Thai nhi 40 tuần có nên nhập viện?

Đến thai 40 tuần mà mẹ bầu vẫn chưa sinh em bé thì trong trường hợp này em bé được gọi là sinh già. Trên thực tế, có đến 9% phụ nữ sinh con sau tuần thứ 40. Khi rơi vào trường hợp này mẹ bầu thường tỏ ra lo lắng, băn khoăn liệu thai 40 tuần có nên nhập viện không? Thai 40 tuần dấu hiệu chưa sinh sẽ thế nào? Bài viết dưới đây sẽ giải đáp các thắc mắc của bạn.

Thai nhi 40 tuần có nên nhập viện? Thai nhi 40 tuần có nên nhập viện?

Thai nhi 40 tuần có nên nhập viện hay không?

Theo thống kê, có đến 80% phụ nữ sinh con trong khoảng thời gian từ tuần thứ 37 đến tuần thứ 42 của thai kỳ; trong đó có 11% phụ nữ sinh con trước tuần thứ 37 và 9% phụ nữ sinh con sau tuần 40%. Như vậy, có thể thấy tỷ lệ phụ nữ sinh con từ sau tuần 40 trở đi chỉ chiếm một con số khá nhỏ. Bên cạnh đó, nhiều bà bầu cảm thấy lo lắng khi thai nhi bước sang tuần thứ 40 rồi mà vẫn “gan lì” không chịu ra. Hai yếu tố này khiến nhiều bà bầu và gia đình không khỏi băn khoăn, không biết thai nhi 40 tuần có nên nhập viện không?

Trên thực tế, khi đi khám, các bác sĩ sẽ xác định thời gian mang thai và số tuổi của thai nhi dựa trên ngày kinh cuối cùng, siêu âm và khám sức khỏe; từ đó họ sẽ đưa ra ngày dự sinh sao cho chính xác nhất. Vì vậy, khi gần đến ngày dự sinh, bạn cần đến gặp bác sĩ để biết được liệu mình sắp sinh em bé hay chưa đồng thời kiểm tra xem ngày dự sinh có chính xác không. Nếu thai nhi đến tuần thứ 40 mà vẫn chưa sinh, mẹ bầu nên nhập viện càng sớm càng tốt. Ở thời điểm này, các bác sĩ sẽ cùng với mẹ bầu theo dõi thai nhi một cách cẩn thận và thường xuyên bằng cách kiểm tra các chỉ số sinh lý, đo tim thai, độ co thắt tử cung. Dưới đây là một số nguyên nhân khiến thai 40 tuần tuổi vẫn chưa có dấu hiệu sinh

  • Có đến 9% phụ nữ sinh con sau tuần thứ 40, rất có thể bạn cũng rơi vào trường hợp này.
  • Chỉ có khoảng 3 đến 5% phụ nữ sinh con đúng với thời gian dự sinh. Đa số các trường hợp sinh sớm hoặc sinh muộn khoảng 2 tuần so với ngày dự sinh.
  • Có thể, mẹ bầu đã nhớ nhầm ngày kinh cuối cùng, kinh nguyệt không đều, dẫn đến việc chẩn đoán số ngày thai kỳ thiếu chính xác. Bên cạnh đó, việc mẹ đi khám thai quá muộn (tháng thứ 3 của thai kỳ mới đi khám) sẽ khiến bác sĩ khó dự đoán chính xác được ngày dự sinh bởi ở thời điểm này thai nhi phát triển nhanh, có thể lớn hơn kích thước tiêu chuẩn. Đây là lý do lý giải vì sao thai 40 tuần chưa có dấu hiệu sinh
  • Thai nhi bất thường: thiếu hụt enzyme ở nhau thai, dây rốn ngắn, ngôi thai không thuận (nằm ngược, nằm ngang, nằm chéo), nội tiết tố tuyến giáp thấp,..
  • Nguyên nhân xuất phát từ cơ thể mẹ: khung chậu nhỏ, lệch; cổ tử cung mở chậm,...

Những thay đổi tâm sinh lý của mẹ bầu khi thai kỳ bước sang tuần thứ 40

Khi bước vào những tuần cuối thai kỳ, đặc biệt là tuần 40 mẹ bầu thường có những sự thay đổi tâm sinh lý nhất định. Mẹ bầu và người nhà nên nắm bắt những sự thay đổi này để tránh bỡ ngỡ, lo lắng và căng thẳng nhé.

