Tìm hiểu về những bệnh da liễu thường gặp ở vùng kín chị em?
Vùng kín của chị em phụ nữ là một vùng rất đặc biệt và nhạy cảm, thường dễ mắc các bệnh viêm nhiễm nếu không được vệ sinh sạch sẽ. dưới đây là những bệnh da liễu thường gặp ở vùng kín chị em.
Tìm hiểu về những bệnh da liễu thường gặp ở vùng kín chị em?
Vùng kín của chị em phụ nữ là một vùng rất đặc biệt và nhạy cảm, thường dễ mắc các bệnh viêm nhiễm nếu không được vệ sinh sạchưới đây là những bệnh da liễu thường gặp ở vùng kín chị em.
Vùng kín là gì?
Vùng kín của chị em hay còn gọi là âm hộ, là một vùng da nhạy cảm rất dễ bị kích ứng hoặc nhiễm trùng gây ra các tình trạng ngứa ngáy khó chịu, đôi khi đi kèm với cảm giác đau rát.
Âm hộ hay còn gọi là cửa mình, là bộ phận sinh dục có chứa nhiều lớp tác dụng bảo vệ bên ngoài để bảo vệ cơ quan sinh dục và đường tiết niệu ở bên trong.
Cấu trúc của âm hộ bao gồm :
- Môi lớn : là các nếp gấp bên ngoài, thường có lông mu bao phủ bên ngoài và chứa một lớp mỡ có công dụng làm lớp đệm.
- Môi bé : môi bé có da mỏng, có màu sẫm hơn môi lớn và nằm ở phía trong môi lớn
- Âm vật : là một khối mô nhỏ cứng dài khoảng 1,5cm nằm ở giữa và phía trên của âm hộ, đây là nơi nhạy cảm nhất của người phụ nữ, tập trung khoảng 8000 đầu dây thần kinh, thường đem lại khoái cảm tình dục nhiều nhất tại điểm này.
- Tầng sinh môn : nằm giữa âm đạo và hậu môn, khi sinh con thường phải rạch tầng sinh môn để thai nhi dễ dàng ra ngoài hơn.
- Tuyến Bartholin : thuộc cơ quan sinh dục ngoài, nằm ở cửa âm đạo vị trí 4 giờ và 8 giờ. Chức năng của tuyến này là tiết ra chất nhầy, giữ cho vùng sinh dục ngoài được bôi trơn khi giao hợp và giữ ẩm.
- Xương mu : nằm ở vị trí dưới phía trước xương chậu, nằm giữa 2 vùng bẹn.
- Lỗ liệu đạo : là ống dẫn nước tiểu từ bàng quang ra khỏi cơ thể
- Màng trinh : là lớp màng mỏng nằm bên trong âm đạo nữ giới, cách miệng âm đạo 2-3 cm
Những bệnh da liễu thường gặp ở vùng kín chị em
Chàm âm hộ
Chàm là một bệnh do cơ địa, ở những vùng da khác nhau trên cơ thể, chàm sẽ gây tổn thương bề mặt da , khiến da khô, nứt nẻ, tạo thành các mảng đỏ và làm bong các mảng da khô, làm da ngày càng mỏng đi.
Tuy nhiên chàm ở âm hộ thường khác so với chàm thông thường, khởi phát với một chu kì ngứa gãi, sau đó dẫn tới viêm da lichen mãn tính ( là một dạng viêm da mãn tính do có sự xuất hiện của các vùng da dày lên, ngứa rất khó chịu )
Nếu chàm xuất hiện ở vùng da âm đạo, cạnh môi bé thường gây rát và xót.
Một số trường hợp chàm ở âm hộ xuất hiện ở giai đoạn sớm
Nguyên nhân chưa được xác định rõ ràng nhưng chàm ở âm hộ thường khởi phát sau khi tiếp xúc với một kích ứng hoặc một tác nhân gây dị ứng như :
- Băng vệ sinh
- Chất bôi trơn
- Các loại khăn lau, bông tắm không đảm bảo vệ sinh
- Các chất tẩy rửa hoặc khử mùi
- Dịch tiết âm đạo, mồ hôi và nước tiểu
- Vệ sinh âm đạo không đúng cách, thụt rửa quá sâu.
- Một số chất gây dị ứng như : benzocaine, neomycin, clorhexidine, propylene glycol,...
Khi bị chàm âm hộ, bạn cần vệ sinh âm hộ thật cẩn thận và đúng cách nếu không sẽ làm nặng thêm tình trạng bệnh.
Khi mới bắt đầu có các triệu chứng bạn có thể sử dụng thuốc mỡ corticoid bôi tại chỗ, ngày 2 lần trong thời gian 2-4 tuần, sau đó giảm dần số lần bôi.
Các trường hợp bệnh nặng hoặc mãn tính, có thể sử dụng thuốc bôi corticoid liều mạnh trong một liều trình ngắn, cần tuân thủ theo các hướng dẫn của bác sĩ
Trong quá trình điều trị nên hạn chế tối đa gãi hoặc sử dụng các dung dịch tẩy rửa, khử mùi tại vùng âm hộ
Vảy nến ở âm hộ
Khi các tế bào da tăng sinh quá nhanh, tạo thành các mảng vảy bám, bị viêm và đỏ lên.
Vảy nến ở âm hộ thường là dạng các mảng da màu hồng có viền, thường ảnh hưởng đến vùng da ở môi lớn trong âm đạo, có thể gây nhiễm trùng hoặc khó chịu cho người bệnh
Bạn không nên sử dụng các loại nguyên liệu như than đá, vitamin hoặc anthralin để điều trị vảy nến ở âm hộ vì điều này khiến bệnh ngày càng nặng lên.
