Thuốc điều trị các bệnh về mắt
Đôi mắt là tài sản vô giá của mỗi người. Tuy nhiên, mắt rất nhạy cảm và dễ bị tổn thương, viêm, nhiễm trùng. Khi bị các bệnh lý về mắt, người bệnh phải tuyệt đối tuân thủ chỉ định của bác sĩ và dùng các loại thuốc điều trị các bệnh về mắt kịp thời. Các loại thuốc điều trị các bệnh về mắt cũng rất đa dạng, có thể theo đường uống, tiêm, tra, (nhỏ...
Thuốc điều trị các bệnh về mắt
Đôi mắt là tài sản vô giá của mỗi người. Tuy nhiên, mắt rất nhạy cảm và dễ bị tổn thương, viêm, nhiễm trùng. Khi bị các bệnh lý về mắt, người bệnh phải tuyệt đối tuân thủ chỉ định của bác sĩ và dùng các loại thuốc điều trị các bệnh về mắt kịp thời. Các loại thuốc điều trị các bệnh về mắt cũng rất đa dạng, có thể theo đường uống, tiêm, tra, (nhỏ) tại chỗ...
Hãy cùng HoiBenh tìm hiểu về thuốc điều trị các bệnh về mắt trong bài viết dưới đây:
Các loại thuốc điều trị các bệnh về mắt
Có nhiều loại thuốc điều trị các bệnh về mắt, các loại thuốc phổ biến nhất hiện nay là:
Thuốc điều trị mắt chứa corticoid
Công dụng:
Dùng corticoid đơn độc hay phối hợp đề điều trị các bệnh mắt như: viêm kết mạc dị ứng, viêm bờ mi, viêm màng bồ đào, viêm nội nhãn... Corticoid có tính chống viêm, chống dị ứng, làm giảm rất nhanh các triệu chứng khó chịu, giúp bệnh chóng khỏi.
Tác dụng phụ:
Nếu tự ý dùng, không cân nhắc kỹ lưỡng có thể gặp tai biến.
Dùng thuốc trong bệnh về mắt không do nhiễm khuẩn nhưng có rách loét giác mạc sẽ làm mỏng, thậm chí làm thủng giác mạc.
Trong các nhiễm khuẩn nặng, sự giảm khả năng đề kháng của corticoid sẽ làm giảm hiệu lực kháng sinh, nặng thêm bệnh.
Trong các bệnh không do nhiễm khuẩn nhẹ, dùng liều cao kéo dài thì corticoid thúc đẩy sự phát triển của vi khuẩn nấm, gây đục thủy tinh thể, mờ mắt.
Corticoid gây tích tụ chất glycosaminoglycan, tăng sản xuất chất protein-TIGR (Trabercular meshowrk-Inducible Glucocortcoid Respone) làm bít các lỗ bè, dẫn tới tăng nhãn áp, gây bệnh glaucoma góc mở thứ phát. Tác dụng phụ này xuất hiện sau vài tuần với loại mạnh (predforte, solucort ophta, cebedex, dexacol), sau vài tháng với loại nhẹ (fluometholon); hay gặp hơn với dạng tra trực tiếp vào mắt, thứ đến là dạng tiêm nội nhãn, không mấy khi gặp ở dạng tiêm, uống, khí dung; hay gặp ở người có tiền sử gia đình bị glaucoma nguyên phát, bị cận thị cao, đái tháo đường, bệnh tổ chức liên kết. Bệnh glaucoma nguyên phát hầu như không có triệu chứng cơ năng (không đau nhức, không đỏ mắt) nên người bệnh đến khám muộn, buộc phải phẫu thuật, sau đó chức năng thị giác rất kém; nếu không chữa sớm sẽ bị mù.
Thuốc kháng sinh điều trị bệnh về mắt
Công dụng:
Sử dụng để điều trị các bệnh về mắt có dấu hiệu viêm kèm theo nhiễm khuẩn trực tiếp hoặc bội nhiễm do vi khuẩn.
Các bệnh viêm nhẹ như viêm kết mạc và loét giác mạc nông thì chỉ cần dùng thuốc kháng sinh tra, nhỏ tại chỗ. Còn đối với các trường hợp nặng như nhiễm trùng nội nhãn, hốc mắt, viêm kết mạc nặng (viêm kết mạc do lậu cầu hay loét giác mạc nặng) thì cần phải sử dụng thuốc kháng sinh đường toàn thân (uống), đặc biệt trong nhiễm khuẩn nội nhãn nặng và một số loét giác mạc dùng kháng sinh uống phối hợp với tiêm dưới kết mạc... Tiêm kháng sinh vào buồng dịch kính ngày nay được chỉ định nhiều hơn trong điều trị viêm nội nhãn do vi khuẩn.
