Tổng quan về bệnh Parkinson và những điều cần lưu ý

Bệnh lý Parkinson là một rối loạn thoái hoá của hệ thần kinh trung ương gây ảnh hưởng đến tình trạng cử động, thăng bằng và kiểm soát cơ của bệnh nhân. Người mắc phải căn bệnh này thường phải đối mặt với việc rối loạn chức năng tự trị, có vấn đề về nhận thức. Hiện nay vẫn chưa có thuốc điều trị, theo Tiến sĩ Bobby, Trung tâm tư vấn thần kinh Aster Medcity cho biết, chính vì ...

Tổng quan về bệnh Parkinson và những điều cần lưu ý Tổng quan về bệnh Parkinson và những điều cần lưu ý

Bệnh lý Parkinson là một rối loạn thoái hoá của hệ thần kinh trung ương gây ảnh hưởng đến tình trạng cử động, thăng bằng và kiểm soát cơ của bệnh nhân. Người mắc phải căn bệnh này thường phải đối mặt với việc rối loạn chức năng tự trị, có vấn đề về nhận thức. Hiện nay vẫn chưa có thuốc điều trị, theo Tiến sĩ Bobby, Trung tâm tư vấn thần kinh Aster Medcity cho biết, chính vì không thể chữa khỏi căn bệnh này nên việc phát hiện sớm và can thiệp kịp thời là biện pháp tốt nhất giúp người bệnh có thể cải thiện chức năng vận động của mình.

Nguyên nhân gây ra bệnh

Hiện nay y học vẫn chưa biết rõ nguyên nhân gây ra bệnh Parkinson, nhưng nhận thấy ở người mắc bệnh, hàm lượng dopamin trong cơ thể giảm đi đáng kể. Dopamin là chất dẫn truyền thần kinh thuộc nhóm catecholamin (gồm có: dopamin, noradrenalin, adrenalin) tập trung nhiều ở vùng hạch đáy (basal ganglia) của não. Dopamin đóng vai trò quan trọng trong việc cử động và phối hợp các động tác của cơ thể. Khi các tế bào sản sinh ra dopamin bị thoái hoá hay chết đi, gây nên sự thiếu hụt dopamin trong cơ thể và đây chính là yếu tố nguy cơ gây ra bệnh Parkinson.

vicare.vn-tong-quan-ve-benh-parkinson-va-nhung-dieu-can-luu-y

Ngoài ra còn có một số yếu tố thuận lợi như:

- Thường tiếp xúc với thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ.

- Có tiền sử về chấn thương vùng đầu, viêm não.

- Có bệnh xơ vữa động mạch...

Một số biểu hiện của bệnh Parkinson

1. Tính cách thay đổi

Bộ não thường chịu trách nhiệm về suy nghĩ, hành xử, nhìn nhận và phản ứng với các tình huống nhất định trong cuộc sống tất cả hình thành nên tính cách của mỗi con người. Bất kỳ sự thay đổi trong tính cách nào cũng có thể là nguyên nhân sớm của bệnh Parkinson. Người mắc bệnh này hay xuất hiện tình trạng căng thẳng hay mệt mỏi về tinh thần nhưng lại dễ bị bỏ qua.

2. Chậm chạm trong phối hợp các hoạt động

Đây là một trong những dấu hiệu điển hình khi mới mắc bệnh Parkinson. Bất cứ những thay đổi tư thế nào như khi quay đầu, quay người lại, với, cài khuy, buộc dây giày... người bệnh thường làm với tốc độ chậm, không rõ ràng. Nhiều người cho rằng đây là dấu hiệu của tuổi già, người bệnh thường phản ứng chậm với các hành động có mục đích. Nhưng thực tế nó cũng là dấu hiệu sớm của căn bệnh thoái hóa thần kinh này.

vicare.vn-tong-quan-ve-benh-parkinson-va-nhung-dieu-can-luu-y

3. Giảm cảm giác về mùi

Ở giai đoạn đầu của bệnh Parkinson, nó thường ảnh hưởng đến khứu giác của con người người. Trong các nghiên cứu về căn bệnh Parkinson, người mắc bệnh hoặc có nguy cơ mắc bệnh không có khả năng phân biệt mùi dưa chua, mùi cay, hoặc các mùi thối... Họ không phân biệt được rõ ràng hoặc khứu giác ngày càng suy giảm khi bệnh nặng.

