khám hay điều trị. Tuy nhiên nếu con bạn bị trật khớp và không cảm thấy quá đau, đã cố định khớp và chườm lạnh thì bạn nên đưa bé tới các cơ sở y tế uy tín để bác sĩ kiểm tra, điều trị.
Chăm sóc vết thương trong cũng như sau khi điều trị
Sau khi đã được các bác sĩ điều trị trật khớp, một trong những vấn đề không kém phần quan trọng đó là chăm sóc vết thương cho trẻ. Các bậc phụ huynh nên:
Cơ thể bé bị các chấn thương vì thế gây ra những đau đớn, khiến thể trạng và sức khỏe giảm sút. Do đó trong quá trình điều trị nên bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng và tăng cường sức đề kháng cho cơ thể. Có thể tham khảo bằng những bài thuốc Đông y có tác dụng dưỡng can bổ thận, điều hòa lại có thể và gia tăng sự phát triển của gân cơ xương giúp các tổn thương mau lành.
Ngay sau khi bé vừa tháo băng hay mới phục hồi, các mẹ không nên cho con trở lại chơi bóng hay thực hiện các hoạt động mạnh mà cần kiên trì ngừng chơi theo thời gian quy định của bác sĩ. Nguyên nhân bởi lúc này các khớp xương mới lành lại nên có thể bị tái phát trở lại nếu va chạm mạnh.
Khi các tổn thương đã lành lại bạn nên cho bé thực hiện các bài tập phục hồi chức năng để dễ trở lại các vận động bình thường. Chú ý đã có rất nhiều trường hợp sau khi bình phục do chủ quan hoặc sợ đau nên đã thành tật và không thể hoạt động bình thường trở lại.
Đồng thời nên cho bé tránh tối đa các lực tác động mạnh lên khớp chân bằng cách giảm những hoạt động thường ngày. Nếu bé bị đau trở lại hoặc vết thương sưng tấy thì nên cho trẻ tới bác sĩ để thăm khám lại và điều trị kịp thời.
Trên đây là các thông tin về vấn đề trật khớp khuỷu tay ở trẻ em mà các bậc phụ huynh nên chú ý.
Xem thêm:
- Triệu chứng trật khớp vai
- Bị trật khớp vai phải làm sao?