Thông điệp phòng chống sốt xuất huyết từ Bộ Y tế

Sốt xuất huyết là một trong những bệnh do muỗi truyền có tốc độ lây lan nhanh nhất trên thế giới. Theo ước tính của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), hàng năm có khoảng 96 triệu người mắc bệnh, với 500.000 trường hợp sốt xuất huyết nặng cần nhập viện và khoảng 12.500 trường hợp tử vong. Từ năm 2005, Tổ chức Y tế thế giới đã nhận định sốt xuất huyết có thể trở thành một vấn đề y t...

Thông điệp phòng chống sốt xuất huyết từ Bộ Y tế Thông điệp phòng chống sốt xuất huyết từ Bộ Y tế

Sốt xuất huyết là một trong những bệnh do muỗi truyền có tốc độ lây lan nhanh nhất trên thế giới. Theo ước tính của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), hàng năm có khoảng 96 triệu người mắc bệnh, với 500.000 trường hợp sốt xuất huyết nặng cần nhập viện và khoảng 12.500 trường hợp tử vong. Từ năm 2005, Tổ chức Y tế thế giới đã nhận định sốt xuất huyết có thể trở thành một vấn đề y tế công cộng khẩn cấp được cộng đồng quốc tế quan tâm và lo ngại do những tác động tiêu cực của dịch bệnh này đến đời sống xã hội. Tại Việt Nam Từ năm 2005 đến nay, tỉ lệ tử vong do bệnh sốt xuất huyết là dưới 1/1.000 trường hợp. Tuy nhiên, kết quả phòng chống để giảm số trường hợp mắc sốt xuất huyết cũng còn hạn chế. Chính vì vậy, Bộ y tế đã gửi đến thông điệp dành cho người dân và các xơ sở y tế trên địa bàn cả nước, để mọi người có ý thức trong công tác phòng chống bệnh, nhằm giảm thiểu tối đa số người mắc bệnh, bảo vệ sức khỏe cho toàn dân.

Nguyên nhân gây ra bệnh sốt xuất huyết

Sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm cấp tính, có thể gây thành dịch do vi rút dengue gây ra. Bệnh lây lan do muỗi vằn đốt người bệnh nhiễm vi rút sau đó truyềnbệnh cho người lành qua vết đốt. Hai loại muỗi vằn truyền bệnh có tên khoa học là Aedes aegypti và Aedes albopictus, trong đó chủ yếu là do Aedes aegypti. Virus này có 4 chủng huyết thanh khác nhau là DEN-1, DEN-2, DEN-3 và DEN-4. Bệnh nhân nhiễm với chủng virus nào thì chỉ có khả năng tạo nên miễn dịch suốt đời với chủng virus đó. Chính vì vậy mà những người sống trong vùng lưu hành dịch dengue có thể mắc bệnh sốt xuất huyết nhiều hơn một lần trong đời. Sốt xuất huyết được ghi nhận lần đầu tiên ở Việt Nam năm 1959. Từ đó đến nay căn bệnh này đã lưu hành ở tất cả các địa phương trên cả nước.

vicare.vn-thong-diep-phong-chong-benh-sot-xuat-huyet-tu-bo-y-te

Thông điệp về việc phòng chống Sốt xuất huyết của Bộ Y tế

1. Thông điệp đối với nhân dân
Không điều trị tại nhà, hãy đến ngay cơ sở y tế khi có các biểu hiện nghi ngờ sốt xuất huyết như Sốt cao liên tục 2-7 ngày; khó hạ sốt; Đau cơ, đau khớp; Buồn nôn, nôn, đau bụng, đau đầu; Phát ban, xuất huyết dưới da

2. Thông điệp đối với các cơ sở khám bệnh, điều trị bệnh
Nên nghĩ tới sốt xuất huyết khi người bệnh bị sốt đến khám, cần uân thủ hướng dẫn chẩn đoán, điều trị bệnh sốt xuất huyết đã được ban hành theo Quyết định số 458/QĐ-BYT ngày 16/2/2011 của Bộ trưởng Bộ Y tế. Theo dõi sát các triệu chứng cơ năng và thực thể của người bệnh để phát hiện, chẩn đoán, điều trị sớm đúng theo hướng dẫn đã ban hành. Nên hội chẩn với tuyến trên khi khó chẩn đoán, điều trị; chuyển viện an toàn bằng cách liên hệ trước nơi nhận, chuẩn bị phương tiện, thuốc, nhân lực hộ tống ngưởi bệnh trên đường chuyển viện, ghi đầy đủ thông tin theo quy định vào giấy chuyển viện của người bệnh.

vicare.vn-thong-diep-phong-chong-benh-sot-xuat-huyet-tu-bo-y-te

Ngoài ra Bộ Y tế còn khuyến cáo người dân nên thực hiện phòng chống bệnh sốt huyết bằng các phương pháp:

-Mọi gia đình hãy đậy kín tất cả các dụng cụ chứa nước để muỗi không vào đẻ trứng nhằm ngăn chặn bệnh sốt xuất huyết.

-Hãy thả cá vào các lu, chum, vại, bể chứa nước để diệt bọ gậy (lăng quăng), phòng chống sốt xuất huyết.

-Lật úp các dụng cụ chứa nước và loại bỏ các vật liệu phế thải để loại trừ bọ gậy, phòng chống sốt xuất huyết.