4. Hay xuất hiện các vấn đề đường ruột

Tình trạng táo bón hoặc các vấn đề về tiêu hóa rất phổ biến, đặc biệt với người lớn tuổi. Nguyên nhân có thể do chế độ ăn thiếu chất xơ, uống ít nước, nhưng cũng không nên bỏ qua, đây là một dấu hiệu cho thấy sự xuất hiện của bệnh Parkinson.

5. Đau vai

Triệu chứng này thường bị nhầm lẫn với các bệnh xương khớp, đối với người già, việc loãng xương, mất xương càng dễ nghi ngờ là nguyên nhân hơn do bệnh Parkinson. Khi đau xương khớp do Parkinson kéo dài, kể cả khi có sự can thiệp của y tế như dùng thuốc. Nếu người bệnh dùng thuốc mà không thấy đỡ cần phải nghi ngờ mình mắc bệnh Parkinson.

vicare.vn-tong-quan-ve-benh-parkinson-va-nhung-dieu-can-luu-y

6. Mệt mỏi

Nếu bạn cảm thấy mệt mỏi thường xuyên, ngay cả khi bạn mới có một giấc ngủ say, bạn cũng cần phải tìm nguyên nhân gây ra chứng mệt mỏi cho mình. Nếu mệt mỏi đi kèm với một trong những dấu hiệu sớm của bệnh Parkinson tốt nhất là bạn nên đến gặp bác sĩ để nhận được những đánh giá chính xác nhất.

7. Run nhẹ

Khi bệnh đã tiến triển, run thường xuất hiện, nó có thể xảy ra ở bất cứ bộ phận nào trên cơ thể như tay, chân, đầu.... Ở giai đoạn đầu, người bệnh chỉ thấy xuất hiện các triệu chứng run nhẹ ở các ngón tay, ngón tay cái, cằm, môi.... Bên cạnh đó, bạn có thể gặp co giật nhẹ và run khi bạn cố gắng để ngồi hoặc co giật tay chân ...

8. Rối loạn giấc ngủ

Người mắc nệnh Parkinson cũng có những dấu hiệu về thần kinh như rối lọan giấc ngủ, trầm cảm, lo âu... Nếu gặp phải những bất thường này hãy tìm đến bác sĩ chuyên khoa thần kinh.

>>> Xem thêm: Dấu hiệu cảnh báo sớm của bệnh Parkinson

vicare.vn-tong-quan-ve-benh-parkinson-va-nhung-dieu-can-luu-y

Diễn biến của bệnh Parkinson

Theo Bác sĩ Đức Hiền, bệnh Parkinson bao gồm những giai đoạn sau:

- Giai đoạn 1: bệnh chỉ ảnh hưởng một bên cơ thể.

- Giai đoạn 2: bệnh gây ảnh hưởng 2 bên cơ thể nhưng không gây rối loạn thăng bằng.

- Giai đoạn 3: mất ổn định tư thế, dễ té ngã nhưng tự đi lại được.

- Giai đoạn 4: di chuyển hạn chế với sự giúp đỡ.

- Giai đoạn 5: không đứng được, kể cả khi có sự giúp đỡ (tàn phế).

Nếu không điều trị, từ khi phát hiện bệnh đến khi tàn phế hoàn toàn khoảng 7 năm, nhưng nếu được điều trị thì thời gian này có thể kéo dài đến 14 năm và tuổi thọ trung bình của bệnh nhân sẽ tăng khoảng 5 năm. Bệnh parkinson còn gọi là bệnh liệt rung, là bệnh do suy thoái chức năng của hệ thống thần kinh. Bênh thường gặp ở người trên 50 tuổi và đa số là đàn ông, với tỷ lệ mắc bệnh là 1/500. Người mắc bệnh Parkinson thường gặp nhiều khó khăn trong cuộc sống sinh hoạt hàng ngày và có thể dẫn đến trầm cảm.

