Tìm hiểu thuật ngữ âm tính và dương tính trong xét nghiệm máu là gì?
Khi đi làm xét nghiệm máu, bác sĩ thường trả kết quả xét nghiệm cho bệnh nhân với 2 thuật ngữ âm tính và dương tính. Nhiều người thắc mắc không biết âm tính là gì, dương tính là gì, âm tính là có bệnh hay không có bệnh. Bài viết này, HoiBenh sẽ cùng bạn tìm hiểu về âm tính và dương tính trong xét nghiệm máu.
Tìm hiểu thuật ngữ âm tính và dương tính trong xét nghiệm máu là gì?
Xét nghiệm máu là gì?
Xét nghiệm máu là một trong những xét nghiệm vô cùng quan trọng, cung cấp những chỉ số cần thiết giúp các bác sĩ chẩn đoán và phát hiện ra nhiều bệnh lý: các bệnh về máu, bệnh tiểu đường, mỡ máu, viêm gan B, HIV, ...
Thời điểm tốt nhất để làm xét nghiệm trong ngày là vào buổi sáng. Trong vòng 12 tiếng trước khi xét nghiệm máu, bạn cần phải nhịn ăn, không được uống sữa, nước ngọt, nước hoa quả, các loại nước có chất kích thích như cà phê, không hút thuốc lá. Những loại thức ăn và chất kích thích này sẽ khiến kết quả xét nghiệm không chính xác.
Tuy nhiên, không phải xét nghiệm nào cũng phải nhịn đói. Một số bệnh nhân cần kiểm tra đường huyết thì phải nhịn đói khi làm xét nghiệm như tiểu đường, tim mạch, gan mật còn xét nghiệm máu của những bệnh khác như HIV, suy thận, cường giáp, Alzheimer của người già,...thì không cần nhịn đói.
Dương tính, âm tính là gì trong xét nghiệm máu?
Kết quả xét nghiệm máu thường gói gọn trong 2 dạng kết luận: dương tính và âm tính. Đây là khái niệm dùng để chỉ kết luận của một số loại xét nghiệm có tính định tính. Ý nghĩa của hai từ này tùy thuộc vào loại xét nghiệm và nghiệm pháp để cho người bệnh biết họ có bệnh hay không.
“Âm tính” nghĩa là không bị bệnh, không có bệnh và không mắc bệnh. Ngược lại, kết quả xét nghiệm dương tính chỉ cho bạn biết bạn có nguy cơ mắc bệnh.
Với nhiều loại bệnh, xét nghiệm máu chỉ là xét nghiệm sàng lọc hay hỗ trợ chẩn đoán chứ không phải là xét nghiệm khẳng định. Nếu bạn muốn biết chính xác mình có bị mắc bệnh hay không thì phải làm thêm các xét nghiệm khác. Trên thực tế, nhiều trường hợp khỏe mạnh tình cờ xét nghiệm tổng quát và nhận kết quả dương tính, sau đó chạy chữa lung tung mà không tiến hành thêm các xét nghiệm khác khiến tiền mất tật mang. Nguyên nhân là do kết quả “dương tính giả” vẫn có thể xảy ra. Vì vậy, nếu nghi ngờ về kết quả xét nghiệm, bạn nên kiểm tra nhiều lần để có kết quả đối chứng.
Cách phân biệt “Âm tính” và “Dương tính”
Theo thống kê không chính thức từ các nghiên cứu xã hội học cho thấy khoảng 55%-60% người được hỏi không biết ý nghĩa của xét nghiệm Âm tính và Dương tính dù đây là một thuật ngữ phổ biến trong y học hiện đại. Trên thực tế, bạn có thể dễ dàng phân biệt và hiểu 2 khái niệm này. Một số người nhầm tưởng dương tính là tốt còn âm tính là có bệnh. Thực chất, “âm tính” là không bị bệnh, còn “dương tính” là mắc bệnh.
“Âm tính” nghĩa là không phát hiện thấy chất gây bệnh hay yếu tố nguy cơ đối với tình trạng sức khỏe hiện tại của bạn.
“Dương tính” nghĩa là bạn có nguy cơ bị mắc bệnh, đã tiếp xúc hoặc bị phơi nhiễm nguồn bệnh trong quá khứ.
Ví dụ: Nếu kết quả xét nghiệm là “Âm tính với virus viêm gan siêu vi B” nghĩa là bạn không mắc bệnh viêm gan B. Ngược lại, bạn bị viêm gan B nếu kết quả là “Dương tính với virus viêm gan siêu vi B”.
