Thai phụ nhiễm liên cầu khuẩn nhóm B thì có lây sang thai nhi không?

Liên cầu nhóm B (GBS) là một loại nhiễm trùng do vi khuẩn có thể tìm thấy ở âm đạo hoặc trực tràng của người phụ nữ có thai. Vi khuẩn này thường được tìm thấy trong âm đạo hoặc trực tràng khoảng 25% trong số tất cả phụ nữ trưởng thành khoẻ mạnh. Tuy nhiên, thai phụ nhiễm nhiễm liên cầu khuẩn nhóm B thì có lây sang thai nhi không?

Thai phụ nhiễm liên cầu khuẩn nhóm B thì có lây sang thai nhi không? Thai phụ nhiễm liên cầu khuẩn nhóm B thì có lây sang thai nhi không?

Liên cầu khuẩn nhóm B là gì?

Liên cầu khuẩn nhóm B (gọi tắt là GBS) là một trong nhiều loại vi khuẩn thường sống trong trong cơ thể. Cứ 3 người trưởng thành thì có 1 người “mang” GBS trong ruột và 1/4 chị em mang vi khuẩn này ở “vùng kín”. Mặc dù loại vi khuẩn này thường vô hại ở người lớn nhưng nó có thể gây ra các biến chứng trong thời kỳ mang thai và gây bệnh nghiêm trọng cho bé sơ sinh.

Hầu hết đều không biết rằng GBS đang “sống” ở trong cơ thể mình bởi chúng hoàn toàn không gây hại hay có bất cứ biểu hiện nào. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, GBS có thể gây ra tình trạng viêm nhiễm nghiêm trọng như nhiễm trùng huyết, viêm màng não, viêm phổi, thậm chí gây tử vong cho trẻ sơ sinh.

Thông thường các bác sĩ sẽ gợi ý để thai phụ làm xét nghiệm liên cầu khuẩn nhóm B trong 3 tháng cuối. Trong xét nghiệm này, bác sĩ sẽ dùng tăm bông lăn vào âm đạo và trực tràng để lấy mẫu xét nghiệm. Một số trường hợp, thai phụ có thể tự lấy mẫu xét nghiệm.

Các mẹ bầu thường lo lắng “Thai phụ nhiễm nhiễm Liên cầu khuẩn nhóm B thì có lây sang thai nhi không?”. Trong quá trình xét nghiệm, nếu kết quả cho âm tính thì thai phụ không cần lo lắng. Nếu kết quả là dương tính, thai phụ có thể được chỉ định dùng kháng sinh khi chuyển dạ để không làm nhiễm khuẩn sang bé sơ sinh.
vicare.vn-thai-phu-nhiem-lien-cau-khuan-nhom-b-thi-co-lay-sang-thai-nhi-khong-body-1

Những khó khăn trong điều trị liên cầu khuẩn nhóm B ở phụ nữ mang thai

Tuy rằng, âm đạo và ruột có thể được kiểm tra dễ dàng để xác định việc thai phụ có bị nhiễm liên cầu khuẩn nhóm B hay không và nếu có, liên cầu khuẩn nhóm B cũng có thể được loại trừ hay giảm bớt bằng cách dùng thuốc kháng sinh. Nhưng việc điều trị liên cầu khuẩn nhóm B ở phụ nữ mang thai vẫn còn nhiều tranh cãi, bởi các lý do sau:

- Sự xâm nhập của liên cầu khuẩn nhóm B vào âm đạo và ruột mang tính nhất thời. Một người phụ nữ có xét nghiệm âm tính với liên cầu khuẩn nhóm B ngày hôm nay không có nghĩa ngày mai sẽ không bị nhiễm khuẩn. Ngược lại, vi khuẩn có thể tự biến mất mà không cần kháng sinh.

- Xét nghiệm để xác nhận nhiễm liên cầu khuẩn nhóm B mất ít nhất 24 tiếng đồng hồ. Hơn nữa, việc làm này không đảm bảo bé sinh ra không bị nhiễm liên cầu khuẩn nhóm B bởi quá trình sinh nở có thể đảo ngược kết quả xét nghiệm.

- Điều trị bằng kháng sinh ở mẹ có thể giảm nguy cơ nhiễm khuẩn cho bé sơ sinh (vì kháng sinh dễ dàng thấm qua bánh nhau) nhưng điều đó cũng có nghĩa đưa trực tiếp thuốc vào cơ thể thai nhi.

- Sử dụng nhiều thuốc kháng sinh khiến vi khuẩn trở nên “nhờn thuốc”.

Phòng ngừa, điều trị nhiễm liên cầu khuẩn nhóm B

Tất cả phụ nữ mang thai từ tuần 35-37 nên đi kiểm tra định kỳ nhiễm liên cầu khuẩn nhóm B. Phụ nữ mang thai nhiễm liên cầu khuẩn nhóm B chỉ được điều trị khi bắt đầu chuyển dạ hoặc vỡ ối.

Hầu hết trẻ bị nhiễm GBS trước hay trong quá trình sinh đều không bị ảnh hưởng gì. Tại sao một số trẻ lại không thể chung sống hòa bình với GBS thì đến nay các nhà khoa học chưa thể giải thích.

