Tiêu chảy cấp là gì? Đừng tử vong vì thiếu hiểu biết

Tiêu chảy cấp gây mất nước và làm cơ thể suy kiệt nhanh chóng. Nếu không cấp cứu kịp thời có thể gây trụy tim, mất mạch, đe dọa đến tính mạng. Trong vụ dịch tiêu chảy cấp cách đây chục năm tại Hà Nội, không ít người đã tử vong vì tiêu chảy cấp. Vậy tiêu chảy cấp là gì?

Tiêu chảy cấp là gì? Đừng tử vong vì thiếu hiểu biết Tiêu chảy cấp là gì? Đừng tử vong vì thiếu hiểu biết

Tiêu chảy cấp gây mất nước và làm cơ thể suy kiệt nhanh chóng. Nếu không cấp cứu kịp thời có thể gây trụy tim, mất mạch, đe dọa đến tính mạng. Trong vụ dịch tiêu chảy cấp cách đây chục năm tại Hà Nội, không ít người đã tử vong vì tiêu chảy cấp. Vậy tiêu chảy cấp là gì?

Tiêu chảy cấp là gì?

Tiêu chảy là tình trạng đi đại tiện phân lỏng với tần suất nhiều lần trong ngày (trên 3 lần/ngày). Tiêu chảy có 2 dạng chính: Tiêu chảy cấp tính - tiêu chảy mạn tính, trong đó dạng tiêu chảy cấp tính (tiêu chảy cấp) đặc biệt nguy hiểm.

Theo Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế), tiêu chảy cấp chỉ hiện tượng đi ngoài phân lỏng với tần suất rất nhiều lần trong ngày (trên 3 lần/ngày) và kéo dài trong vòng 7 ngày. Bên cạnh đi ngoài nhiều lần (phân có thể toàn là nước), người bệnh còn xuất hiện đồng thời tình trạng nôn thốc tháo, đau bụng (dân gian gọi nôm na là “miệng nôn chôn tháo”).

Nếu bị tiêu chảy cấp, bệnh nhân nhanh chóng rơi vào tình trạng mất nước, mất cân bằng điện giải – nếu không được xử lý cấp cứu kịp thời thì người bệnh rất dễ suy kiệt, mất mạch, trụy tim, tử vong nhanh chóng.

vicare.vn-tieu-chay-cap-la-gi-dung-tu-vong-vi-thieu-hieu-biet-body-1

Dấu hiệu nhận biết tiêu chảy cấp

Khi bị tiêu chảy cấp, bệnh nhân sẽ luôn thấy:

  • Đi ngoài nhiều hơn 3 lần trong ngày, phân lỏng dạng nước
  • Khô họng, rất khát nước/thèm nước
  • Nôn ói nhiều
  • Mạch đập nhanh, huyết áp hạ, da nhăn rõ rệt do mất nước
  • Cảm thấy choáng/sốc và mệt mỏi (do chướng bụng, đau ruột, kali trong máu hạ do mất nước)
  • Một số bị sốt, viêm hô hấp (đau họng), đau đầu
  • Bụng đau quặn từng cơn (khi cơn quặn xuất hiện là muốn đi vệ sinh ngay lập tức)

Nguyên nhân gây tiêu chảy cấp

Nhiễm khuẩn là nguyên nhân thường gặp nhất. Khi lợi khuẩn và hại khuẩn trong đường ruột bị mất cân bằng vì các lý do như nhiễm vi khuẩn (chủ yếu là rotavirus ở trẻ dưới 5 tuổi và ở người lớn là do vi khuẩn salmonella/tụ cầu/ tả, lỵ, thương hàn, E.Coli... có trong thức ăn nước uống mất vệ sinh/chưa được nấu chín).

Trong vụ dịch tiêu chảy cấp năm 2009 tại Hà Nội, nguyên nhân được xác định là do trong mắm tôm sống có vi khuẩn gây tiêu chảy.

Vì sao tiêu chảy cấp lại nguy hiểm?

Tiêu chảy cấp không phải tiêu chảy thông thường. Khi bị tiêu chảy cấp, cơ thể rơi vào trạng thái mất nước đột ngột với lượng lớn. Thậm chí càng uống nước để bù nước sẽ càng kích thích tình trạng tiêu chảy vì lúc này cơ thể không có khả năng giữ cân bằng điện giải để điều hòa, hấp thu lượng nước.

Do mất lượng nước lớn một cách đột ngột, cơ thể bị chao đảo/choáng/sốc. Đặc biệt tiêu chảy cấp diễn biến rất nhanh (do người bệnh đi ngoài liên tục, nôn nhiều nên rất mệt và dễ gây choáng). Vì thế, tiêu chảy cấp không phải căn bệnh tiêu chảy thông thường. Đặc biệt với trẻ em – nếu mắc tiêu chảy cấp thì vô cùng nguy hiểm vì cơ thể trẻ còn yếu, khả năng nhận biết và tự điều hòa còn hạn chế, có thể gây suy thận, ngừng tim đột ngột.

Làm gì khi bị tiêu chảy cấp? Nên ở nhà hay đến viện để điều trị

Với tiêu chảy cấp – các chuyên gia khuyến cáo không nên chủ quan điều trị tại nhà. Người bệnh nhân đến khám và điều trị tại các cơ sở y tế càng sớm càng tốt để được hướng dẫn đầy đủ, chính xác. Hiện nay việc điều trị tiêu chảy cấp đã được thực hiện ở các phòng khám/bệnh viện huyện/quận trở lên.

