Tổng quan về quá trình mang thai dành cho bà mẹ mang thai lần đầu

Quá trình mang thai là một trải nghiệm tuyệt vời và đặc biệt vô cùng đối với các bà mẹ, khi mang thai, nhất là mang thai ở lần đầu tiên, mẹ thường lo lắng và thắc mắc rất nhiều thứ, như là thời gian mang thai thực tế là bao lâu, ốm nghén như thế nào, tăng cân ra sao...?

Tổng quan về quá trình mang thai dành cho bà mẹ mang thai lần đầu Tổng quan về quá trình mang thai dành cho bà mẹ mang thai lần đầu

Quá trình mang thai là một trải nghiệm tuyệt vời và đặc biệt vô cùng đối với các bà mẹ, khi mang thai, nhất là mang thai ở lần đầu tiên, mẹ thường lo lắng và thắc mắc rất nhiều thứ, như là thời gian mang thai thực tế là bao lâu, ốm nghén như thế nào, tăng cân ra sao...?

Tổng quan về quá trình mang thai cho các bà mẹ

Thời gian mang thai

Theo dân gian, thời gian mang thai theo kinh nghiệm là khoảng 9 tháng 10 ngày. Tuy nhiên theo quan điểm của y học hiện đại, dựa vào cách tính tuổi thai chính xác mà thời gian mang thai có thể là 40 tuần (được tính từ kỳ kinh nguyệt cuối cùng đến khi sinh) hoặc 38 tuần (tính từ thời điểm trứng được thụ tinh đến khi sinh). Mặc dù vậy, thời gian mang thai của mỗi sản phụ là không giống nhau, mà thời gian này còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác như là: tuổi tác, cơ địa. chế độ chăm sóc... Vì thế thời gian sinh con sẽ dao động vào khoảng từ 7-10 ngày trước hoặc sau ngày dự sinh của bạn.
vicare.vn-tong-quan-ve-qua-trinh-mang-thai-danh-cho-ba-me-mang-thai-lan-dau-body-1

Mang thai bao lâu thì ốm nghén

Ốm nghén là một hiện tượng thường xuất hiện trong những tháng đầu tiên của thai kỳ và thường là xảy ra ngay sau ngày các mẹ nhận thấy mình ngừng hành kinh, điều đó có nghĩa là biểu hiện của ốm nghén sẽ bắt đầu xảy ra vào khoảng 14 ngày đầu thai kỳ. Bởi vì lúc này hormone đã tác động đến thai kỳ, ngăn cản quá trình rụng trứng dẫn đến chu kỳ kinh tạm thời chấm dứt và cơ thể mẹ bước vào 9 tháng mang thai với những dấu hiệu đầu tiên do thay đổi nội tiết tố.

Các triệu chứng ốm nghén cụ thể mà mẹ có thể sẽ gặp phải như là buồn nôn, nôn ọe, mệt mỏi và sợ mùi thức ăn... và tùy theo từng bà mẹ mức độ ốm nghén lại khác nhau. Triệu chứng ốm nghén có thể sẽ khiến mẹ bầu cảm thấy khó chịu và đôi khi lo lắng nhưng mẹ có thể yên tâm vì những biểu hiện của ốm nghén đều là dấu hiệu cho thấy thai kỳ của mẹ ổn định và thường mẹ bầu bị ốm nghén sẽ ít bị sẩy thai hơn so với các bà bầu khác.

Bao lâu thì mẹ bầu hết nghén?

Tuy rằng tình trạng ốm nghén có thể xảy ra ở hầu hết mẹ bầu nhưng biểu hiện ở mỗi mẹ bầu lại khác nhau. Có mẹ bầu sẽ chỉ ốm nghén trong từ 4-6 tuần thai kỳ đầu tiên nhưng cũng có mẹ bị ốm nghén đến tận từ tuần thứ 8-12 của thai kỳ. Ngoài ra có một số trường hợp đặc biệt mẹ bầu có thể bị ốm nghén suốt cả thai kỳ của mình vì thế nếu như mẹ có bị ốm nghén kéo dài thì cũng đừng quá lo lắng, đây vẫn là một hiện tượng bình thường của cơ thể thôi.
vicare.vn-tong-quan-ve-qua-trinh-mang-thai-danh-cho-ba-me-mang-thai-lan-dau-body-3

Khi nào có thể nghe thấy tim thai?

Ngay từ tuần thứ 6-7 thai kỳ, bằng các phương tiện siêu âm hiện đại, bác sĩ đã có thể giúp mẹ nghe thấy được tim thai của con. Lúc này, bác sĩ sẽ đặt máy nghe trên bụng bạn, nơi mà được phỏng đoán là tim thai để giúp bạn nghe thấy nhịp tim của con mình. Tuy nhiên, trong nhiều trường bạn có thể sẽ nghe thấy tim thai muộn hơn vào khoảng từ tuần thứ 8-10 của thai kỳ.

Cho đến khi thai nhi từ tuần thứ 20 trở đi, tim thai lúc này đã đập mạnh mẽ rồi vì thế lúc này bạn chỉ cần dùng tai nghe bình thường là đã có thể nghe thấy được nhịp tim của con. Hoặc người bố có thể chỉ cần cuộn một tờ giấy cứng đặt tai sát vào và đặt lên bụng bầu là cũng có thể nghe được nhịp tim của con yêu. Nhịp tim đập nghe được càng to và dễ dàng chứng tỏ là thai nhi của đang rất khoẻ mạnh và phát triển bình thường.


Trong quá trình mang thai mẹ tăng bao nhiêu cân?


Mỗi người phụ nữ là một cá thể riêng biệt và duy nhất. Các yếu tố như gen di truyền, giới tính, tuổi tác, môi trường, chế độ ăn uống, lối sống cũng như đặc điểm hệ tiêu hóa của mỗi người đều sẽ tác động đến cân nặng của người đó trong suốt cuộc đời, trong quá trình mang thai cũng vậy.

Thông thường, theo khuyến cáo một người phụ nữ chỉ nên tăng 10-15 kg trong suốt 40 tuần của thai kỳ và ít nhất phải tăng 3 kg trong suốt thai kỳ của mình. Trong trường hợp mang đa thai hoặc là có các biến chứng thai kỳ thì có thể sẽ tăng hơn. Trong 3 tháng đầu tiên, nhiều bà bầu sẽ tăng cân nhẹ, nhưng cũng có người bị sụt cân vì ốm nghén cộng với việc thay đổi trong khẩu phần ăn khiến các bà mẹ không thích nghi kịp. Tuy nhiên, ở 6 tháng tiếp theo hầu hết các bà bầu đều dần dần lấy lại được cân nặng ban đầu và bắt đầu tăng cân nhanh trở lại.

Mức tăng cân lý tưởng trong suốt thai kỳ mà bà mẹ có thể tham khảo là:

  • 3 tháng đầu tiên: 900gr – 1.8kg

  • 3 tháng giữa: 500gr/ tuần, tương đương với 5-6kg trong 3 tháng

  • 3 tháng cuối: Khoảng 500gr/ tuần, tương đương với 3-5kg trong 3 tháng

Như vậy, qua bài viết này, HoiBenh đã giới thiệu đến mẹ một số thông tin quan trọng mà mẹ cần biết về quá trình mang thai của mình. Mong rằng với bài viết này mẹ đã có thêm kiến thức cho mình từ đó chủ động hơn trong thai kỳ của mình.
>>> Xem thêm: 4 thắc mắc thường gặp khi mang thai lần đầu mẹ bầu không biết hỏi ai