Thực đơn ăn dặm thực dưỡng “hoàn hảo” dành cho trẻ

Chế độ ăn thực dưỡng (ăn chay) không còn là một điều gì mới mẻ mà được rất nhiều các mẹ áp dụng cho con mình. Vậy nếu như bố mẹ muốn cho con mình ăn theo chế độ thực dưỡng thì cần phải xây dựng thực đơn ăn dặm thực dưỡng cho trẻ theo tiêu chuẩn như thế nào để vừa đảm bảo sức khỏe của con và không lo con bị thiếu chất?

Thực đơn ăn dặm thực dưỡng “hoàn hảo” dành cho trẻ Thực đơn ăn dặm thực dưỡng “hoàn hảo” dành cho trẻ

Chế độ ăn thực dưỡng (ăn chay) không còn là một điều gì mới mẻ mà được rất nhiều các mẹ áp dụng cho con mình. Vậy nếu như bố mẹ muốn cho con mình ăn theo chế độ thực dưỡng thì cần phải xây dựng thực đơn ăn dặm thực dưỡng cho trẻ theo tiêu chuẩn như thế nào để vừa đảm bảo sức khỏe của con và không lo con bị thiếu chất?

Ăn theo phương pháp thực dưỡng là gì?

Ăn theo phương pháp thực dưỡng là một khái niệm rất rộng, gồm có nhiều cấp bậc liên quan đến các nhóm thực phẩm đa dạng khác nhau. Một thực đơn ăn dặm thực dưỡng chuẩn khoa học đôi khi không phải lúc nào cũng sẽ phù hợp với bé. Ví dụ như ăn chay một phần có nghĩa là trong chế độ ăn có bao gồm chất đạm động vật từ sữa và các sản phẩm làm từ sữa, và tránh các loại thực phẩm như thịt hay trứng. Tuy nhiên, chế độ ăn chay hoàn toàn thì sẽ không ăn bất cứ một loại đạm nào kể cả trứng và sữa.
vicare.vn-thuc-don-an-dam-thuc-duong-hoan-hao-danh-cho-tre-body-1

Tác dụng của thực đơn ăn dặm thực dưỡng?

Chế độ ăn thực dưỡng không chỉ mang lại nhiều lợi ích đối với người lớn mà nó cũng có những tác dụng đáng kể là lâu dài với trẻ nhỏ như giúp bé giảm các nguy cơ bị bệnh béo phì, tăng mỡ máu khi trưởng thành.

Trong thực tế, nuôi con theo thực đơn ăn dặm thực dưỡng là phương pháp được khá nhiều các bà mẹ trên thế giối áp dụng bởi những lợi ích mà nó mang lại. Hiện nay, cũng khá nhiều mẹ Việt đang nghiên cứu về phương pháp ăn dặm này để thử áp dụng cho bé yêu của nhà mình.

Thực đơn ăn dặm thực dưỡng tiêu chuẩn

Khi bắt đầu cho bé ăn chay, cần phải tuân thủ 10 cấp độ tăng dần. Trong đó, cần phải tuân thủ nguyên tắc về hàm lượng các chất dinh dưỡng có trong mỗi bữa ăn. Thực đơn ăn dặm thực dưỡng trong mỗi bữa ăn cần phải có đầy đủ 4 yếu tố chính, bao gồm: tinh bột, protein, vitamin và khoáng chất, chất béo.

Một số thực đơn ăn dặm thực dưỡng tiêu chuẩn theo từng độ tuổi của bé

Tháng thứ 5

Thực đơn bao gồm rau củ, rong biển và gạo lứt. Ninh nhờ rau/củ rồi bỏ vào nước luộc một vài nhánh rong biển và 3-4 thìa bột gạo lứt đã rang, cho lên bếp đun khoảng 15 phút. Cuối cùng, thêm 1 thìa dầu ăn thực vật, để nguội và cho bé ăn.

Tháng thứ 6

Thực đơn bao gồm gạo lứt, rau củ, đậu đỗ, rong biển. Lấy nước rau củ, rong biển ninh nhừ và trộn 3-4 thìa bột gạo lứt cùng 4-5 thìa đậu đỗ nấu trong vòng 15 phút. Thêm một ít dầu thực vật để khiến cho mùi vị món ăn thêm phần hấp dẫn hơn.
vicare.vn-thuc-don-an-dam-thuc-duong-hoan-hao-danh-cho-tre-body-2

Tháng thứ 7, 8

Thực đơn bao gồm gạo lứt, rau củ, đậu đỗ. Quy trình nấu bột ăn dặm tương tự như cho bé 6 tháng tuổi, tuy nhiên có thể thể thái rau củ thành nhiều sợi tơ hơn và cho vào sau khi bột đã sôi. Trong giai đoạn này, có thể thêm một chút các loại rau gia vị như rau mùi, rau thơm, hành tây... vào món ăn của trẻ để tăng thêm phần hấp dẫn. Rong biển có thể cho bé cầm ăn riêng.

Tháng 9 đến tháng thứ 10

Lúc này, bé đã khá quen với bột ăn dặm do đó mẹ có thể tăng dần độ thô của cháo lên. Lấy gạo lứt, nghệ, 1 quả mơ muối đã bỏ hạt nghiền nhuyễn rồi thả vào cháo quấy đều. Có thể cho ít hành mùi, dầu thực vật để món ăn thêm hấp dẫn, kích thích vị giác của trẻ.

Tháng 11 đến tháng 12

Trong giai đoạn này thì phản xạ nhai, nuốt của bé đã bắt đầu tốt hơn. Do đó, mẹ không cần phải nấu bột cho bé nữa mà có thể để chia khẩu phần ăn thành cháo riêng, rau và củ riêng cắt nhỏ để bé tự cầm ăn.
>>> Xem thêm: Ăn dặm thực dưỡng: Một phương pháp ăn dặm mới cho bé