Tiểu buốt có mủ là dấu hiệu của bệnh gì?

Triệu chứng này xuất hiện ở Nam và Nữ với những dâu hiệu khác nhau, trong đó ở nam giới thường nặng hơn. Tiểu buốt ra mủ là dấu hiệu của bệnh gì? Có nguy hiểm không? Cách điều trị như thế nào? Bài viết sau đây sẽ tư vấn cụ thể về vấn đề này.

Tiểu buốt có mủ là dấu hiệu của bệnh gì? Tiểu buốt có mủ là dấu hiệu của bệnh gì?

Tiểu buốt ra mủ là dấu hiệu của bệnh gì? Có nguy hiểm không? Cách điều trị như thế nào? Bài viết dưới đây sẽ tư vấn cụ thể về vấn đề này.

Định nghĩa về bệnh tiểu buốt ra mủ

Có rất nhiều nguyên nhân gây bệnh, nhưng nguyên nhân trực tiếp gây ra hiện tượng tiểu buốt có mủ đó chính là do các vi khuẩn vi nấm có hại xâm nhập vào cơ thể. Các vi khuẩn, vi nấm xâm nhập vào cơ thể qua các con đường như: quan hệ tình dục bừa bãi, vệ sinh thân thể không sạch sẽ, tắm rửa ở những nơi có nguồn nước bẩn, mặc đồ chật ẩm ướt hay dùng băng vệ sinh không đảm bảo chất lượng...

Triệu chứng đi tiểu buốt và ra mủ

Triệu chứng này xuất hiện ở Nam và Nữ với những dâu hiệu khác nhau, trong đó ở nam giới thường nặng hơn. Bệnh nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời có thể ảnh hưởng tới tuyến tiền liệt, ống dẫn tinh, tinh hoàn đặc biệt là gây vô sinh. Sau đây là triệu chứng của đi tiểu buốt ra mủ:

Từ 3-5 ngày sau khi lây nhiễm bệnh, người bệnh có triệu chứng tiểu buốt, có thể ra mủ ở lỗ sáo, ban đầu mủ loãng và sau đó đặc dần và có màu trắng đục. Bệnh hay diễn ra vào sáng sớm.

vicare.vn-tieu-buot-co-mu-la-dau-hieu-cua-benh-gi-body-1

Hiện tượng đi tiểu buốt và ra mủ là bệnh gì?

Tiểu buốt có kèm theo hiện tượng ra mủ là một dấu hiệu điển hình của nhiễm trùng ở đường tiết niệu, đặc biệt là nhiễm lậu cầu. Dưới đây là những bệnh thường gặp khi có triệu chứng đi tiểu buốt và ra mủ:

  • Do bệnh lậu: Do song cầu khuẩn gây nên, khi mắc bệnh, nam giới có hiện tượng đau buốt khi đi tiểu kèm theo ra mủ ở đầu dương vật (đặc biệt là vào buổi sáng). Khi thấy có triệu chứng trên nam giới cần đi khám để được điều trị sớm, tránh để bệnh kéo dài khiến cho điều trị khó khăn hơn nữa có thể lây nhiễm cho bạn tình.

  • Viêm niệu đạo: Đi tiểu buốt ở nam giới còn là một triệu chứng của bệnh viêm niệu đạo. Người bệnh có triệu chứng tiểu buốt, tiểu rắt, tiểu khó và xuất hiện mủ.

  • Viêm nhiễm bàng quang: Bàng quang là nơi trữ nước tiểu, vì vậy khi bị viêm nhiễm bàng quang người bệnh sẽ có thể có các triệu chứng: tiểu buốt, tiểu nhiều, lượng nước tiểu ít có lẫn mủ.

  • Viêm hoặc apxe tuyến tiền liệt: Hiện tượng đi tiểu buốt có mủ ở nam giới còn là dấu hiệu của viêm nhiễm hoặc áp xe tuyến tiền liệt. Bệnh thường gặp ở nam giới trung niên và cao tuổi.

  • Viêm mủ bể thận: Nguyên nhân là do bể thận bị bội nhiễm gây ra mủ bể thận hậu phát. Người bệnh có dấu hiệu tiểu khó, buốt và có lẫn mủ trong nước tiểu. Ngoài ra, khi mắc các bệnh về thận khác như lao thận, thân nhiều nang, ung thư thận cũng gây ra các triệu chứng trên.

vicare.vn-tieu-buot-co-mu-la-dau-hieu-cua-benh-gi-body-2

Điều trị hiện tượng tiểu đau buốt và có mủ

Như đã phân tích ở trên, hiện tượng đi tiểu bị đau buốt và có mủ là do rất nhiều bệnh gây ra. Vì vậy, để biết chính xác là bệnh gì, nam giới nên đi khám làm xét nghiệm ngay. HoiBenh chỉ có thể chia sẻ khái quát các điều trị bệnh nếu nam giới đang mắc một số bệnh sau:

- Nếu là bệnh lậu: nam giới có thể điều trị bằng thuốc kháng sinh để giúp làm giảm triệu chứng và giảm đau do. Nếu bệnh nặng các bác sĩ sẽ áp dụng các pháp đồ trị liệu như ở bệnh lậu.

- Nếu là bệnh viêm niệu đạo, bàng quang: bác sĩ sẽ chỉ định những loại thuốc kháng viêm do nấm hoặc do vi khuẩn gây ra sao cho thích hợp để giảm đau buốt và ra mủ. Kết hợp một số loại thuốc đông y, giúp tiểu tiện dễ dàng hơn.

- Viêm và áp xe tuyến tiền liệt sẽ có phác đồ điều trị bằng thuốc, tùy theo trường hợp viêm cấp hay mãn tính tuyến tiền liệt mà các sĩ sẽ đưa pháp đồ trị liệu khác nhau. Thường là điều trị cả tiêm bắp tay và uống thuốc.

Lưu ý: Để điều trị khỏi, nam giới nên đi khám và điều trị sớm, không được tự ý dùng thuốc khi chưa có sự chỉ định của bác sĩ. Bên cạnh việc điều trị, nam giới cần lưu ý những điều sau:

- Ăn uống điều độ, nên ăn nhiều chất xơ, tránh những thực phẩm gây kích thích như: rượu, bia, thuốc lá, đồ cay, nóng...

- Tăng cường uống đầy đủ nước mỗi ngày, ít nhất là 2 lít nước.

- Tránh căng thẳng hoặc làm việc mệt mỏi gây áp lực khiến cho bệnh nặng hơn.

Xem thêm:

  • Đi tiểu buốt và đau bụng dưới có bị sao không?
  • Tiểu buốt sau khi sinh mổ và những điều cần phải biết