Phân biệt được hai thuật ngữ “Âm tính” và “Dương tính” sẽ giúp bạn bớt hoang mang và chuẩn bị tâm lý sẵn sàng khi nhận được kết luận của bác sĩ.
Giới thiệu địa chỉ xét nghiệm uy tín tiện lợi
Xét nghiệm tại nhà HoiBenh Home
Tầm quan trọng của xét nghiệm là khỏi phải bàn cãi, nhưng nhiều người vẫn e ngại đi xét nghiệm do nhiều nguyên nhân như:
- Mệt mỏi khi phải xếp hàng lấy số quá lâu ở bệnh viện?
- Không được tư vấn kĩ càng do bệnh viện luôn ở tình trạng quá tải?
- Rất dễ lây nhiễm vi khuẩn, virus từ các bệnh nhân khác?
- Có thể phải làm các xét nghiệm không cần thiết, xét nghiệm thừa?
Vậy tại sao bạn không đặt xét nghiệm tại nhà? Với phương thức này, bạn sẽ nhận được tận tay kết quả xét nghiệm mà không cần phải đi lại, không cần xếp hàng chờ đợi cũng không phải làm thủ tục hành chính.
Đến với HoiBenh Home, khách hàng sẽ được hưởng nhiều lợi ích như:
Mẫu xét nghiệm được xử lý bằng phòng lab Đại học Y Hà Nội. HoiBenh Home là đối tác độc quyền của Bệnh viện Đại học Y Hà Nội và hợp tác với các bệnh viên trung ương khác, là những nơi có lợi thế tuyệt đối về năng lực chuyên môn y tế. Các bệnh viện đối tác đều có dàn thiết bị xét nghiệm tối tân nhất cả nước, vận hành bởi đội ngũ kỹ thuật viên giàu kinh nghiệm, đào tạo chính quy. Các bác sĩ tham gia khám và chẩn đoán là các giáo sư, tiến sĩ đầu ngành
HoiBenh Home cung cấp dịch vụ lấy mẫu và trả kết quả tận nơi, thủ tục đơn giản và nhanh chóng, tiết kiệm cho bạn nhiều tiếng đồng hồ chờ đợi mệt mỏi. Ngoài ra kết quả được trả cả qua email và tra cứu trên website, tối ưu hóa thời gian chờ kết quả.
Viêm gan siêu vi B, C, ung thư (vú, cổ tử cung, tiền liệt tuyến, gan, đường tiêu hóa, buồng trứng, phổi...), tang huyết áp, tiểu đường, loãng xương, rối loạn mỡ máu, suy thận... là những căn bệnh nguy hiểm nhưng lại diễn tiến âm thầm. Thông thường, đến khi phát hiện, bệnh đã quá nặng. Tuy nhiên, nếu được phát hiện sớm, có thể điều trị hiệu quả và mang lại kết quả tốt cho sức khỏe về sau. Vậy nên còn chần chừ gì nữa mà không đăng kí ngay xét nghiệm tổng quát định kì để phát hiện và điều trị bệnh kịp thời?
Hiện HoiBenh Home cung cấp Gói xét nghiệm tổng quát tại nhà đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Cam kết không chỉ định thừa. Chi phí hoàn toàn minh bạch. Và HoiBenh Home tuyệt đối không có phụ phí, ẩn phí; chỉ tính phí dịch vụ xét nghiệm tại nhà.
- Giá gói xét nghiệm tổng quát của HoiBenh Home đề xuất (mẫu được phân tích tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương): 937,000 đồng
- Tổng giá = Phí xử lý mẫu xét nghiệm + Giá xét nghiệm + Phí km tăng thêm
- Phí xử lý : 30.000đ
- Phí km tăng thêm : 5.000đ x (n-5) với n là số km tính từ Đại học Y Hà Nội tới địa chỉ lấy mẫu
Đia chỉ: Số 1 Tôn Thất Tùng, Trung Tự, Đống Đa, Hà Nội
Điện thoại: (024)73.049.779 - 0984999501 (Giờ trực: 6-22h)
Giờ làm việc: Thứ Hai - Thứ Sáu: 06:00 - 15:30; Thứ Bảy: 06:00 - 10:00
Xem thêm:
- Xét nghiệm HIV dương tính giả có hay không?
- Xét nghiệm HIV âm tính sau 12 tuần liệu có đáng lo?