Cloramphenicol, ampicilin, cephazolin, sulfonamid và kháng sinh nhóm quinolon là những kháng sinh có thể thấm xuyên vào thủy dịch tốt sau khi dùng toàn thân.
Các sulfamid là những thuốc kìm khuẩn tốt, thường dùng trong nhiễm các loại vi khuẩn gram dương và gram âm và đặc biệt trong điều trị mắt hột.
Tác dụng phụ:
Dùng thuốc tra nhỏ mắt không theo chỉ định của bác sĩ có thể gặp tai biến .
Mẫn cảm hoặc dị ứng với thuốc, tổn hại do độc tính của thuốc, kháng thuốc và thay đổi cân bằng vi sinh vật tại mắt. Sự thay đổi vi khuẩn chí ở kết mạc thường xảy ra sau khi sử dụng kháng sinh tra mắt kéo dài làm tăng nấm ở túi kết mạc.
Kháng sinh nhóm aminoglycosid cần thận trọng vì chúng gây độc cho thận và tai. Không chỉ định dùng trong những bệnh của thị thần kinh vì nó có tác dụng xấu lên thị thần kinh.
Thuốc kháng virut điều trị bệnh về mắt
Công dụng:
Ức chế tổng hợp AND của virut nên cũng có tác động lên tế bào chủ, nhưng lượng thuốc đủ có tác dụng chống virut thấp hơn nhiều so với ngưỡng độc tính lên tế bào.
Tác dụng phụ:
Trong các loại thuốc trên vidarabin, idoxuridin có thể gây độc cho phần trước của mắt nếu dùng kéo dài.
Các tổn thương do độc tính của thuốc khi dùng kéo dài là viêm kết mạc có hột, phù kết mạc nhãn cầu, co chít điểm lệ hoặc lệ quản, viêm giác mạc chấm nông biểu mô, giảm chế tiết nước mắt.
Acyclovir ít gây độc cho tế bào chủ hơn vì cơ chế trực tiếp chống sự sao chép của AND virut.
Thuốc chống nấm điều trị bệnh về mắt
Công dụng:
Dùng để điều trị các bệnh nhiễm nấm, ví dụ như viêm loét giác mạc do nấm.
Tác dụng phụ:
Dùng hú họa, nhầm lẫn lạm dụng dẫn đến tai biến.
Chọn thuốc không phù hợp nấm sẽ lan vào sâu gây nhiễm nấm toàn mắt, hoại tử các tổ chức nội nhãn và gây mù vĩnh viễn.
Có thể ảnh hưởng đến chức năng thận và các độc tính khác khi dùng thuốc theo đường toàn thân điều trị nhiễm nấm rải rác
Nhóm Polyenes có Amphotericin B khá độc
Các biệt dược kết hợp sẵn kháng sinh và corticoid
Công dụng:
Dùng trong một số bệnh nhẹ như: nhiễm khuẩn bán phần trước của mắt.
Tác dụng phụ:
Dùng khi sự phối hợp cố định không phù hợp với yêu cầu chữa bệnh (kháng sinh không đủ mạnh, lại bị corticoid khống chế, nên hiệu lực kháng khuẩn bị giảm).
Trong các nhiễm khuẩn mắt nặng (viêm kết mạc do siêu vi, nhiễm nấm, tổn thương nhãn cầu do lao, loét giác mạc, củng mạc), nếu dùng loại biệt dược này thì sẽ chữa không khỏi bệnh mà làm cho bệnh nặng thêm, tạo điều kiện thuận lợi cho các nhiễm khuẩn thứ phát (bao gồm virút, nấm) làm chậm lành vết thương... từ đó có thể dẫn tới một số bệnh mắt khác (tăng áp lực nội nhãn tiến triển thành glaucoma, gây tổn thương thị giác).
Lưu ý khi dùng thuốc điều trị các bệnh về mắt
Khi dùng thuốc để tránh biến chứng đáng tiếc cho đôi mắt, bệnh nhân cần đặc biệt lưu ý:
Tuyệt đối tuân thủ chỉ định của bác sĩ, không được tự ý dùng thuốc hay lạm dụng thuốc điều trị các bệnh về mắt để tránh biến chứng và nguy cơ mù lòa
Tránh thuốc giả, kém chất lượng. Hãy tìm mua tại các nhà thuốc uy tín.
Đọc kĩ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng.
Luôn kiểm tra hạn sử dụng, bảo quản nơi thoáng mát, tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng mặt trời. Để thuốc xa tầm tay trẻ em.
Trong thời gian dùng thuốc bệnh nhân phải thường xuyên khám để theo dõi tiến triển của bệnh.