Cách điều trị tiêu chảy cấp phổ biến:

Truyền dịch/bù điện giải

Cách này không điều trị tận gốc nguyên nhân gây tiêu chảy cấp nhưng là bước quan trọng để chống mất nước và điện giải, từ đó giảm co thắt ruột, cải thiện rối loạn hấp thu nước, tạo điều kiện thuận lợi cho các biện pháp điều trị khác.

vicare.vn-tieu-chay-cap-la-gi-dung-tu-vong-vi-thieu-hieu-biet-body-2

Dùng thuốc

Thuốc có tác dụng làm giảm sự co bóp của ruột. Từ đây, nước và chất điện giải trong ruột với tốc độ chậm hơn so với lúc đang bị tiêu chảy cấp. Khi di chuyển chậm sẽ làm tăng hấp thu của nước trong lòng ruột, giúp phân đặc hơn, giảm tình trạng đi ngoài ra nước.

Lưu ý: Việc dùng thuốc chữa tiêu chảy cấp bắt buộc phải theo chỉ định của bác sĩ, không được dùng tùy tiện. Nếu không dùng đúng thuốc sẽ làm tình trạng bệnh nặng thêm (vì thuốc có thể sẽ tiêu diệt các lợi khuẩn còn sót lại trong đường ruột).

Bổ sung các chất tăng khả năng hấp thụ

Là những dưỡng chất đặc biệt làm tăng khả năng hút nước, giảm độ loãng của phân.

Chú ý ăn uống

Người bị tiêu chảy cấp đương nhiên cần ăn uống cẩn thận. Tuy nhiên không cần nhịn/bỏ tất cả các loại thức ăn. Người bệnh vẫn có thể ăn uống bình thường những loại thức ăn dễ tiêu, nấu chín/ thức ăn được cắt nhỏ/thái nhuyễn – tuyệt đối tránh thức ăn nhiều mỡ, tanh, khó tiêu hóa,...

Lưu ý: Khi bị tiêu chảy cấp, không nên dùng nước ngọt có gas/đường và các loại hoa quả (ăn thẳng/dạng ép lấy nước,...) Lý do: Trong hoa quả có lượng đường tự nhiên lớn, không thuận lợi cho việc điều trị tiêu chảy cấp (đường khó tiêu hóa, dễ làm xáo trộn các chất điện giải trong cơ thể).

Tiêu chảy cấp có thể lan rộng thành dịch do vi khuẩn gây nhiễm khuẩn có thể có ở mọi nơi, bản thân người bệnh cũng chính là một nguồn lây. Vì thế, khi bị tiêu chảy cấp cần chú ý cách ly/điều trị dứt điểm. Bệnh nhân ra viện phải được cấy phân để xác định âm tính hoàn toàn. Các trường hợp nhẹ không được chỉ định nằm viện cũng cần đặc biệt chú ý các biện pháp ăn uống, vệ sinh để đảm bảo sức khỏe, môi trường, hạn chế sự lây lan của bệnh.

Cách phòng tránh tiêu chảy cấp hiệu quả

Theo PGS.TS Trần Đáng (nguyên Cục trưởng Cục An toàn vệ sinh thực phẩm, Bộ Y tế), để phòng tránh tiêu chảy cấp cần thực hiện nhiều biện pháp – chủ yếu là vệ sinh sạch sẽ thức ăn, nước uống và môi trường. Cụ thể:

  • Tuân thủ hướng dẫn ăn chín uống sôi, thức ăn đều phải được nấu chín và nước uống cần được đun sôi trước khi sử dụng
  • Giữ vệ sinh bát đũa sạch sẽ (rửa sạch, tráng nước sôi trước khi ăn)
  • Tay rửa xà phòng sạch sau khi đi vệ sinh và trước khi ăn, tuân thủ 7 bước rửa tay chuẩn theo quy trình hướng dẫn của Bộ Y tế
vicare.vn-tieu-chay-cap-la-gi-dung-tu-vong-vi-thieu-hieu-biet-body-3
  • Thực phẩm sống/chín phải để riêng (không để gần nhau), có biện pháp bảo quản cẩn thận, tránh ôi thiu, bụi bặm gây nhiễm khuẩn để trở thành nguồn phát triển sinh sôi của vi khuẩn độc hại
  • Chất thải (phân, nước,...) được xử lý đảm bảo vệ sinh
  • Tuyệt đối tuân thủ các khuyến cáo của Bộ Y tế về việc không ăn tiết canh/rau sống/mắm tôm/mắm tép/gỏi cá/gỏi hải sản/hải sảng sống/nem chua/nước lã
  • Với trẻ em: Tăng cường bú sữa mẹ để nâng cao sức đề kháng; đảm bảo chế độ ăn uống hợp lý để tránh trẻ bị suy kiệt/suy dinh dưỡng
  • Trang bị kiến thức về bệnh để có biện pháp xử lý kịp thời

Phân biệt tiêu chảy cấp với tiêu chảy do ngộ độc

Đã có những dấu hiệu rõ rệt giải thích tiêu chảy cấp là gì, nhưng thực tế có những triệu chứng dễ gay nhầm lần giữa tiêu chảy cấp và tiêu chảy do ngộ độc. Dưới đây là hướng dẫn của Cục Y tế dự phòng(Bộ Y tế) để phân biệt chính xác 2 bệnh này:

vicare.vn-tieu-chay-cap-la-gi-dung-tu-vong-vi-thieu-hieu-biet-body-4

Xem thêm:

  • 4 nguyên nhân hiếm gặp của bệnh tiêu chảy
  • Làm thế nào để biết con bạn có bị tiêu chảy không?
  • Tổng quan về bệnh tiêu chảy nhiễm trùng