Thai 30 tuần đạp nhiều trong bụng mẹ ở bên phải là bất thường hay không?

Đối với các bà mẹ khoảng thời gian mang bầu bao giờ cũng là khoảng thời gian đáng nhớ nhất trong cuộc đời. Bên cạnh đó cũng không ít những trường hợp nhiều mẹ bầu khi bắt đầu bước vào tuần thai thứ 30, hiện tượng thai đạp nhiều bên phải trong bụng cũng khiến mẹ tỏ ra lo sợ đến sức khỏe của thai nhi.

Thai 30 tuần đạp nhiều trong bụng mẹ ở bên phải là bất thường hay không? Thai 30 tuần đạp nhiều trong bụng mẹ ở bên phải là bất thường hay không?

Đối với các bà mẹ khoảng thời gian mang bầu bao giờ cũng là khoảng thời gian đáng nhớ nhất trong cuộc đời. Dù có nhiều vất vả nhưng đổi lại là niềm vui niềm hạnh phúc vô bờ bến khi được đồng hành cùng với con cảm nhận được sự lớn lên trong 9 tháng 10 ngày của con. Bên cạnh đó cũng không ít những trường hợp nhiều mẹ bầu khi bắt đầu bước vào tuần thai thứ 30, hiện tượng thai đạp nhiều bên phải trong bụng cũng khiến mẹ tỏ ra lo sợ đến sức khỏe của thai nhi.

Sự phát triển của thai 30 tuần

Bước vào tuần thứ 30 bạn đang đi được 3/4 chặng đường của thai kỳ, lúc này em bé đã dài hơn 39 - 41cm, nặng khoảng 1,3kg cỡ bằng cái bắp cải lớn. Tay, chân và thân mình bắt đầu trở nên đầy đặn. Bé đã có thể quay đầu và cử động nhiều do đó bạn sẽ thường xuyên cảm nhận thai máy với những cú đạp và lộn nhào của bé vào thành bụng với tần suất cao. Vì vậy mà trong thời gian này mẹ có thể sẽ mệt mỏi và mất ngủ nhiều hơn.

Hiện tượng thai nhi đạp nhiều thể hiện điều gì?

Thai nhi bắt đầu có những chuyển động thường xuất hiện khi mẹ mang thai tới tuần thứ 16 của thai kỳ. Đối với những mẹ bầu có cơ thể gầy hơn thì khả năng cảm nhận được thai chuyển động cũng sẽ rõ ràng nhất.

Lúc đầu chỉ là những chuyển động nhẹ nhàng, có thể mẹ sẽ không cảm nhận rõ được. Nhưng càng về cuối thai kỳ, thai hoạt động càng nhiều và mạnh hơn trước. Những cú đạp, đấm của bé lên thành bụng sẽ càng mạnh mẽ và nhiều hơn. Những hoạt động này sẽ giúp bé phát triển tốt các cơ, xương, khớp... Vậy nên khi bé đạp nhiều cứ 4 lần trong 30 phút mẹ hãy tự nhủ và vui mừng là bé đang phát triển và khỏe mạnh.

vicare.vn-thai-30-tuan-dap-nhieu-trong-bung-me-o-ben-phai-la-bat-thuong-hay-khong-body-1

Lưu ý, trong 4 tiếng mà bé cử động ít chưa tới 10 lần hoặc nếu cử động quá nhiều, hơn 20 lần/ giờ. Mẹ cần thư giãn nghỉ ngơi và theo dõi nếu thai vẫn cử động mà không thuyên giảm tốt nhất mẹ cần đến gặp bác sĩ để được kiểm tra.

Từ tuần thai thứ 30 trở đi là khoảng thời gian thai chuyển động nhiều nhất, vì lúc này thai nhi không ngừng phát triển tăng tốc, bé sẽ không ngừng ngọ nguậy khua tay múa chân trong bụng mẹ. Vậy nên trong khoảng thời gian này mẹ cần lưu ý theo dõi hàng ngày để nhận biết được những dấu hiệu liên bất thường có thể liên quan đến sức khỏe của bé.

Thai đạp bên phải có bất thường không?

Ở những tuần đầu của thai kỳ, lúc này thai còn nhỏ không gian trong bụng mẹ khá là rộng rãi so với em bé vì thế bé sẽ di chuyển và không nằm ở một vị trí nào cố định. Khi bước vào các tháng cuối, lúc này thai nhi đã lớn hơn bụng mẹ đã trở nên quá chật hẹp, bé không còn nhiều không gian để ngọ nguậy nên bé sẽ nằm yên một chỗ ổn định trong bụng mẹ.

Tùy trường hợp mà sẽ có lúc thai nhi nằm về bên trái hoặc bên phải. Nếu mẹ cảm nhận được thai đạp nhiều trong bụng ở bên phải, tức là lưng của bé nằm ở bên trái bụng còn chân và tay của bé sẽ ở bên phải bụng của mẹ. Do đó, bé sẽ dùng tay chân đạp vào bụng mẹ nhiều hơn. Đây cũng là kiểu nằm bình thường và khá phổ biến của hầu hết thai nhi, vì thế mẹ cũng không cần quá lo lắng.

vicare.vn-thai-30-tuan-dap-nhieu-trong-bung-me-o-ben-phai-la-bat-thuong-hay-khong-body-2

Những lưu ý khi thai nằm về bên phải

Nếu xác định được vị trí thai đạp bên phải từ tuần thứ 30 trở đi, mẹ bầu khi ngủ nên nằm nghiêng về bên trái. Việc này sẽ giúp tăng cường lượng máu và oxy đến tử cung để nuôi dưỡng thai nhi tốt hơn.

Việc nằm nghiêng bên trái cũng sẽ giúp làm giãn tĩnh mạch ở chân để ngăn ngừa sự hình thành bệnh trĩ sau sinh.

Ngoài ra, khi nằm nghiêng bên trái cũng không tạo sức ép quá lớn lên vùng xương chậu, mẹ có thể ngồi dậy dễ dàng.

Mẹ cần hạn chế tư thế nằm nghiêng bên phải vì có thể sẽ cản trở việc lưu thông máu đến tử cung để nuôi thai dưỡng thai nhi.

Xem thêm:

  • Những thay đổi của mẹ và bé khi thai nhi 30 tuần
  • Thai nhi quay đầu ở tuần 30 có phải là dấu hiệu sinh sớm?
  • Giúp mẹ nắm bắt chỉ số thai nhi 30 tuần tuổi