Tiểu gấp, tiểu nhiều lần, không kiểm soát: Coi chừng bàng quang tăng hoạt

Hội chứng bàng quang tăng hoạt là một thể rối loạn chức năng bàng quang do tăng co thắt cơ bàng quang quá mức và thường xuyên kết hợp với mất tương hợp hoạt động bàng quang. Tuy hội chứng này không nguy hiểm nhưng gây khó chịu cho bệnh nhân, gây trở ngại trong sinh hoạt, học tập và công tác hàng ngày.

Tiểu gấp, tiểu nhiều lần, không kiểm soát: Coi chừng bàng quang tăng hoạt Tiểu gấp, tiểu nhiều lần, không kiểm soát: Coi chừng bàng quang tăng hoạt

Tiểu gấp, tiểu nhiều lần, tiểu không kiểm soát: Coi chừng hội chứng bàng quang tăng hoạt. HoiBenh sẽ giúp các bạn tìm hiểu kĩ hơn về hội chứng bàng quang tăng hoạt trong bài viết dưới đây.

Sinh lí hội chứng bàng quang tăng hoạt

Quá trình đi tiểu bình thường đòi hỏi sự toàn vẹn của hệ thần kinh, cả thần kinh trung ương và thần kinh giao cảm và sự hoạt động bình thường của cơ bàng quang (cơ detrusor) và cơ thắt niệu đạo (cơ thắt niệu đạo trong là cơ trơn, cơ thắt niệu đạo ngoài là cơ vân). Khi các tổ chức này bị tổn thương sẽ dẫn đến các rối loạn bài xuất nước tiểu từ bàng quang.

Nếu tổn thương hệ thần kinh chi phối tiểu tiện thì toàn bộ tiến trình đi tiểu bị ảnh hưởng. Nếu một phần trong hệ thần kinh trung ương bị tổn thương, bao gồm vỏ não thùy thái dương, cầu não, tuỷ sống, sẽ gây ra rối loạn chức năng đi tiểu như bí tiểu cấp tính, bàng quang tăng hoạt gây đái dầm ngắt quãng. Nếu thần kinh cùng, và thần kinh ngoại vi chi phối bàng quang bị tổn thương gây liệt mềm cả cơ bàng quang và các cơ thắt niệu đạo trong sẽ gây ra đái dầm liên tục.

Tiểu không kiểm soát có thể do nguyên nhân rối loạn chức năng bàng quang hoặc cơ thắt niệu đạo hay cả hai. Bàng quang tăng hoạt (bàng quang co thắt) thường biểu hiện những triệu chứng của tiểu gấp không kiểm soát ngắt quãng, còn nếu cơ thắt giảm hoạt động (giảm trương lực) thì có triệu chứng tiểu không kiểm soát gắng sức. Sự kết hợp của tăng hoạt cơ bàng quang và bất hoạt cơ thắt có thể đưa đến triệu chứng hỗn hợp.

HoiBenh.vn-tieu-gap-tieu-nhieu-lan-khong-kiem-soat-coi-chung-bang-quang-tang-hoat-body-2
Sinh lí hội chứng bàng quang tăng hoạt

Nguyên nhân gây bàng quang tăng hoạt

Các triệu chứng của bàng quang tăng hoạt xảy ra do nhiều nguyên nhân. Các nguyên nhân này gây co thắt cơ bàng quang quá mức và mất phối hợp hoạt động giữa cơ bàng quang và cơ thắt niệu đạo như:

  • Rối loạn thần kinh trong bệnh Parkinson, đột qụy, bệnh xơ hóa tủy, tổn thương tủy sống do chấn thương, bệnh tiểu đường...
  • Những bất thường trong bàng quang, chẳng hạn như các khối u hoặc sỏi bàng quang.
  • Các yếu tố gây cản trở dòng chảy từ bàng quang như u xơ tuyến tiền liệt hoặc các tác động điều trị vùng tiểu khung.
  • Uống cà phê hoặc rượu quá mức.
  • Một số trường hợp không xác định được nguyên nhân.

Viêm đường tiết niệu có thể gây ra các triệu chứng rất giống với bàng quang hoạt động quá mức.

