Tìm hiểu sự giống và khác nhau về bệnh lậu cấp tính và mạn tính

Bệnh lậu được chia thành hai giai đoạn cấp tính và mạn tính. Ở giai đoạn cấp tính việc điều trị sẽ dễ dàng hơn so với giai đoạn mạn tính. Do vậy việc phân biệt 2 giai đoạn của bệnh để điều trị sớm là vô cùng quan trọng. Bài viết sau sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn về bệnh lậu cấp tính và bệnh lậu mạn tính.

Tìm hiểu sự giống và khác nhau về bệnh lậu cấp tính và mạn tính Tìm hiểu sự giống và khác nhau về bệnh lậu cấp tính và mạn tính

Bệnh lậu là một trong những bệnh lây truyền qua đường tình dục phổ biến nhất. Bệnh được chia thành hai giai đoạn cấp tính và mạn tính. Ở giai đoạn cấp tính việc điều trị sẽ dễ dàng hơn so với giai đoạn mạn tính. Do vậy việc phân biệt 2 giai đoạn của bệnh để điều trị sớm là vô cùng quan trọng. Bài viết sau sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn về bệnh lậu cấp tính và bệnh lậu mạn tính.

Bệnh lậu là bệnh gì?

Bệnh lậu là bệnh do vi khuẩn lậu Neisseria gonorrhoeae gây ra. Đây là những vi khuẩn hình hạt cà phê, xếp thành từng đôi nên gọi là song cầu khuẩn. Bệnh có thể lây nhiễm cho cả nam và nữ, chủ yếu do quan hệ tình dục không an toàn và còn có thể truyền từ mẹ sang con trong quá trình sinh nở. Ngoài ra bệnh còn có thể lây nhiễm khi tiếp xúc với các vật dụng hàng ngày của người bệnh.

Bệnh lậu cấp tính và bệnh lậu mạn tính có gì giống nhau

Bệnh lậu sau khoảng 1 đến 2 tuần có những biểu hiện ban đầu của bệnh lậu cấp tính mà không được chữa trị, bệnh lậu sẽ chuyển sang giai đoạn mạn tính.

Nguyên nhân: Dù là bệnh lậu cấp hay mạn thì nguyên nhân của nó cũng đều do vi khuẩn lậu gây ra do quan hệ tình dục không an toàn hoặc do tiếp xúc trực tiếp. Và các bạn cũng cần chú ý rằng bất cứ giai đoạn nào cả lậu cấp và mạn đều có thể lây truyền.

Triệu chứng tiểu buốt, tiểu rắt, đau khi giao hợp: Trong giai đoạn cấp hay mạn thì đều có tiểu buốt, tiểu rắt, đau khi giao hợp, tuy nhiên mức độ của triệu chứng sẽ khác nhau ở mỗi giai đoạn.

vicare.vn-tim-hieu-su-giong-va-khac-nhau-ve-benh-lau-cap-tinh-va-man-tinh-body-1

Triệu chứng của bệnh lậu cấp tính

Trong bệnh lậu cấp tính triệu chứng ở nam và nữ có sự khác biệt như sau:

Ở nam giới

Sau thời gian ủ bệnh khoảng từ 2- 6 ngày, hầu hết các trường hợp có triệu chứng của viêm niệu đạo cấp tính với biểu hiện như sau:

  • Đau dọc theo niệu đạo, nóng, rát, khi đi tiểu, tiểu buốt, tiểu rắt, buồn tiểu liên tục, nước tiểu đục, khai nồng nặc, đôi khi đi tiểu ra máu.
  • Đau khi quan hệ tình dục, đau bụng dưới, lan ra sống lưng.
  • Sưng tấy ở lỗ sáo, niệu đạo, dương vật, chảy mủ từ niệu đạo của dương vật.
  • Nếu quan hệ theo đường miệng, hậu môn thì có biểu hiện triệu chứng đau họng, có vết loét, sưng tấy ở khoang miệng, chảy mủ ở hậu môn.