Các phương pháp điều trị bệnh

Dược sĩ Mai Xuân Dũng cho biết hiện nay y học vẫn chưa có thể trị hết bệnh Parkinson nhưng giúp ngăn chặn quá trình phát triển bệnh qua các phương pháp sau:

1. Phương pháp vật lý trị liệu

Trong giai đoạn đầu của bệnh Parkinson, viêc áp dụng phương pháp vật lý trị liệu giúp cải thiện đáng kể khả năng vận động và nâng đỡ về mặt tinh thần cho bệnh nhân.

vicare.vn-tong-quan-ve-benh-parkinson-va-nhung-dieu-can-luu-y

2. Phương pháp dùng thuốc

Levodopa là thuốc chủ yếu dùng để điều trị bệnh Parkinson và RLS. Việc sử dụng levodopa sẽ giúp cho người bệnh giảm bớt những triệu chứng và cải thiện chất lượng cuộc sống. Levodopa là tiền chất của dopamin. Khi vào cơ thể, levodopa vượt qua được hàng rào máu não và chuyên hoá than h dopamin (dopamin không vượt qua được hàng rào máu não nên không thể sử dụng trực tiếp).

Tuy nhiên ở ngoại biên, levodopa bị các enzym decarboxylase chuyển hóa thành dopamin, nên levodopa thường được phối hợp với các chất ức chế enzym này như carbidopa, benserazid với các chế phẩm như: sinemet (levodopa + carbidopa), madopar (levodopa + benserazid). Để tăng hiệu quả điều trị, levodopa thường được phối hợp với các thuốc sau đây:

- Amantadin là thuốc điều trị virut cúm týp A2 nhưng còn đuợc sử dụng trong điều trị bệnh Parkinson. Amantadin giúp kích thích sự phóngthích dopamin nội sinh.

- Các thuốc chủ vận dopamin (dopamine agonists) gồm cóbromocriptin, pergolid, pramipexole...kích thích trực tiếp lên các thụ thểdopaminergic.

- Các thuốc kháng tiết cholin: gồm có trihexyphenidyl, benzatrophine, procyclidine... Hiện nay các thuốc này ít được sử dụng trong điều trị bệnh Parkinson.

Tuy nhiên các loại thuốc trên chỉ mang tính chất tham khảo, còn để thực hiện người bệnh cần có sự hướng dẫn của các bác sĩ sau khi thăm khám và kết luận.

3. Phương pháp ngoại khoa

Phương pháp ngoại khoa được sử dụng khi các phương pháp trên không mang lại hiệu quả điều trị như mong muốn. Việc phẫu thuật não sẽ cải thiện đáng kể các triệu chứng run, cứng đơ... của người mắc bệnh Parkinson.

Một số cơ sở điều trị bệnh Parkinson

1. Bệnh viện Ngoại Thần kinh Quốc tế

Bệnh viện chuyên khoa Ngoại Thần kinh quốc tế là bệnh viện chuyên khoa Ngoại thần kinh đầu tiên tại Việt Nam. Bệnh viện nhận khám và điều trị các bệnh lý thuộc chuyên khoa Ngoại thần kinh, Nội thần kinh, Chấn thương chỉnh hình. Với đội ngũ nhân sự bao gồm các Phó Giáo sư, Tiến sĩ, Thạc sĩ, Bác sĩ chuyên khoa cấp I chuyên khoa Ngoại thần kinh, Nội thần kinh (Điều trị các bệnh động kinh; Điều trị Parkinson; Điều trị tâm thần phân liệt; Điều trị rối loạn giấc ngủ...), Chấn thương chỉnh hình... có nhiều chuyên môn và giàu kinh nghiệm.

