Thuốc điều trị rối loạn nhịp tim
Sử dụng thuốc điều trị rối loạn nhịp tim là một trong những phương pháp điều trị rối loạn nhịp tim không xâm lấn phổ biến được áp dụng trong hầu hết mọi trường hợp bệnh nhân. Nhìn chung, các loại thuốc rối loạn nhịp tim đều có tác dụng điều hòa nhịp tim ở mức ổn định và giúp tim co bóp đều đặn hơn.
Thuốc điều trị rối loạn nhịp tim
Các nhóm thuốc điều trị rối loạn nhịp tim
Trong điều trị rối loạn nhịp tim, việc phân loại thành các nhóm thuốc với các tác dụng chính khác nhau dùng cho từng trường hợp cụ thể. Vaughan – Wolliam đã nghiên cứu và tiến hành chia hệ thống thành 4 nhóm thuốc chống rối loạn nhịp tim khác nhau. Cụ thể:
Nhóm I - nhóm thuốc ổn định màng tế bào bằng cách làm châm tốc độ điện thế hoạt động, ức chế dòng Natri nhanh. Trong nhóm thuốc này gồm có 03 nhóm thuốc khác nhau, cụ thể: nhóm thuốc 1a (ức chế co bóp tim), nhóm thuốc 1b (hạn chế sự ức chế co bóp tim), nhóm thuốc 1c (ức chế co bóp tim và hạn chế sự ức chế co bóp tim). Các loại thuốc phổ biến gồm có thuốc Quinidine, thuốc Disopyramid, thuốc Xylocaine, thuốc torcanide, thuốc Flecainid, thuốc Propafenone...
Nhóm II - nhóm thuốc ức chế Beta giao cảm (chẹn Beta giao cảm) tới điện thế hoạt động bằng cách tác động bào tế bào tạo nhịp, giảm nồng độ catecholamine. Tùy thuộc vào nhóm thuốc chọn lọc hoặc không chọn lọc lên cơ tim mà có tác dụng giao cảm nội tại hoặc không. Các loại thuốc phổ biến gồm có thuốc Timolot, Pindolot, Atenolot, Metoprolol, Sectral.
Nhóm III - nhóm thuốc hạn chế sự giảm co bóp của tim bằng cách ức chế kali ra khỏi tế bào bằng cách kéo dài điện thế và thời kỳ trơ (không ảnh hưởng đến tốc độ lên pha 0). Loại thuốc phổ biến là Amidorone.
Nhóm IV - nhóm thuốc ức chế kênh Canxi(chẹnkênh canxi) tác dụng lên dòng Calci qua màng tế bào, ức chế dẫn truyền tự động. Do vậy tác động trực tiếp tới tế bào tạo nút nhĩ thất và làm giảm sự co bóp tim. Các loại thuốc phổ biến gồm có thuốc Verapamin, thuốc Dilren, thuốc Adalat, thuốc Niphedipin.
Những tác dụng phụ thường gặp của thuốc điều trị rối loạn tim mạch
Tùy thuộc vào từng loại thuốc khác nhau, thể trạng sức khỏe, tình trạng thích ứng thuốc mà bệnh nhân gặp phải tác dụng phụ hay không và mức độ nặng nhẹ khác nhau. Dưới đây là những tác dụng phụ phổ biến thường gặp nhất khi sử dụng các loại thuốc điều trị loạn nhịp tim:
- Hoa mắt, chóng mặt: Là triệu chứng nhẹ nhiều bệnh nhân mắc phải do sức khỏe yếu sẵn, lúc này bệnh nhân phần lớn bị tụt huyết áp.
- Gây ho: thông thường các cơn ho khan sẽ xuất hiện sau một thời gian dùng thuốc do thuốc ức chế men chuyển Angiotensin.
- Gây mất nước: Thông thường nhóm thuốc lợi tiểu sẽ tăng sự hoạt động của hệ bài tiết, do vậy bệnh nhân cần cung cấp đủ hoặc nhiều hơn số lượng nước trong ngày (từ 6 – 8 ly).
Những lưu ý khi sử dụng thuốc điều trị rối loạn nhịp tim
Sử dụng thuốc theo đúng hướng dẫn của bác sĩ, không tự úy ngưng sử dụng thuốc hoặc tự ý thêm thuốc dưới bất cứ hình thức nào nếu chưa được phép đồng ý của bác sĩ.
- Thường xuyên theo dõi những diễn biến xảy ra trong quá trình dùng thuốc của cơ thể. Nếu gặp bất cứ tác dụng phụ của thuốc nào có trong hướng dẫn thuốc phải lập tức báo bác sĩ. Trường hợp quá nặng thì ngưng dùng thuốc và tới cơ sở y tế ngay.
- Khi sử dụng các loại thuốc kết hợp chung nhằm tăng sự tương tác thuốc, mang lại hiệu quả cao trong hỗ trợ điều trị bệnh thì cần hỏi ý kiến bác sĩ rồi mới dùng.
- Nếu bạn mắc các chứng bệnh khác do tác dụng phụ của thuốc hoặc các loại bệnh khác song hành cần dùng thuốc thì nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi dùng, kể cả thuốc tây y.
- Hạn chế tuyệt đối các loại thực phẩm, thức uống không tốt cho tim mạch hoặc có thể gây kích ứng khi tương tác với thuốc tây trong cơ thể như các thức uống chứa cồn, thức ăn giàu chất béo xấu, đạm, chiên rán...
- Lưu ý bảo quản thuốc trong nhiệt độ vừa phải (23 -27 độ), thoáng mát và đậy kín thuốc khi không sử dụng.
Các loại thuốc điều trị rối loạn nhịp tim trên đây được sử dụng với liều lượng và thành phần khác nhau với từng đối tượng khác nhau. Hãy đến các cơ sở uy tín thăm khám, kết luận chính xác và chi tiết về bệnh rối loạn nhịp tim của mình và uống thuốc theo kê của bác sĩ là giải pháp an toàn và hiệu quả nhất. Chúc các bạn sức khỏe và hãy truy cập HoiBenh thường xuyên để nâng cao hiểu biết bảo vệ sức khỏe của mình.
Xem thêm:
- Người bị bệnh tim có nên ăn quả đào không?
- Dấu hiệu của bệnh tim mạch bạn không được bỏ qua