Tìm hiểu về các triệu chứng dị ứng nước hoa
Nếu bạn hắt hơi khi ngửi thấy mùi nước hoa hay nước xịt khử phòng, bạn có thể đã bị dị ứng mùi hương mà phổ biến nhất là dị ứng nước hoa. Cùng tìm hiểu một số triệu chứng dị ứng nước hoa để có cách phòng tránh hiệu quả hơn. Về mặt khoa học, những hương thơm trong nước hoa thực chất không gây dị ứng (allergy) mà chúng là các chất kích thích rất nhạy cảm với cơ thể. Dị ứng là cơ chế tạo kháng thể IgE kích thích phản ứng miễn dịch của cơ thể đối với một tác nhân gây dị ứng như phấn hoa hoặc lông động vật nuô
Tìm hiểu về các triệu chứng dị ứng nước hoa
Nếu bạn hắt hơi khi ngửi thấy mùi nước hoa hay nước xịt khử phòng, bạn có thể đã bị dị ứng mùi hương mà phổ biến nhất là dị ứng nước hoa. Cùng tìm hiểu một số triệu chứng dị ứng nước hoa để có cách phòng tránh hiệu quả hơn.
Về mặt khoa học, những hương thơm trong nước hoa thực chất không gây dị ứng (allergy) mà chúng là các chất kích thích rất nhạy cảm với cơ thể. Dị ứng là cơ chế tạo kháng thể IgE kích thích phản ứng miễn dịch của cơ thể đối với một tác nhân gây dị ứng như phấn hoa hoặc lông động vật nuôi trong nhà. Quá trình IgE chống lại các tác nhân dị ứng có thể gây viêm và làm chúng ta chảy nước mắt, nước mũi. Sự nhạy cảm (sensitivity) với các chất kích thích, mặt khác, không kích thích phản ứng miễn dịch của cơ thể nhưng bằng cách nào đó vẫn khiến chúng ta có những biểu hiện như khi bị dị ứng: chảy nước mắt, nước mũi, ngửi nước hoa bị đau đầu,... Thông thường, nói ai đó bị “dị ứng nước hoa” tức là người đó bị nhạy cảm hoặc dị ứng với các thành phần hóa học có trong loại nước hoa đó.v
Triệu chứng, biểu hiện của dị ứng nước hoa thường thấy
Chúng ta có thể mắc hai loại dị ứng mùi hương- dị ứng hô hấp với các biểu hiện ở mắt, mũi và dị ứng theo mùa biểu hiện ở dị ứng da. Xịt nước hoa bị dị ứng có thể gây ra các triệu chứng sau:
- Ngửi nước hoa bị đau đầu
- Khó thở, thở khò khè
- Cảm giác tức ngực
- Hen suyễn trở nên nặng hơn
- Chảy nước mắt, nước mũi
- Hắt hơi sổ mũi
- Xịt nước hoa bị đỏ da
- Xịt nước hoa bị nóng da
- Đau mỏi cơ
- Mất khả năng tập trung
- Sưng hoặc phù mạch
- Chóng mặt và buồn nôn
Cách chữa dị ứng nước hoa
Chữa dị ứng nước hoa bằng cách xem kỹ các thành phần hóa học trong nước hoa
Điều đầu tiên để chữa dị ứng nước hoa đó là tránh sử dụng các sản phẩm có chứa mùi thơm nhạy cảm. Cần cẩn thận xem kỹ bao bì sản phẩm để chọn những sản phẩm có ghi “không có chất tạo mùi thơm” (fragrance free) hoặc “không mùi” (unscented) mặc dù những loại bao bì này không thực sự đáng tin tưởng. Những sản phẩm bạn cần xem kỹ các thành phần hóa học bao gồm:
- Kem dưỡng da
- Chất khử mùi cơ thể
- Xà phòng
- Các sản phẩm chăm sóc da
- Các chất giặt, tẩy rửa
- Chất làm mềm vải
- Một số chất khử mùi để lau dọn ở nhà
Chữa dị ứng nước hoa bằng cách thử độ dị ứng
Các bác sĩ da liễu hoặc dị ứng có thể gợi ý những sản phẩm an toàn tùy theo mức độ dị ứng của mỗi người đối với các loại hóa chất. Độ dị ứng sẽ được đo bằng việc sử dụng những tấm dán có tẩm các chất hóa học tạo mùi hương khác nhau. Nếu dương tính với một loại chất nào đó chứng tỏ người đó bị dị ứng với những sản phẩm có chứa chất tạo mùi hương đó. Tuy nhiên, việc này không thực sự luôn luôn hiệu quả bởi bao bì trên nhiều sản phẩm hiếm khi ghi rõ ràng từng loại chất hóa học thành phần trong sản phẩm tạo mùi đó.
Chữa dị ứng nước hoa ở nơi công sở
Hiện nay các nhân viên công sở đang ngày càng trở nên nhạy cảm, dị ứng với các mùi hương. Một số công ty đã ngừng sử dụng những chất làm mát không khí tạo mùi, thay vào đó, họ sử dụng những sản phẩm lau dọn vệ sinh không có mùi để làm giảm sự xuất hiện của các chất hóa học trong môi trường làm việc khép kín. Nếu bản thân bạn là một người dị ứng mùi hương, bạn cần nhắn trước với các đồng nghiệp của mình về điều này để họ tránh sử dụng hoặc hạn chế sử dụng các sản phẩm có mùi khi có mặt bạn
Xem thêm :
- Cách xử lý khi bị dị ứng nước hoa hồng chị em nên biết
- Những phản ứng dị ứng côn trùng bạn nên biết
- 4 tác nhân gây dị ứng da bạn cần biết