Thay đổi sinh lý

  • Mắt cá chân, bàn chân, bàn tay sưng vù, việc đi lại hay đứng lâu cũng khiến mẹ bầu cảm thấy khó khăn hơn thường ngày.
  • Ở tuần thứ 40, em bé có thể chào đời bất cứ khi nào, vì vậy em bé cùng nước ối sẽ di chuyển dần xuống dưới khu vực gần âm đạo, chỉ chờ đợi để được ra. Do vậy, những ngày này âm hộ có thể bị sưng, khoang chậu xuất hiện cảm giác nặng nề, tắc nghẽn.
  • Thai 40 tuần sẽ chèn ép vào khu vực trực tràng, bàng quang lớn, khiến cho không gian chứa chất thải bị thu hẹp, cơ thể phải đi tiểu, đi ngoài để đào thải bớt chất thải ra bên ngoài.
  • Âm đạo tiết dịch nhầy do tử cung đang chứa một lượng máu rất lớn. Đây là biểu hiện bình thường, không đáng lo lắng quá.

Thay đổi tâm lý

Quá trình mang thai luôn đong đầy cảm xúc cho mẹ bầu. Bước vào tuần thứ 40 khi mà em bé vẫn chưa chào đời, có lẽ điều này sẽ khiến mẹ bầu rất lo lắng nhưng cũng không khỏi hồi hộp, vui mừng để được nhìn mặt em bé chào đời. Trong tuần này, mẹ có thể đang nằm ở viện để chờ sinh hoặc được bác sĩ cho ở nhà để nghỉ ngơi, mẹ nên hạn chế ra ngoài, tránh tiếp xúc với mọi người vì rất có thể mẹ bầu sẽ cảm thấy khó chịu nếu ai đó hỏi tại sao vẫn chưa sinh em bé. Luôn nhớ, nhiệm vụ quan trọng nhất của mẹ bầu lúc này là nghỉ ngơi, thư giãn, không nên tập trung quá nhiều vào người khác hoặc những điều không vui.

Cuối cùng, mẹ bầu nên đem theo bên mình vài chiếc khăn hoặc băng vệ sinh để làm vật cứu cánh nếu nước ối vỡ ra bất ngờ. Vỡ nước ối là dấu hiệu em bé sắp chào đời, mẹ bầu cần được đưa đến viện ngay sau khi vỡ nước ối. Mặc dù chỉ có 15% các trường hợp vỡ ối xuất hiện trước các cơn co thắt tử cung nhưng mẹ bầu cũng nên đề phòng trường hợp vỡ ối bất ngờ có thể xảy ra với chính mình.

vicare.vn-thai-nhi-40-tuan-co-nen-nhap-vien-body-1

Em bé ở tuần 40 chưa sinh sẽ có những đặc điểm gì?

Để xua tan đi sự lo lắng, căng thẳng, những “đặc điểm dưới đây của em bé tuần thứ 40 chưa sinh” sẽ khiến mẹ vô cùng thích thú. Cùng điểm qua xem con bạn sẽ có những điểm gì đặc biệt nhé:

  • Cân nặng trung bình 3,4kg. Trong trường hợp em bé sinh với cân nặng từ 2,5 đến 3,8kg vẫn được coi là bình thường.
  • Chiều cao trung bình là 50,8 cm tính từ đầu đến chân.
  • Một lớp chất màu trắng có tên vernix caseosa bao phủ quanh da bé để giúp bảo vệ da sẽ biến mất dần. Do vậy, em bé sinh ra sau thời điểm này sẽ có làn da khô, tróc da.
  • Xương sọ vẫn chưa khít hẳn, vẫn có khe hở giúp bé lọt qua ống sinh dễ dàng hơn. Đó là lý do tại sao khi chào đời đầu bé có thể hơi giống hình chóp, nhưng đầu bé sẽ trở lại bình thường ngay vài tuần sau đó.

Làm gì khi đến tuần thứ 40 mà em bé vẫn chưa sinh?

Thai nhi ở tuần thứ 40 sẽ được kiểm tra, theo dõi về kích thước, cân nặng, độ xơ hóa nhau thai, chức năng dây rốn màng ối. Song song với đó, với thai tuần 40 dấu hiệu chưa sinh, các bác sĩ sẽ thực hiện hoặc hướng dẫn các biện pháp giục sinh cho mẹ bầu.

