Thiếu vitamin D sẽ bị bệnh gì?
Vitamin D có vai trò quan trọng đối với sự phát triển của cơ thể. Tuy nhiên, các nghiên cứu gần đây cho thấy tỷ lệ người bị thiếu Vitamin D ở Việt nam trong những năm gần đây đang có chiều hướng gia tăng mạnh. Vậy vitamin D có vai trò gì? Thiếu vitamin D sẽ bị bệnh gì?
Thiếu vitamin D sẽ bị bệnh gì?
Vai trò của vitamin D đối với cơ thể
Vitamin D có vai trò rất quan trọng trong quá trình phát triển và tạo xương, nhờ tác dụng chuyển hóa calci và phosphate. Hơn thế, nó đóng vai trò quan trọng trong việc bảo đảm hoạt động của cơ bắp, tim, phổi và khả năng hoạt động của não cũng như khả năng tiêu sưng và giảm viêm trên cơ thể...
Việc cung cấp Vitamin D có thể qua rất nhiều con đường khác nhau như: thuốc bổ, hấp thu ánh nắng mặt trời qua da, khẩu phần ăn hằng ngày như: dầu gan cá, lòng đỏ trứng, sữa và ngũ cốc...
Thiếu vitamin D bị bệnh gì?
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng việc thiếu vitamin D là nguyên nhân dẫn tới rất nhiều những bệnh lý khác nhau đặc biệt là ở lứa tuổi trẻ em và đang phát triển, có thể kể tới:
Còi xương, loãng xương, chậm phát triển
Vitamin D giúp cơ thể hấp thu Calci và Phospho để hình thành và duy trì hệ xương. Khi thiếu vitamin D đồng nghĩa với việc cơ thể sẽ thiếu calci và phospho dẫn tới sự chậm phát triển của xương, còi xương, cơ thể chậm phát triển, xương sẽ bị yếu đi và nguy cơ gãy xương là rất cao.
Rối loạn hoạt động của não
Vitamin D có nhiệm vụ điều chỉnh các chất dẫn truyền thần kinh gây ảnh hưởng trực tiếp đến chức năng và sự phát triển của não. Khi bị thiếu hụt vitamin D nặng có thể dẫn tới rối loạn hoạt động của cảm xúc thậm chí mắc chứng trầm cảm.
Suy giảm sức đề kháng
Nghiên cứu của các chuyên gia đã chỉ ra rằng, vitamin D làm tăng vai trò của tế bào lympho T ( tế bào có vai trò quan trọng trong hệ miễn dịch cơ thể). Vì vậy, người bị thiếu vitamin D có nguy cơ cao bị mắc các chứng viêm như viêm đường ruột, viêm khớp dạng thấp... và các bệnh lý nhiễm trùng khác nhất là nhiễm trùng đường hô hấp như cúm, cảm lạnh... đặc biệt ở trẻ nhỏ, các phản ứng viêm có thể dẫn tới những cơn hen suyễn và làm cho bệnh hen suyễn trở nên tồi tệ hơn.
Tăng nguy cơ mắc bệnh
Vitamin D giúp thúc đẩy hoạt động của tế bào Beta ở đảo tụy làm tăng tiết insulin do đó hạn chế sự tăng nồng độ đường quá mức trong máu. Vì vậy, khi thiếu vitamin D có thể dẫn tới tăng nguy cơ mắc bệnh đái thái đường tuýp 2.
Các nghiên cứu cũng cho thấy việc thiếu hụt vitamin D trầm trọng có thể dẫn tới bệnh cao huyết áp, tăng nguy mắc các biến chứng bệnh tim mạch.
Sức khỏe răng miệng
Thành phần cấu tạo chính của răng là Calci, thiếu hụt vitamin D dẫn tới cơ thể thiếu calci. Do đó răng của bạn sẽ không được chắc khỏe. Nguy cơ bị mất răng cũng sẽ cao hơn.
Bệnh ung thư
Theo thống kê, có khoảng 75% người mắc ung thư có nồng độ vitamin D rất thấp trong cơ thể, đặc biệt là những bệnh nhân ung thư đang trong giai đoạn phát triển của khối u. Chính vì vậy, việc bổ sung vitamin D hợp lý là rất quan trọng.
Biến chứng khi mang thai
Đứa trẻ trong bụng mẹ phát triển tốt được là nhờ lượng calci mà người mẹ cung cấp đủ cho nó. Thiếu vitamin D dẫn tới người mẹ sẽ bị thiếu calci, dẫn tới thai nhi sẽ chậm phát triển, thậm chí đứa trẻ sau này sinh ra sẽ gặp phải các bệnh lý về hệ cơ xương khớp và thần kinh. Cùng với đó, là các biến chứng như tiền sản giật, gầy sút, và bệnh tiểu đường thai kỳ...
Ngoài ra, người bị thiếu vitamin D sẽ còn gặp phải các triệu chứng như tăng cholesterol, mệt mỏi không rõ nguyên nhân, cơ thể đau nhức... khi nhận thấy cơ thể thiếu vitamin D hãy nhanh chóng tới gặp bác sĩ để nhận được lời tư vấn cũng như để biết thiếu vitamin D mắc bệnh gì?
Nguyên nhân dẫn tới thiếu vitamin D
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn tới sự thiếu hụt vitamin D trong cơ thể. Dựa vào cách thức chúng ta hấp thụ vitamin D mà các bác sĩ Vicare đã chỉ ra các nguyên nhân cụ thể sau:
- Chế độ ăn uống: khẩu phần ăn quá nghèo vitamin D và Calci, lại kéo dài sẽ dẫn tới sự thiếu hụt trầm trọng. Nên bổ sung những loại thực phẩm như: thịt gà, cá, trứng, sữa...
- Bệnh lý đường tiêu hóa: các bênh lý về gan, thận, ruột... làm cho khả năng chuyển hóa và hấp thu vitamin D bị rối loạn và dẫn tới nguy cơ bị thiếu vitamin D, Calci.
- Không hấp thu vitamin D qua da: những người không hoặc rất ít tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, mặc quần áo dày hay những người da đen... đều làm giảm sự hấp thu vitamin D từ ánh nắng mặt trời.
Điều trị và phòng ngừa chứng thiếu vitamin D
Điều trị chứng thiếu vitamin D
Tùy thuộc vào tình trạng thiếu hụt vitamin D cùng với các yếu tố khác như sức khỏe, tuổi tác... mà bác sĩ sẽ có những lời khuyên điều trị. Thông thường việc bổ sung vitamin D bằng thuốc hay được sử dụng nhất. Người bệnh nên tuân thủ đúng theo chỉ định của bác sĩ để việc điều trị được hiệu quả cũng như không để xảy ra trường hợp dùng thuôc quá liều dẫn tới thừa vitamin D, hậu quả sẽ rất nguy hiểm.
Phòng ngừa chứng thiếu vitamin D
- Tắm nắng mỗi ngày khoảng 15 phút để da hấp thụ lượng ánh nắng mặt trời giúp tổng hợp vitamin D.
- Bổ sung các loại thực phẩm giàu vitamin D trong thực đơn mỗi ngày.
- Nên bổ sung thêm các loại thuốc bổ giúp cung cấp vitamin D cho cơ thể một cách hợp lý và có tham khảo ý kiến bác sĩ.
Xem thêm:
- Sự thiếu hụt vitamin D và hậu quả
- Trẻ thiếu vitamin D có triệu chứng gì?
- Hiện tượng còi xương và rụng tóc ở trẻ có phải do thiếu vitamin D?