Điều duy nhất các bác sĩ có thể làm để giảm thiểu những ảnh hưởng của GBS đối với trẻ sơ sinh là truyền kháng sinh đặc trị khi người mẹ bắt đầu chuyển dạ hoặc vỡ ối cho tới khi “mẹ tròn con vuông”. Đẻ mổ không giúp ngăn ngừa sự lây truyền GBS từ mẹ sang con. Trong một số trường hợp, GBS gây viêm nhiễm cổ tử cung hoặc đường niệu ở các sản phụ.

vicare.vn-thai-phu-nhiem-lien-cau-khuan-nhom-b-thi-co-lay-sang-thai-nhi-khong-body-2

Điều trị kháng sinh dự phòng là bắt buộc với phụ nữ mang thai trong trường hợp sau

- Mang thai trước tuần thứ 37.

- Vỡ ối trước đó 18 tiếng hoặc hơn.

- Sốt cao trên 38oC.

Những phụ nữ sau nên được điều trị liên cầu khuẩn nhóm B khi sinh nở

- Đã từng có con bị nhiễm liên cầu khuẩn nhóm B.

- Nhiễm trùng đường tiết niệu vì liên cầu khuẩn nhóm B.

Bé sẽ có nguy cơ bị GBS tấn công nếu

- Người mẹ chuyển dạ sớm (trước 37 tuần thai).

- Vỡ ối sớm (trước 37 tuần) mà không có dấu hiệu chuyển dạ.

- Vỡ ối sớm tới 18 - 24 tiếng trước khi sinh bé.

- Sốt cao trong quá trình chuyển dạ.

- Đã từng mang GBS trong lần mang thai gần đây.

- GBS tìm thấy trong nước tiểu khi đang mang thai (dù đã được điều trị thì cũng nên có sự đề phòng trong quá trình chuyển dạ).

- Đứa con trước đó bị nhiễm GBS.

Thông qua bài viết này, chắc chắn bạn đã có câu trả lời cho câu hỏi “Thai phụ nhiễm nhiễm liên cầu khuẩn nhóm B thì có lây sang thai nhi không?” rồi. HoiBenh chúc sức khỏe của mẹ bầu và thai nhi luôn khỏe mạnh.

Xét nghiệm sàng lọc thai kỳ giữ an toàn cho cả mẹ và thai nhi

Xét nghiệm tại nhà HoiBenh Home

Xét nghiệm tại nhà HoiBenh Home đã và đang là lựa chọn của rất nhiều phụ nữ mang thai muốn thực hiện sàng lọc định kỳ bởi: HoiBenh Home là đối tác độc quyền của Bệnh viên Đại học Y Hà Nội và hợp tác với các bệnh viện trung ương khác, có lợi thế tuyệt đối về năng lực chuyên môn y tế như Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương. Với phương châm Minh bạch tuyệt đối - Chuyên môn hàng đầu - Dịch vụ tiện lợi, HoiBenh Home cam kết mang lại cho bạn dịch vụ xét nghiệm hữu ích, tiện dụng và nhanh chóng với:

  • 100% mẫu xét nghiệm được thực hiện bằng phòng lab hiện đại của Bệnh viện Đại học Y Hà Nội và Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương.
  • Lấy mẫu đúng giờ, biện luận ngay sau 24h có kết quả mềm.
  • Kết quả đảm bảo tính chính xác, có dấu của bệnh viện, đúng thông tin khách hàng.

vicare.vn-thai-phu-nhiem-lien-cau-khuan-nhom-b-thi-co-lay-sang-thai-nhi-khong-body-3

Hiện HoiBenh Home cung cấp 3 gói xét nghiệm Sàng lọc thai kỳ tùy theo từng giai đoạn mang thai của mỗi mẹ, bao gồm: Sàng lọc thai kì từ tuần 11-13, Sàng lọc thai kỳ từ tuần 15-22, Sàng lọc thai kỳ từ tuần 32-36. 3 gói xét sẽ có các xét nghiệm giúp phát hiện sớm các hiện tượng bất thường khi đang mang thai nhằm có những phương pháp chăm sóc hay điều trị phù hợp và kịp thời.

Cách tính tổng giá xét nghiệm

  • Tổng giá = Phí xử lý mẫu xét nghiệm + Giá xét nghiệm (theo từng gói khách hàng lựa chọn) + Phí km tăng thêm
  • Phí xử lý : 30.000đ
  • Phí km tăng thêm : 5.000đ x (n-5) với n là số km tính từ 300 Đê La Thành nhỏ tới địa chỉ lấy mẫu

* Giá của các gói xét nghiệm Sàng lọc thai kì từ tuần 11-13, 15-22, 32-36 được cập nhật ở cuối bài viết.

* Với khách hàng muốn xử lí mẫu tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, vui lòng liên hệ với hotline để được tư vấn cụ thể.

Địa chỉ: 300 Đê La Thành nhỏ, Đống Đa, Đống Đa, Hà Nội

Hotline: (024)73.049.779 - 0984999501 (Giờ trực: 6-22h)

Giờ làm việc: Thứ Hai - Thứ Sáu: 06:00 - 15:30, Thứ Bảy: 06:00 - 10:00

Để có một thai kỳ khỏe mạnh, các mẹ nên thực hiện xét nghiệm sàng lọc đúng thời điểm để kịp thời nắm bắt tình trạng sức khỏe, giữ an toàn cho cả mẹ và thai nhi.

Xem thêm:

  • Mẹ bầu nên làm xét nghiệm liên cầu khuẩn nhóm B khi nào?
  • Nhiễm liên cầu khuẩn nhóm B, mẹ bầu cần phải làm gì?