  • Bác sĩ hoặc hộ sinh sẽ mở rộng cổ tử cung bằng cách lấy chất nhầy quanh đầu em bé. Nhờ đó, prostaglandin sẽ được sản sinh nhiều hơn, làm tăng nhịp độ co thắt tử cung, tạo điều kiện cho việc em bé được sinh ra dễ dàng hơn.
  • Các thủ thuật giục sinh khác: làm vỡ ối nhân tạo, cho gel vào âm đạo, truyền Syntocinon.
  • Kích thích núm vú bằng cách xoa núm vú nhằm giúp sản sinh oxytocin giúp em bé mau chóng chào đời.
  • Đi bộ nhẹ nhàng: Khi đi bộ, lực hấp dẫn của trái đất sẽ đẩy em bé xuống dưới gần cổ tử cung hơn. Nếu cảm thấy mệt, mẹ bầu nên dừng lại, không nên gắng sức; đi bộ theo từng quãng đường nhỏ, chia nhỏ thời gian đi bộ.
  • Ăn cay giúp hỗ trợ quá trình chuyển dạ. Mẹ bầu lưu ý không ăn cay quá, khi ăn cay nên tham khảo ý kiến của bác sĩ.
  • Khi thấy thai 40 tuần chưa có dấu hiệu sinh, bạn có thể ăn dứa vì trong quả dứa có chứa enzyme Bromelain có khả năng kích thích và làm mềm tử cung, tạo điều kiện cho em bé ra ngoài sớm. Khi sử dụng dứa, mẹ bầu cũng nên hỏi bác sĩ về khả năng tiêu thụ dứa của cơ thể và lượng dứa cần ăn.
  • Quan hệ tình dục nhẹ nhàng: Trong tinh trùng có chứa một chất giúp làm mềm tử cung và oxytocin; nhờ đó các cơn co thắt tử cung xuất hiện đều đặn hơn. Lưu ý: không quan hệ tình dục khi đã vỡ ối vì có thể làm tăng nguy cơ nhiễm trùng, gây nguy hiểm cho em bé.

Đa số các trường hợp, các bác sĩ sẽ không để mẹ bầu sinh quá 2 tuần sau ngày dự sinh vì thế các biện pháp nêu trên sẽ giúp mẹ bầu sinh con sớm và an toàn. Nếu sinh trễ quá, mẹ bầu và thai nhi sẽ phải đối mặt với nhiều rủi ro:

  • Gia tăng nguy cơ nhiễm trùng tử cung, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và tính mạng của thai nhi.
  • Chức năng của nhau thai giảm do bị xơ hóa làm ảnh hưởng đến việc cung cấp dinh dưỡng; dẫn đến nguy cơ thai nhi bị dị tật hệ thần kinh, thiểu năng trí não, chết lưu.
  • Những em bé sinh quá muộn ở tuần thứ 41 đến 42 có nguy cơ mắc các bệnh về hô hấp, nhiễm trùng sau sinh cao hơn bình thường.
  • Tăng tổn thương cho mẹ khi sinh vì kích cỡ thai nhi quá lớn.

Sau 24 đến 48 giờ, nếu giục sinh có kết quả tích cực mẹ bầu hoàn toàn có thể sinh thường. Nếu giục sinh không có hiệu quả, phương pháp mổ lấy em bé sẽ được các bác sĩ tiến hành sớm để tránh những rủi ro không đáng có cho cả mẹ và em bé.

Trong thời gian này, bố mẹ luôn luôn giữ liên lạc với bác sĩ, thông báo cho bác sĩ những biến đổi, những biểu hiện bất thường của cơ thể để có biện pháp can thiệp tốt nhất.

vicare.vn-thai-nhi-40-tuan-co-nen-nhap-vien-body-2

Những lưu ý cần thiết dành cho mẹ bầu ở thời điểm chuyển dạ sinh con ở tuần thứ 40