vicare.vn-tong-quan-ve-benh-parkinson-va-nhung-dieu-can-luu-y

Bệnh viện Ngoại Thần kinh Quốc tế nhận thực hiện các kỹ thuật chẩn đoán y khoa chụp CT-Scan não, cột sống, ngực, bụng, chụp MRI não, cột sống, vú, tim, mạch máu, ngực, bụng, khớp gối, khớp háng, khớp vai, đo điện cơ (E.M.G), điện thế gợi, điện não, siêu âm xuyên sọ, siêu âm tổng quát, siêu âm tim, mạch máu, xét nghiệm tổng quát máu, nước tiểu bằng hệ thống máy xét nghiệm sinh hóa, miễn dịch tự động. Bệnh viện hoạt động 24/24h - Cấp cứu ngoại viện 24/24h.

- Địa chỉ: Số 65A Lũy Bán Bích, Phường Tân Thới Hòa, Quận Tân Phú, Hồ Chí Minh

- Lịch là việc: Thứ Hai - Thứ Bảy: từ 6 giờ đến 20 giờ - Chủ nhật: từ 7 giờ 30 đến 17 giờ

2. Bệnh viện Nguyễn Tri Phương

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương là nơi đầu tiên của Việt Nam thực hiện phương pháp phẫu thuật kích thích não sâu để điều trị cho người bệnh Parkinson không còn đáp ứng với điều trị nội khoa bằng thuốc tây. Bệnh viện đã phẫu thuật thành công cho rất nhiều trường hợp bị bệnh Parkinson, rối loạn trương lực cơ hoặc bệnh run khác... Hầu hết các trường hợp đều cho kết quả tốt, không có biến chứng, người bệnh Parkinson có thể giảm liều thuốc điều trị từ 60-80%, giảm được tình trạng run, cứng cơ.

vicare.vn-tong-quan-ve-benh-parkinson-va-nhung-dieu-can-luu-y

Với những trang thiết bị hiện đại, Bệnh viện đã giải quyết được những trường hợp khó trong chuyên ngành thần kinh. Các Bác sĩ chuyên khoa Thần kinh rất tinh thông trong các lĩnh vực chuyên sâu như: Parkinson, u não, bệnh lý mạch máu não, bệnh lý cột sống, chấn thương sọ não, phẫu thuật thần kinh chức năng...

Địa chỉ: Số 468 Nguyễn Trãi, phường 8, Quận 5, Hồ Chí Minh

3. Bệnh viện Trung ương quân đội 108

Bệnh viện Trung ương quân đội 108 trực thuộc Bộ Quốc phòng Việt Nam là bệnh viện tuyến cuối của quân đội ở khu vực phía Bắc. Bệnh viện được thành lập ngày 1 tháng 4 năm 1951.

Khoa nội thần kinh của Bệnh viện có chức năng thu dung, điều trị các bệnh về chuyên ngành thần kinh như đau cột sống, thoát vị đĩa đệm cột sống, tai biến mạch máu não, tăng huyết áp, vữa xơ động mạch, loạn thần kinh chức năng, động kinh, Parkinson, viêm đa dây thần kinh, viêm não tuỷ, các bệnh thoái hoá hệ thần kinh, xơ cột bên teo cơ, nhược cơ, xơ não tuỷ rải rác... Đồng thời đây cũng là cơ sở đào tạo sau đại học ở bậc học Tiến sĩ chuyên ngành Thần kinh, tham gia đào tạo BSCKI, BSCKII của bệnh viện.

- Địa chỉ: Số 1 Trần Hưng Đạo, phường Bạch Đằng, Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội

- Lịch làm việc: Thứ Hai - Thứ Bảy: từ 7 giờ đến 17 giờ 30

Nguồn: Theo Sức khỏe và đời sống

>>> Xem thêm: Kinh nghiệm đi khám tại Bệnh viện Trung Ương Quân đội 108