Trái cây khô có tốt cho người mắc bệnh tiểu đường không?
Trái cây khô là một cách dự trữ đồ ăn thông minh của con người từ xa xưa để có thể được thưởng thức những loại trái cây theo mùa suốt cả năm. Tuy nhiên trái cây khô có tốt cho người mắc bệnh tiểu đường hay không? Hãy cùng tìm hiểu qua những thông tin dưới đây?
Trái cây khô có tốt cho người mắc bệnh tiểu đường không?
Vì sao người bị tiểu đường nên hạn chế ăn trái cây khô?
Theo Rupali Datta - chuyên gia dinh dưỡng, những người mắc tiểu đường nên tránh ăn trái cây khô. Vì trái cây khô là các loại trái cây tươi được làm mất nước, và theo cách tự nhiên, ở những dạng cô đặc này, mọi thứ đều tăng lên. Khi đó, do mất nước mà nồng độ của tất cả các chất kể cả dinh dưỡng và khoáng chất của trái cây khô thường cao hơn so với dạng trái cây tươi ban đầu. Điều này có thể không phải là tin tốt cho bệnh nhân tiểu đường khi lượng đường trong trái cây khô cũng tập trung quá nhiều.
Ví dụ, nếu một cốc trái nho chứa 27 gram carbs (carbohydrate) thì một cốc nho khô chứa lại chứa tới 110 gram carbs và 5 gram chất xơ. Hàm lượng carbohydrate ở nho khô cao (gấp khoảng 3 lần so với nho tươi), điều này có thể khiến lượng đường trong máu không ổn định. Và nó đúng cho tất cả các loại trái cây sấy khô.
Cũng theo tiến sĩ Anju Sood - nhà dinh dưỡng học tại Bangalore: "Nếu ăn uống có kiểm soát, trái cây khô có thể không có hại cho lượng đường trong máu của bạn, nhưng quả tươi thì vẫn an toàn hơn và tốt hơn. Ví như hạnh nhân không có hàm lượng đường cao và mang lại nhiều lợi ích về sức khỏe."
Trái cây là nguồn cung cấp vitamin và khoáng chất quan trọng cho cơ thể, như vitamin C và kali, tuy nhiên bệnh nhân tiểu đường nên tránh ăn trái cây sấy.
Thay vào đó người bị tiểu đường nên ăn các loại trái cây ít đường như các loại quả mọng tươi hoặc táo nhỏ, vừa tốt cho sức khỏe vừa duy trì ổn định mức đường huyết.
Hoa quả nào tốt cho người bị tiểu đường?
Trái cây khô nhiều đường thì chắc chắn không tốt cho người mắc bệnh tiểu đường, tuy nhiên trái cây khô có chỉ số đường huyết thấp là lựa chọn tốt nhất cho người mắc bệnh đái tháo đường. Vì các loại thực phẩm này chỉ có tác động nhỏ đến lượng đường trong máu, và vẫn tốt cho sức khỏe.
Các loại trái cây có chỉ số đường huyết thấp, không chứa thêm đường như: mận khô, táo khô và mơ khô. Ví như bạn nên ăn 1/4 cốc quả vả tây (sung ngọt) khô có chỉ số đường huyết trung bình tốt cho sức khỏe hơn là ăn 1/4 cốc chà là hoặc nho khô bởi chúng có chỉ số đường huyết cao.
Bên cạnh đó, người bị tiểu đường cũng nên lựa chọn trái cây tươi để có mức đường trong máu tối ưu. Đặc biệt, nên chọn những loại quả có hàm lượng GI thấp. Chỉ số Glycemic (GI) là một xếp hạng tương đối của carbohydrate trong thực phẩm theo cách chúng ảnh hưởng đến lượng đường trong máu. Carbs có giá trị GI thấp (thấp hơn hoặc bằng 55) sẽ được tiêu hóa, hấp thu và chuyển hóa từ từ dẫn đến tăng glucose trong máu cũng từ từ.
Một cách nữa để giúp ngăn ngừa hạ đường huyết là bệnh nhân đái tháo đường luôn luôn nên mang theo một món ăn nhẹ có chứa carbohydrate nhất định. Để ngăn ngừa hạ đường huyết hoặc lượng đường trong máu thấp trong trường hợp bạn không thể ăn đúng bữa đã định sẵn. Điều này đặc biệt quan trọng nếu bạn đang dùng Insulin hoặc thuốc điều trị bệnh đái tháo đường dạng uống.
Theo Hiệp hội Đái tháo đường Hoa Kỳ, thì việc ăn 2 thìa canh nho khô sẽ giúp điều trị hạ đường huyết vì nho khô chứa carbohydrate đơn giản và chứa nhiều đường hơn các loại trái cây sấy khô khác. Và bạn cũng hoàn toàn có thể tiêu thụ bất kỳ loại trái cây sấy khô nào như một bữa ăn nhẹ chứa carbohydrate.
Sự nguy hiểm ẩn sau căn bệnh đái tháo đường mà nhiều người chưa biết
Đừng nghĩ việc ăn trái cây khô không ảnh hưởng đến bệnh tiểu đường. Căn bệnh này nguy hiểm hơn chúng ta nghĩ. Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), đái tháo đường sẽ là nguyên nhân gây tử vong xếp thứ 7 vào năm 2030. Khi mà số người mắc bệnh tiểu đường đã tăng từ 108 triệu trong năm 1980 lên 422 triệu người vào năm 2014. Những con số này đáng lo ngại này dường như còn trở nên tồi tệ hơn sau mỗi năm.
Tiểu đường là một rối loạn được đánh dấu bởi nồng độ glucose trong máu cao. Nguyên nhân chính là do tuyến tụy không sản xuất đủ insulin hoặc khi cơ thể không thể sử dụng hiệu quả lượng insulin mà nó tạo ra. Có nhiều loại bệnh tiểu đường khác nhau; type 1, type 2, type 3. Bệnh tiểu đường có thể là do di truyền, hoặc là kết quả của một lối sống ít vận động hoặc thói quen ăn kiêng. Tiểu đường thai kỳ là một dạng đường trong máu cao gây ảnh hưởng đến phụ nữ mang thai. Bệnh tiểu đường cũng có liên quan đến việc tăng nguy cơ béo phì, đau tim và đột quỵ. Chẩn đoán muộn và thiếu nhận thức về bệnh có thể khiến cho việc quản lý bệnh tiểu đường trở nên khó khăn hơn.
Với những ai quan tâm đến sức khỏe của mình, nhất là những người bị tiểu đường thì chắc chắn cần ghi nhớ thông tin này. Để từ nay khi có ai đó thắc mắc trái cây khô có tốt cho người mắc bệnh tiểu đường không, chúng ta hoàn toàn có thể cho họ một lời khuyên và những thông tin chính xác giúp họ bảo vệ tốt sức khỏe của mình trong mọi trường hợp.
Xem thêm:
- Uống một chai soda mỗi ngày có thể gây tiền đái tháo đường
- Quả xoài có công dụng hạ glucose máu, phòng bệnh đái tháo đường
- 10 dấu hiệu cảnh báo bệnh đái tháo đường