Với những trường hợp xuất hiện các triệu chứng như trên, bạn nên đến gặp các bác sĩ phụ khoa để được tư vấn và điều trị đúng với tình trạng bệnh của bạn nhất. Nếu bị nhiễm trùng do da bị nứt nẻ, bạn có thể phải dùng một số loại kháng sinh, chống viêm hoặc thuốc chống nấm.
Không nên mặc quần áo quá chật chội hay bó sát, vì điều này sẽ gây ra mồ hôi, tạo môi trường ẩm ướt, tăng nguy cơ nhiễm trùng da
Bệnh lichen phẳng ở âm hộ
Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do hoạt động quá mức của hệ miễn dịch gây ra, có thể gây ảnh hưởng đến các vùng da ở âm hộ, âm đạo hay trong miệng và các bề mặt da khác.
Triệu chứng phổ biến nhất ở bệnh lichen phẳng âm hộ là đau và nóng rát, có thể xuất hiện ở dạng hoa văn màu nhạt hoặc hồng , đôi khi có màu trắng. nếu da ở vùng âm hộ bị tổn thương, vùng bị bong tróc sẽ bị đỏ và ẩm.
Bệnh này khiến cho âm đạo và dịch âm đạo có màu vàng và dính, gây đau khi quan hệ. theo thời gian có thể làm biến dạng âm hộ và trong một số trường hợp có thể làm môi bé của người bệnh hoàn toàn biến mất
Để chẩn đoán người bệnh cần làm các xét nghiệm cận lâm sàng, đặc biệt là sinh thiết da, các bác sĩ cũng sẽ dựa trên các dấu hiệu lâm sàng để đánh giá tình trạng bệnh.
Khi điều trị thường dùng các loại kem bôi steroid mạnh, tuy nhiên bệnh này thường dai dẳng và hay tái phát.
Bệnh cũng có thể khởi phát do một số nguyên nhân khác như dị ứng với một số loại thuốc thiazide diuretics, thuốc chẹn beta blockers, thuốc ức chế ACE, một số loại kháng sinh và thuốc chống sốt rét.
Hãy luôn chắc chắn rằng bạn sẽ nói với các bác sĩ những loại thuốc bạn đã sử dụng gần đây trước khi bác sĩ điều trị cho bạn.
Bệnh lichen xơ hóa ở âm hộ
Còn có tên gọi khác là bệnh bạch biến âm hộ. là một rối loạn viêm da, có thể xảy ra ở nhiều vùng trên cơ thể nhưng thường xuất hiện ở âm hộ và hậu môn phụ nữ mãn kinh.
Những phụ nữ bị vảy nến có nguy cơ mắc bệnh này cao hơn bình thường.
Triệu chứng ban đầu là ngứa, thường rất khó chịu và có thể gây ảnh hưởng đến sinh hoạt và lao động hàng ngày.
Trong giai đoạn đầu của bệnh, các bác sĩ sẽ theo dõi các mảng da màu trắng có thể có các vùng da bị rách hoặc chảy máu do gãi. Khi bệnh tiến triển nặng có thể hình thành các sẹo ở vùng âm hộ, các mô co nhỏ lại.
Bệnh thường được chẩn đoán dựa trên các dấu hiệu lâm sàng là chủ yếu ngoài ra có thể dùng tới sinh thiết da.
Điều trị thông thường sử dụng thuốc mỡ corticoid mạnh trong vài tuần sau đó giảm liều dần, bạn nên đến cơ sở khám bệnh để thường xuyên kiểm tra lại và đánh giá mức độ tiến triển của bệnh.
Cách vệ sinh vùng kín đúng cách
Vệ sinh vùng kín đúng cách không phải ai cũng biết hay có những hiểu biết đầy đủ về vấn đề này. Việc vệ sinh sai cách có thể làm chết đi các vi khuẩn có lợi ở vùng âm đạo, tạo môi trường thuận lợi cho các vi khuẩn có hại xâm nhập và gây bệnh
- Vệ sinh trong những ngày bình thường
- Sau khi đi tiểu cần lau khô bằng giấy vệ sinh hoặc khăn mềm, không để vùng kín ẩm ướt
- Đồ lót thay ra phải giặt ngay, không giặt chung với đồ của người khác, không ngâm
- Đồ lót giặt xong cần phơi khô, phơi ngoài nắng
- Không dùng băng vệ sinh hàng ngày thường xuyên, có thể gây lên các viêm nhiễm ở vùng âm đạo
- Dùng nước sạch để rửa vùng kín, lưu ý không thụt rửa quá sâu vào trong âm đạo
- Vệ sinh trong những ngày hành kinh
- Nên mặc quần lót ôm sát tương đối để giữ miếng băng vê sinh, nhưng không nên mặc quần quá chật, sẽ gây cảm giác khó chịu.
- Cần thay băng vệ sinh thường xuyên, không để quá lâu, tạo môi trường cho vi khuẩn phát triển.
- Không nên rửa bên trong âm đạo để tránh nhiễm trùng và có thể làm tổn thương đến âm đạo.
- Không ngâm mình trong bồn tắm, không thụt rửa vào âm đạo mà chỉ lau rửa bộ phận sinh dục ngoài bằng nước sạch.
Các bệnh da liễu ở vùng kín thường xảy ra rất phổ biến, các chị em cần có những kiến thức cơ bản để bảo vệ mình và phát hiện sớm nhất tình trạng bệnh nhằm điều trị kịp thời.
Xem thêm:
- Tại sao vùng kín của chị em có mùi hôi tanh?
- Tại sao càng chăm sóc kỹ vùng kín càng dễ sinh bệnh?
- Ngứa vùng kín và đi tiểu nhiều là mắc bệnh lý gì? Có nguy hiểm không?