Ở nữ giới

Triệu chứng lậu ở nữ giới rất kín đáo. Vì vậy, ít có triệu chứng biểu hiện cấp tính của bệnh lậu. Thường gặp ở dạng nhiễm lậu không triệu chứng, thể cấp thường phối hợp viêm niệu đạo cấp với viêm cổ tử cung. Người bệnh có thể thấy có triệu chứng tiểu rắt, đau vùng xương mu sau khi giao hợp. Khám sẽ thấy, cổ tử cung, âm hộ, âm đạo viêm tấy đỏ, có mủ.

Triệu chứng bệnh lậu mạn tính

Sau giai đoạn cấp tính không được phát hiện và điều trị bệnh sẽ chuyển sang mạn tính với những biểu hiện như sau:

Ở nam giới

Biểu hiện thường là những triệu chứng như ở giai đoạn cấp tính nhưng thường nhẹ hơn rất nhiều. Ngoài ra người bệnh còn xuất hiện các triệu chứng như đau lưng, mất cảm giác ở phần sinh dục, xuất tinh về đêm, trong tinh dịch thường có lẫn máu,....dương vật thường xuyên chảy mủ khiến người bệnh khó chịu. Người bệnh dễ mắc những bệnh kèm theo như viêm niệu đạo, viêm ống dẫn tinh, viêm bao quy đầu, viêm mào tinh...

Ở nữ giới

Đa số bệnh chuyển sang giai đoạn mạn tính ngay từ đầu, ở nữ bệnh thường kín đáo, có rất ít triệu chứng ngoài dấu hiệu ra khí hư màu vàng. Bệnh đôi khi gây viêm cả hậu môn do mủ chảy vào hậu môn. Một số ít trường hợp có thể xuất hiện tiểu rắt, đau vùng xương mu sau khi giao hợp.

Biến chứng của bệnh lậu

Bệnh lậu nếu không được điều trị kịp thời, dứt điểm, bệnh có thể gây ra các biến chứng như:

  • Đối với nam giới: Gây hẹp niệu đạo dẫn đến tiểu khó, bí tiểu rất khó chịu. Nhiều trường hợp chít hẹp niệu đạo phải thông tiểu nhiều lần dẫn gây ra viêm đường tiết niệu ngược dòng dẫn tới viêm mào tinh hoàn, viêm tuyến tiền liệt...rất khó điều trị và có thể dẫn tới vô sinh.
  • Đối với nữ giới: Bệnh gây viêm âm hộ, viêm các tuyến ở vùng âm hộ, viêm âm đạo tạo thành các túi mủ. Bệnh làm tăng nguy cơ sảy thai và dễ lây cho con sau khi sinh đặc biệt là gây viêm kết mạc mắt sơ sinh ở trẻ, có thể dẫn đến mù lòa.

Một số rất ít trường hợp vi khuẩn lậu vào máu gây nhiễm khuẩn huyết.

vicare.vn-tim-hieu-su-giong-va-khac-nhau-ve-benh-lau-cap-tinh-va-man-tinh-body-2

Điều trị bệnh lậu

Bệnh lậu có thể chữa khỏi hoàn toàn khi được phát hiện sớm và người bệnh tuân thủ đúng theo phác đồ điều trị của bác sĩ. Bệnh lậu chữa bằng thuốc kháng sinh có thể dùng đường uống, thuốc tiêm. Khi bệnh tại giai đoạn cấp tính việc chữa tương đối đơn giản. Nếu để căn bệnh bước qua giai đoạn mạn tính việc chữa cần chữa trong thời gian dài mới mong đạt được hiệu quả.

Ngoài sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ các bạn cũng cần chú ý vệ sinh bộ phận sinh dục sạch sẽ, kiêng quan hệ trong thời gian điều trị và đặc biệt cần điều trị đồng thời với bạn tình, vợ/chồng thì mới đạt hiệu quả cao nhất.

Xem thêm:

  • Triệu chứng bệnh lậu ở nam và nữ
  • Thời gian ủ bệnh lậu ở nữ giới như thế nào?
  • Khám bệnh lậu bao gồm khám những gì?