Thoái hóa khớp là như thế nào?

Theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới thì thoái hóa khớp chiếm 20% các bệnh lý về khớp, 80% bệnh nhân bị hạn chế về vận động. Mặc dù, thoái hóa khớp không gây ảnh hưởng cấp thiết tới tính mạng, nhưng nếu không điều trị kịp thời sẽ dẫn tới giảm dần khả năng vận động, thậm chí bị tàn phế.

Thoái hóa khớp là như thế nào? Thoái hóa khớp là như thế nào?

Theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới, thoái hóa khớp chiếm 20% các bệnh lý về khớp, 80% bệnh nhân bị hạn chế về vận động. Mặc dù, thoái hóa khớp không gây ảnh hưởng cấp thiết tới tính mạng, nhưng nếu không điều trị kịp thời sẽ dẫn tới giảm dần khả năng vận động, thậm chí bị tàn phế.

Thoái hóa khớp là gì?

Thoái hóa khớp là tình trạng tổn thương sụn khớp và xương dưới sụn, kèm theo đó là phản ứng viêm, giảm thiểu lượng dịch khớp. Đây bệnh mạn tính chủ yếu xảy ra ở người trung niên và người có tuổi.

Lớp sụn khớp dần bị thoái hóa, trở nên xù xì và mỏng đi khiến cho khớp không thể hoạt động tốt. Đồng thời, phần xương dưới sụn cũng bắt đầu thay đổi cấu trúc và hình dạng, bị xơ hóa, mật độ khoáng và sự bền chắc giảm sút rõ rệt, xuất hiện các vết nứt nhỏ.

vicare.vn-thoai-hoa-khop-la-nhu-the-nao-body-1

Nguyên nhân gây thoái hóa khớp

Thoái hóa khớp chính là sự mất cân bằng giữa tái tạo và thoái hóa của sụn khớp, xương dưới sụn khiến sụn khớp và xương dưới sụn bị tổn thương. Một số yếu tố có thể tác động đến quá trình này:

- Tuổi tác: Thoái hóa khớp thường bắt đầu xuất hiện từ sau tuổi 40. Tuổi càng cao thì nguy cơ mắc bệnh càng lớn.

- Béo phì: Béo phì dễ dẫn đến khoái hóa khớp, đặc biệt là khớp gối.

- Tổn thương khớp: Khớp bị tổn thương hoặc hoạt động quá sức.

- Dị dạng bẩm sinh về khớp: Người có khớp bất thường bẩm sinh hoặc xảy ra lúc trẻ sẽ dẫn đến thoái hóa khớp sớm và trầm trọng hơn bình thường.

- Gen di truyền: cơ địa già sớm.

- Nội tiết: tuổi mãn kinh, đái tháo đường, loãng xương do nội tiết.

- Chuyển hóa: bệnh gout, bệnh da sạm màu nâu.

Triệu chứng thoái hóa khớp

Đau khớp

Người bị thoái hóa khớp thường bị đau khớp đôi khi kèm theo triệu chứng cứng khớp. Cơn đau thường đau âm ỉ, có khi thành cơn đau cấp sau khi vận động ở tư thế bất lợi. Người bệnh thường đau nhiều về đêm hay khi thời tiết thay đổi. Cơn đau diễn biến thành từng đợt, có khi diễn biến đau liên tục tăng dần.

Hạn chế vận động

Khi các khớp và cột sống bị thoái hóa, khả năng vận động sẽ bị hạn một phần, có khi hạn chế nhiều do phản xạ co cứng cơ kèm theo. Bệnh nhân có thể không làm được một số động tác như không quay được cổ, không cúi được sát đất, một số bệnh nhân có dấu hiệu phá gỉ khớp.

vicare.vn-thoai-hoa-khop-la-nhu-the-nao-body-2

Biến dạng khớp

Thường không biến dạng nhiều như trong các bệnh khớp khác, biến dạng trong khớp do mọc gai xương, do lệch trục khớp hoặc thoát vị màng hoạt dịch.

Triệu chứng khác

Thoái hóa khớp còn có biểu hiện như teo cơ khi ít vận động, có tiếng lạo xạo khi khớp cử động, vùng khớp bị tổn thương sưng to do tràn dịch khớp.

Phương pháp điều trị thoái hóa khớp

Cho tới nay vẫn chưa có thuốc hiệu quả nhằm điều trị khỏi hoàn toàn bệnh thoái hóa khớp. Điều trị chủ yếu nhằm mục đích giảm đau, duy trì hoạt động khớp và làm chậm tiến triển của bệnh. Các phương thức điều trị bao gồm nội khoa (dùng thuốc, không dùng thuốc) và ngoại khoa (phục hồi và thay khớp). Lựa chọn phương pháp điều trị thích hợp cần dựa trên hoàn cảnh cụ thể của từng bệnh nhân, như tuổi, cân nặng, mức độ thoái hóa cũng như các bệnh kèm theo.

Nếu liên tục thấy đau ở lưng, tay hoặc chân thì bạn nên đến các trung tâm y tế để kiểm tra từ đó sẽ có biện pháp điều trị bệnh phù hợp và hiệu quả nhất.

Người bị thoái hóa khớp nên ăn gì? Và không nên ăn gì?

Xây dựng chế độ ăn nhiều rau xanh, củ quả, các loại thức ăn có hàm lượng canxi cao như: súp lơ, cải xanh, hải sản, tôm, cua, xương heo...

Nên hạn chế tối đa ăn các loại thịt đỏ (thịt bò, thịt chó, thịt cừu...) đó là những loại thịt có hàm lượng axit rất cao (axit làm tăng cơn đau nhiều hơn). Nên thực hiện giảm dần dần.

Không nên ăn các loại thực phẩm như: chuối tiêu, các loại cà (cà ghém, cà pháo, cà chua). Đây là những thực phẩm không tốt cho hệ xương khớp nói chung và người bị thoái hóa khớp nói riêng.

vicare.vn-thoai-hoa-khop-la-nhu-the-nao-body-3

Phương pháp phòng tránh thoái khóa khớp

Sự tổn thương sụn và xương dưới sụn chính là nguồn gốc của thoái hóa khớp. Do vậy, cơ thể cần được cung cấp những dưỡng chất cần thiết để nuôi dưỡng sụn và xương dưới sụn, cân bằng lại quá trình hủy hoại và tái tạo của các tế bào tại đây, từ đó giúp tạo chất nhờn, tăng độ bền và dẻo dai cho khớp, tăng sức mạnh liên kết cơ - gân - sụn khớp.

Thoái hóa khớp là tình trạng gần như không thể tránh khỏi. Tuy vậy, vẫn có thể phòng ngừa và làm chậm quá trình này bằng cách xây dựng một chế độ sinh hoạt, tập luyện, dinh dưỡng hợp lý, đặc biệt là từ sau tuổi 40.

Ngoài ra, bạn cũng nên đi khám sức khỏe định kỳ để theo dõi tình trạng sức khỏe của bản thân. Bệnh thoái hóa khớp có thể xuất hiện từ tuổi trung niên và nhiều nhất là ở người lớn tuổi nên cần được phòng ngừa từ sớm.

Khi lao động và sinh hoạt, cần tránh các tư thế không phù hợp hay các động tác quá mạnh và đột ngột. Hạn chế tình trạng béo phì để giảm áp lực lên các khớp xương. Ngay khi nhận thấy các dấu hiệu bất thường về khớp, cần đi khám bác sĩ ngay để được tư vấn, chẩn đoán và điều trị thoái hóa khớp kịp thời.