Tìm hiểu về tình trạng ốm nghén của bà bầu
Bạn đang mang thai đứa con đầu lòng hay là lần mang thai thứ hai và ốm nghén làm cho bạn khó chịu, mệt mỏi. Làm thế nào để hạn chế biểu hiện ốm nghén là điều mà tất cả các chị em trong quá trình mang thai đều rất quan tâm.
Tìm hiểu về tình trạng ốm nghén của bà bầu
Bạn đang mang thai đứa con đầu lòng hay là lần mang thai thứ 2 và ốm nghén làm cho bạn khó chịu, mệt mỏi. Làm thế nào để hạn chế biểu hiện ốm nghén là điều mà tất cả các chị em trong quá trình mang thai đều rất quan tâm. Bài viết này sẽ cung cấp tới bạn những kiến thức về nguyên nhân, nguy cơ, cách điều trị tình trạng ốm nghén.
Nguyên nhân gây nên tình trạng ốm nghén ở phụ nữ mang thai
Ốm nghén là tình trạng chung của hầu hết phụ nữ mang thai trong ba tháng đầu. Biểu hiện của tình trạng ốm nghén như: buồn nôn, nôn, mệt mỏi... Nguyên nhân chính của tình trạng ốm nghén này sự thay đổi nội tiết tố khi mang thai khiến cơ thể trở nên nhạy cảm hơn với các yếu tốc tác động từ bên ngoài. Nồng độ hormone gonadotropin và hormone estrogen tăng nhanh trong suốt giai đoạn đầu của thai kì được cho là nguyên nhân chủ yếu gây nên cảm giác buồn nôn, nôn và kéo theo sự nhạy cảm khác của cơ thể phụ nữ khi mang thai.
- Tăng sự nhạy cảm của khứu giác và vị giác: khi ngửi thấy một mùi, nếm thử những vị mới hay kể cả những mùi vị thân thuộc cũng làm cơ thể khó chịu và cảm giác buồn nôn.
- Gia tăng sự nhạy cảm của hệ tiêu hóa: sự thay đổi hormone cũng khiến cho việc tiêu hóa gặp vấn đề với những tác động khác lại từ bên ngoài. Bộ máy tiêu hóa sẽ lập tức loại bỏ các tác nhân gây khó chịu này.
Ngoài ra, vấn đề tâm lý khi mang thai của phụ nữ cũng được cho là nguyên nhân của bệnh ốm nghén. Phụ nữ khi mang thai thường có suy nghĩ mặc định rằng ốm nghén buồn nôn là biểu hiện của việc mang thai. Chính vì điều này gây ảnh hưởng tới suy nghĩ và tạo cảm giác buồn nôn nhiều hơn cho họ.
Nguy cơ xấu khi tình trạng ốm nghén nặng và kéo dài
Theo khoa học chứng minh rằng ốm nghén không gây bất kì ảnh hưởng nào tới sự phát triển của em bé. Nhưng nếu tình trạng nôn mửa kéo dài và không ăn được bất kì gì thì cơ thể của bà mẹ mang thai sẽ bị mất nước, mất điện giải và thiếu chất dinh dưỡng.
Việc này sẽ vừa gây nguy hiểm tới tính mạng người mẹ vừa ảnh hưởng xấu tới sự phát triển trí não và cân nặng của thai nhi. Vì vậy khi tình trạng ốm nghén như vậy xảy ra, bạn nên đến khám bác sĩ chuyên khoa sản để được điều trị và tư vấn giúp giảm thiệu tình trạng như vậy tiếp diễn.
>>> Xem thêm: Ốm nghén nặng khiến mẹ bầu giảm cân phải làm sao?
Cách điều trị trứng ốm nghén khi mang thai
Việc ốm nghén trong quá trình mang thai là điều không thể tránh khỏi. Tùy vào sức khỏe và cơ địa của từng người mà triệu trứng có mức độ nặng nhẹ khác nhau. Nhưng nếu việc ốm nghén trở nên nghiêm trọng thì có thể điều trị bằng một số loại thuốc chống buồn nôn như: doxylamine, metoclopramide, mirtazapine,... kèm vitamin B6 để giảm thiệu tình trạng ốm nghén.
Việc sử dụng thuốc cần phải có trị định của bác sĩ cề loại thuốc, liều lượng và thời gian sử dụng, tuyệt đối không dùng bất kì loại thuốc nào nếu không có chỉ định của bác sĩ. Bạn cũng có thể thực hiện một số biện pháp dưới đây để giảm cảm giác khó chịu do ốm nghén gây nên:
- Ăn ít và ăn thành nhiều bữa trong ngày
- Tránh các loại thực phẩm có mùi, vị làm bạn có cảm giác buồn nôn
- Ngủ và nghỉ ngơi đúng giờ, khoa học
- Chọn một chế độ dinh dưỡng hợp lí, đầy đủ dưỡng chất: protein, chất xơ, vitamin...
- Nếu tình trạng ốm nghém nặng, bạn có thể tìm đến các phương pháp y học cổ truyền như: bấm hoạt, xoa bóp.
Ốm nghén đem lại sự khó chịu, mệt mỏi cho các bà mẹ mang thai. Tùy vào tình trạng mà mỗi bà mẹ lại nghén - ốm nghén khác nhau. Đa phần cảm giác buồn nôn, mệt mỏi, chán ăn là hiện tượng phổ biến trong giai đoạn đầu thai kì. Nhưng nó sẽ nhanh chóng chấm dứt sau khoảng 3 đến 4 tháng mang thai. Bạn có thể yên tâm và vượt qua giai đoạn này để chào đón đứa con thân yêu của mình.