Trước khi gặp con, mẹ sẽ phải trải qua giai đoạn khó khăn trong thời kỳ sinh nở. Những ngày cuối cùng của thai kỳ, cổ tử cung sẽ căng và mỏng dần bằng cách co dãn đều đặn. Sau đó, em bé sẽ di chuyển vào ống âm đạo để chào đời. Khi bắt đầu chuyển dạ, mẹ nên nạp năng lượng cho cơ thể bằng cách ăn thức ăn nhẹ bởi vì quá trình sinh em bé tốn rất nhiều sức lực. Mẹ bầu nên ăn những thức ăn giàu carbohydrate như bánh mì, ngũ cốc, sữa chua, súp, bánh quy, khoai lang, yến mạch... Nếu không muốn ăn, mẹ bầu chỉ cần ngậm một viên kẹo ngậm ngọt cũng giúp nạp thêm một chút năng lượng,.. Mặc dù mẹ bầu có thể bị đau, mệt mỏi, không muốn ăn gì, làm gì thì vẫn luôn nhớ phải uống đủ nước hoặc các loại nước có chứa chất điện giải, ion để tránh mất nước, đồng thời giúp bổ sung thêm năng lượng tức thì, giúp quá trình vượt cạn dễ dàng hơn.

Quá trình chuyển dạ sẽ khiến mẹ bầu đau, thậm chí là rất đau. Khi đó, mẹ bầu và người chăm sóc nên thay đổi tư thế sao cho thoải mái nhất và đỡ đau nhất. Bên cạnh đó, xoa tay làm ấm, chườm một chai nước ấm lên vùng thắt lưng cũng giúp giảm đau. Mẹ bầu tuyệt đối không la hét vì có thể ảnh hưởng đến đường thở; hơn nữa còn làm ảnh hưởng đến chính tinh thần của bản thân mình nữa. Mẹ bầu cần tập trung vào hơi thở, thở nhẹ nhàng, bình tĩnh, thở từ từ và đặt niềm tin vào bác sĩ.

Em bé 40 tuần mới sinh thì nên chăm sóc như thế nào cho khoa học?

Con chào đời là khoảnh khắc mà bất cứ bậc phụ huynh nào cũng cảm thấy hạnh phúc nhất. Khoảnh khắc hạnh phúc đó sẽ được tiếp nối và bố mẹ sẽ có thêm một nhiệm vụ cao cả nữa là chăm con. Vậy làm sao để chăm những em bé sinh ở tuần thứ 40 một cách khoa học nhất? Những em bé sinh ở thai 40 tuần được coi là sinh già, bố mẹ nên lưu ý những điều sau đây trong quá trình chăm sóc con:

  • Những em bé sinh già thường bị khô da, bong tróc da do chất nhầy bảo vệ da trong tử cung được hấp thụ ngược lại vào trong cơ thể. Do vậy, bố mẹ nên chuẩn bị dầu oliu để cho vào nước tắm và massage cho bé nhằm cung cấp độ ẩm, giúp da mềm, không bị không bong tróc.
  • Những em bé sinh thừa tháng thường có móng tay sắc và dài. Điều này vô tình có thể gây trầy xước da nếu em bé cào vào mặt mũi. Chính vì thế, mẹ nên nhờ những người có kinh nghiệm như hộ sinh, y tá cắt móng tay cho bé hoặc nhờ người có chuyên môn hướng dẫn; hoặc đeo bao tay cho bé để đảm bảo an toàn.
  • Những ngày cuối thai kỳ, nhau thai đã không đủ cung cấp dinh dưỡng cần thiết cho em bé. Chính vì thế, những em bé sinh già thường rất háu ăn. Bởi vậy, mẹ nên cho em bé bú sớm và thường xuyên để sữa ra nhiều và đều đặn. Thời gian đầu, khi sữa chưa ra nhiều và thường xuyên, mẹ có thể chuẩn bị một bình sữa bên ngoài cho con ăn thêm.
vicare.vn-thai-nhi-40-tuan-co-nen-nhap-vien-body-3

Như vậy, 9% trường hợp thai 40 tuần dấu hiệu chưa sinh. Đừng quá lo lắng! Nhưng nếu bạn thắc mắc thai 40 tuần có nên nhập viện không, thì câu trả lời là rất nên. Bạn cần nhập viện để chắc chắn bản thân và em bé được an toàn khi đã quá ngày dự sinh.

Xem thêm:

  • Tiểu đường thai kỳ có được uống nước râu ngô không?
  • Nên mua bảo hiểm thai sản hay bảo hiểm y tế khi chuẩn bị mang thai?
  • Tiểu đường thai kỳ là gì?