Thai phụ bị chó cắn có nên tiêm vacxin phòng dại không?

Thai phụ bị chó cắn có nên tiêm vacxin phòng dại không? Đây đang là thắc mắc của rất nhiều sản phụ. Trong quá trình mang thai, dù bị chó cắn nhưng các sản phụ lại rất phân vân và sợ việc tiêm phòng dại sẽ ảnh hưởng đến thai nhi. Cùng HoiBenh tìm hiểu trong bài viết dưới đây

Thai phụ bị chó cắn có nên tiêm vacxin phòng dại không? Thai phụ bị chó cắn có nên tiêm vacxin phòng dại không?

Tìm hiểu về bệnh dại

Vật nuôi hay thú hoang dã có thể lan truyền bệnh dại cho con người thông qua vết cắn nếu động vật bị nhiễm virus dại, thường là chó, mèo. Thời kỳ ủ bệnh ở người thường khác nhau, từ một vài ngày đến vài tháng, trung bình ủ bệnh trong vòng 2 - 3 tháng. Khi khởi phát bệnh, virus dại lan rộng trên toàn hệ thống thần kinh trung ương dẫn đến nhiễm trùng và tử vong chỉ từ 1 - 7 ngày. Bệnh dại (do virus dại cổ điển gây ra) gần như gây tử vong 100% trên người. Hiện nay, bệnh dại chưa có thuốc điều trị đặc hiệu.

HoiBenh.vn-thai-phu-bi-cho-can-co-nen-tiem-vacxin-phong-dai-khong-body-2
Tìm hiểu về bệnh dại

Tìm hiểu về vacxin bệnh dại

Vắc-xin bệnh dại thuộc nhóm dị ứng và hệ miễn dịch, phân nhóm vắc-xin, kháng huyết thanh và thuốc miễn dịch. Vắc-xin bệnh dại là một loại vắc-xin chứa virus đã được bất hoạt dùng để tạo miễn dịch chủ động chống lại bệnh dại.

Vắc-xin bệnh dại cũng có thể được sử dụng trước và sau khi phơi nhiễm. Đối với tiêm chủng sau khi phơi nhiễm, vắc-xin dại thường được sử dụng chung với globulin miễn dịch bệnh dại vì phải mất khoảng 7-10 ngày để kháng thể đặc trị phát triển.

Thai phụ bị chó cắn có nên tiêm vacxin phòng dại không?

Vacxin phòng dại có thể dùng cho phụ nữ đang mang thai, tuy nhiên phải theo chỉ định và có sự theo dõi của bác sĩ chuyên khoa.

Hiện nay chưa có nghiên cứu nào khẳng định vacxin phòng dại có tác động xấu đến thai nhi. Theo TS Nguyễn Nhật Cảm, Giám đốc Trung tâm Y tế Dự phòng Hà Nội, cho biết, với thai phụ bị bệnh dại, cả mẹ và con đều có nguy cơ tử vong. Do đó, khi bị súc vật hay chó dại cắn, người trong cuộc phải tiêm phòng, dù ở bất kỳ giai đoạn nào trong thai kỳ. Vaccine dại thế hệ mới hiện chưa có nghiên cứu cho thấy ảnh hưởng đến thai nhi.

Cần làm gì khi bị động vật cắn

HoiBenh.vn-thai-phu-bi-cho-can-co-nen-tiem-vacxin-phong-dai-khong-body-3
Vết thương được rửa và điều trị kịp thời sau khi bị cắn là một quyết định sống còn

Như vậy thắc mắc thai phụ bị chó cắn có nên tiêm vacxin phòng dại không đã được giải đáp. Câu trả lời là bạn nên tiêm, vì nếu không sẽ ảnh hưởng đến cả mẹ và thai nhi.

Ngoài việc buộc phải tiêm phòng dại, thai phụ cần làm gì khi bị động vật cắn?

Theo WHO cho biết: Vết thương được rửa và điều trị kịp thời sau khi bị cắn là một quyết định sống còn. Các vết cắn cần phải được rửa sạch ngay lập tức bằng xà phòng và dưới vòi nước chảy liên tục trong khoảng 10 - 15 phút. Nếu không có xà phòng, có thể rửa ngay vết thương bằng nước sạch dưới vòi nước chảy liên tục trong khoảng thời gian nêu trên. Đây là biện pháp sơ cứu hiệu quả nhất để chống lại bệnh dại.

Sau đó, vết thương cần được làm sạch kỹ hơn với cồn 70% hoặc cồn iod nếu có. Không nên khâu vết thương sớm, trừ vết thương ở mặt. Nạn nhân bị động vật cắn cần được đưa đến các cơ sở y tế gần nhất để được tư vấn điều trị kịp thời.

Không phải khi bị súc vật nào cắn cũng tiêm phòng. Nếu vết cắn nhẹ, xa não; con vật sống bình thường khỏe mạnh; không phát hiện bệnh dại ở súc vật trong khu vực... thì bác sĩ sẽ không chỉ định tiêm vắc-xin mà dặn bệnh nhân theo dõi con vật trong 15 ngày. Trong thời gian ấy, nếu con vật bị ốm, bỏ ăn, chết, mất tích, bị bán, mổ thịt... thì người bị vật cắn mới cần đi tiêm vắc-xin.

Phải tiêm vắc-xin ngay trong các trường hợp: Khi con vật lên cơn hoặc có biểu hiện nghi dại; vết cắn ở đầu, mặt, cổ, đầu chi, bộ phận sinh dục, kể cả bị xây xát nhẹ; nhiều vết cắn nguy hiểm, sâu; không theo dõi được con vật; tại nơi cắn có súc vật bị dại...

Xem thêm:

  • Chó dại cắn bao lâu thì phát bệnh và cách phòng chống bệnh dại
  • Mất mạng vì tin vào thuốc điều trị bệnh dại của thầy lang
  • Triệu chứng ban đầu của bệnh dại