Thuốc cường giáp có ảnh hưởng đến sữa mẹ?
Có rất nhiều trường hợp mẹ mắc bệnh trong khi đang có thai hoặc khi đã sinh con ra và đang trong thời kỳ nuôi con nhỏ. Bệnh cường giáp là một trong những căn bệnh như vậy. Rất nhiều mẹ băn khoăn rằng thuốc cường giáp có ảnh hưởng đến sữa mẹ hay không, HoiBenh sẽ cung cấp cho bạn những thông tin về loại bệnh này.
Thuốc cường giáp có ảnh hưởng đến sữa mẹ?
Có rất nhiều trường hợp mẹ mắc bệnh trong khi đang có thai hoặc khi đã sinh con ra và đang trong thời kỳ nuôi con nhỏ. Bệnh cường giáp là một trong những căn bệnh như vậy. Rất nhiều mẹ băn khoăn rằng thuốc cường giáp có ảnh hưởng đến sữa mẹ hay không, HoiBenh sẽ cung cấp cho bạn những thông tin về loại bệnh này trong bài viết dưới đây.
Triệu chứng bệnh cường giáp?
Trước khi tìm hiểu thuốc cường giáp có ảnh hưởng đến sữa mẹ hay không, cần nắm rõ về bệnh như các triệu chứng. Bệnh cường giáp thường có triệu chứng rất thường gặp là bạn cảm thấy bồn chồn, hồi hộp và lo lắng, không yên, mất ngủ, thở nhanh, ít hoặc mất kinh nguyệt, tuyến giáp to, run tay, mỏi cơ, da luôn nóng ẩm, lồi mắt, rụng tóc,... Nguyên nhân gây ra bệnh cường giáp rất nhiều, căn bệnh này thường gặp ở phụ nữ mang thai là bệnh Graves - một loại bệnh tự miễn, cơ thể sẽ bị kích thích và tạo ra những kháng thể gắn vào vị trí hoạt động của tuyến giáp, làm xuất hiện những triệu chứng kể trên.
Hiện nay, có rất nhiều cách để điều trị căn bệnh cường tuyến giáp như dùng thuốc, iode có hoạt tính phóng xạ hay làm phẫu thuật.Bệnh cường giáp gây ảnh hưởng đến phụ nữ mang thai
Khi mẹ đang mang thai mà mắc bệnh cường giáp, bệnh này có thể khiến thai chết lưu hoặc sảy thai, hay thai chậm phát triển, người mẹ sinh non, trẻ sinh ra mắc các tật bẩm sinh, tiền sản giật.
Nếu như người mẹ phát hiện bệnh sớm thì có khả năng giảm các hậu quả trên. Khi phụ nữ mang thai mắc bệnh cường tuyến giáp, họ sẽ có nguy cơ mắc các bệnh về tim vì tim đập nhanh khi mắc cường giáp khiến suy tim. Những phương pháp điều trị cường giáp lại gây ra những ảnh hưởng xấu đến mẹ đang mang thai và sức khỏe thai nhi khi thuốc có thể truyền qua nhau thai hoặc truyền qua trẻ sơ sinh qua đường sữa mẹ do thuốc cường giáp có ảnh hưởng đến sữa mẹ.
Đặc biệt iode có hoạt tính phóng xạ tuyệt đối không được chỉ định cho phụ nữ mang thai hoặc đang cho con bú bởi chất này có thể gây nguy hiểm cho thai phụ và thai nhi.
Khi không thể dùng thuốc kháng tuyến giáp liều cao, phẫu thuật tuyến giáp sẽ được chỉ định. Phẫu thuật có thể được thực hiện an toàn vào tháng thứ ba của thai kỳ nhưng để tránh “cơn bão giáp trạng” thì phải điều trị trước thai kỳ.Mẹ nuôi con bằng sữa mẹ không may mắc cường giáp
Một nghiên cứu cho thấy có khoảng 2% số trẻ mắc bệnh cường giáp do mẹ cũng mắc bệnh cường giáp. Kể cả khi mẹ được điều trị thành công cường giáp lúc mang thai thì trẻ khi sinh ra vẫn có nguy cơ mắc căn bệnh này bởi kháng thể gây cường giáp truyền từ mẹ sang con.
Có một số trường hợp chỉ là tạm thời và có thể điều trị dễ dàng. Có một số triệu chứng về bệnh cường giáp ở trẻ bị che giấu bởi thuốc kháng giáp truyền từ mẹ sang con qua nhau thai từ 7-10 ngày, cho tới khi nồng độ thuốc này giảm xuống.
Khi mẹ mắc cường giáp, cần làm các xét nghiệm cần thiết và xét nghiệm cả cho bé sau từ 7-10 ngày sinh. Bệnh cường giáp hoàn toàn có thể tái phát và nặng hơn khi sinh, vì thế các mẹ nên kiểm tra sức khỏe thường xuyên để kịp thời phát hiện ra bệnh. Các thuốc kháng giáp như PTU và Methimazole là thuốc cường giáp có ảnh hưởng đến sữa mẹ, có thể truyền qua sữa mẹ và lây sang con, mẹ sử dụng thuốc PTU liều cực thấp mới được nuôi con bằng sữa mẹ.