Nhận biết hội chứng bàng quang tăng hoạt

Hội chứng bàng quang tăng hoạt thường gặp trên những bệnh nhân tuổi cao, đặc biệt là nữ giới, hoặc có một số yếu tố nguy cơ như bệnh lý thần kinh (Parkinson, đột quỵ), bệnh lý đường tiết niệu (sỏi bàng quang, phì đại lành tính tuyến tiền liệt), mang thai nhiều lần,...

Các dấu hiệu và triệu chứng của bàng quang hoạt động quá mức có thể là:

  • Mót tiểu đột ngột đòi hỏi phải đi tiểu ngay.
  • Khó kiểm soát đi tiểu như khó nhịn tiểu, tiểu són không tự chủ.
  • Đi tiểu nhiều lần trong ngày, thường là tám hay nhiều lần hơn trong 24 giờ.
  • Thường phải đi tiểu đêm hai hoặc nhiều lần trong đêm (nocturia).
  • Trường hợp nặng thì đái dầm ngắt quãng (đái dầm cách hồi)
  • Mặc dù tiểu rắt nhưng không có tiểu buốt nếu không có nhiễm khuẩn đường tiểu dưới. Số lượng nước tiểu trong ngày không quá nhiều (không có đa niệu).

Một số triệu chứng đi kèm như tiểu nhiều lần, tiểu đêm, són tiểu. Không chỉ là một rắc rối của cơ thể, bàng quang tăng hoạt còn làm giảm chất lượng sống.

HoiBenh.vn-tieu-gap-tieu-nhieu-lan-khong-kiem-soat-coi-chung-bang-quang-tang-hoat-body-3
Đi tiểu nhiều lần trong ngày, thường là tám hay nhiều lần hơn trong 24 giờ

Điều trị hội chứng bàng quang

Có 4 phương pháp điều trị hội chứng bàng quang: Biện pháp dùng thuốc, biện pháp không dùng thuốc, biện pháp can thiệp, biện pháp phẫu thuật.Trong đó, biện pháp không dùng thuốc, người bệnh có thể thực hiện được, không tốn kém mà có hiệu quả. Người bệnh cần phải kiên trì,hợp tác thì mới có hiệu quả được.

Biện pháp không dùng thuốc bao gồm các hoạt động thay đổi hành vi sau:

  • Điều chỉnh lượng chất lỏng tiêu thụ: Điều chỉnh số lượng và thời gian tiêu thụ chất lỏng.
  • Tập luyện phản xạ đi tiểu: Bắt đầu tập nhịn thời gian rất ngắn rồi tăng dần, chẳng hạn như 10 phút, và dần dần tập đi tiểu mỗi 3 - 5 giờ.
  • Đi tiểu kép: Những người còn số lượng nước tiểu tồn dư đáng kể cần tập đi tiểu kép, nghĩa là sau khi đi tiểu, chờ một vài phút và sau đó thử lại và dùng tay ép vào bụng phía trên xương mu ở tư thế ngồi (tư thế có súng) để làm trống bàng quang hoàn toàn.
  • Tập đi vệ sinh theo lịch trình: cần có một kế hoạch đi tiểu mỗi 2 - 4 giờ hơn là khi cảm thấy mót đi tiểu.
  • Tập bài tập cơ sàn chậu: Bài tập Kegel tăng cường các cơ sàn chậu và cơ thắt niệu đạo rất quan trọng để giữ nước tiểu ngay cả khi bàng quang và cơ thắt mất tương hợp. Bài tập giúp tăng cường sức mạnh các cơ sàn chậu có thể giúp ngăn chặn các cơn co thắt không tự chủ của bàng quang. Có thể phải mất sáu đến tám tuần trước khi nhận thấy sự khác biệt trong các triệu chứng.
  • Đặt thông bàng quang ngắt quãng: Có thể đặt thông bàng quang định kỳ để tháo nước tiểu trong trường hợp bí tiểu.
  • Dùng tã thấm nước: Có thể dùng tã thấm nếu không kiểm soát được đi tiểu. Ngoài ra, việc sử dụng tã thấm giúp người bệnh không bị giới hạn các hoạt động do triệu chứng són tiểu.

Xem thêm:

  • Cách chữa khỏi bàng quang tăng hoạt
  • Tiểu buốt, tiểu nhiều lần là bệnh gì?
  • Nguyên nhân tiểu đêm nhiều lần ở nam giới