Tất tần tật những điều bạn muốn biết về bệnh tiểu đường
"Có một nhận xét thú vị rằng, trong quá trình tư vấn cho bệnh nhân hàng ngày, tôi đã nhận ra rằng cứ 3 người lại có 1 người bị bệnh tiểu đường và hầu hết các bệnh nhân khác đều có một ai đó trong gia đình đang bị tiểu đường.Việc kiểm soát bệnh tiểu đường đang trở nên dễ dàng hơn trong vài thập kỷ gần đây do việc nghiên cứu với quy mô lớn đang được thực hiện
Tất tần tật những điều bạn muốn biết về bệnh tiểu đường
trên toàn thế giới. Mặc dù có nhiều phát triển nhưng vẫn còn những trở ngại sâu sắc trong việc kiểm soát bệnh tiểu đường. Những rào cản đó là sự thiếu hiểu biết và ốm yếu, kiến thức về bệnh tiểu đường của người dân và quan trọng hơn tất cả là những quan niệm sai lầm về bệnh tiểu đường." Đây chỉ là một trong số những thông tin bạn cần biết về bệnh tiểu đường mà các bác sỹ chuyên khoa muốn bạn hiểu được. Hãy đọc bài viết hôm nay của HoiBenh để có được những thông tin đầy đủ nhất.
Bác sĩ nói gì về điều trị bệnh tiểu đường
Tôi có thể chắc rằng bất cứ bác sĩ tư vấn nào, đều nhận được khá nhiều thông tin về việc kiểm soát bệnh tiểu đường và trong hầu hết các trường hợp chắc rằng sẽ có sự khác biệt về quan điểm. Vấn đề còn lại là dành thời gian thích đáng để giải thích từng cái và mọi thứ về bệnh tiểu đường mà hiện khó có bác sĩ nào có thể đưa ra một cách cụ thể. Ngay cả khi tôi mất 45 phút để kiểm tra và đưa ra tư vấn đầy đủ cho bệnh nhân tiểu đường. Tất cả các bác sĩ đều muốn bệnh nhân của mình tiếp tục làm tốt mà không có bất kỳ trở ngại nào. Nhưng thậm chí sau đó, một phần do sự chia sẻ thông tin không đầy đủ từ phía các bác sĩ hay do vai trò tiêu cực của các phương tiện truyền thông, rất khó để tìm ra một bệnh nhân duy trì việc điều trị với một bác sĩ duy nhất. Sự tin tưởng không được phát triển và điều đó thật đáng tiếc. Nếu một người không có sự tự tin đầy đủ về trình độ chuyên môn và sự tin tưởng về các kỹ năng điều trị bệnh của bác sĩ thì việc điều trị tổng thể sẽ gặp nhiều khó khăn.
Rất khó để tìm ra một bệnh nhân duy trì việc điều trị với một bác sĩ duy nhất.
Phương châm phía sau tác giả cuốn sách về Tiểu đường khá đơn giản. Nó làm cho mọi thứ rõ ràng và cụ thể về bệnh tiểu đường.
Kích thước của cuốn sách khá lớn và nó đang cung cấp những thông tin cơ bản liên quan đến bệnh tiểu đường. Các tác dụng phụ của thuốc trị bệnh tiểu đường đã được hợp nhất và tôi cũng đảm bảo rằng các mục tiêu trong quản lý bệnh tiểu đường cũng cũng làm sáng tỏ với những thông tin rất quan trọng. Sự thật và các khía cạnh liên quan đến insulin nên được làm rõ. Hầu hết mọi người đều sợ Insulin. Hai lý do quan trọng nhất đằng sau sự sợ hãi này, trước hết là do nó ở dạng tiêm và hầu hết chúng ta đều sợ tiêm; thứ hai là do những người thường sử dụng insulin cho rằng đây là dấu hiệu của giai đoạn cuối bệnh tiểu đường, mà đó thực sự lại là một suy nghĩ tiêu cực. Thậm chí nó đã mang đến những cơn đau khi bắt đầu sử dụng insulin với mẹ tôi, người đã bị tiểu đường trong 12 năm và bây giờ khi đường huyết đã được kiểm soát, bà không còn tin vào các báo cáo từ phòng thí nghiệm.
Dù sao đi nữa tôi cũng có một niềm tin vô hạn vào các độc giả của bài viết này khi hy vọng kết hợp một cách chính xác các thông tin về bệnh tiểu đường và phá vỡ được những cách nghĩ không đúng. Có một đề nghị chắc chắn là bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc chuyên gia về bệnh tiểu đường để kiểm soát hợp lý căn bệnh này và trong trường hợp có sai lệch về thông tin sẽ được cung cấp trong phần này.
Một vài sự thật về bệnh tiểu đường
- Có 4,09,00,000 bệnh nhân tiểu đường ở Ấn Độ vào năm 2007
- Đến năm 2025, 80% bệnh nhân tiểu đường trên thế giới là ở Ấn Độ
- Cứ 10 giây trên thế giới lại có một người sắp chết do bệnh tiểu đường.
- Cứ 10 giây lại phát hiện thêm hai trường hợp mới bị bệnh tiểu đường.
- Nguy cơ phổ biến nhất của bệnh tiểu đường là cắt cụt chi dưới.
- Hầu như 1 trong số 2 bệnh nhân sẽ bị các biến chứng liên quan đến bệnh tiểu đường tại thời điểm chẩn đoán bệnh lần đầu.
Bệnh tiểu đường là gì?
Tiểu đường là căn bệnh mà trong đó nồng độ đường trong máu cao hơn bình thường. Hầu hết các thực phẩm chúng ta ăn đều bị phá hủy thành phần glucose, hoặc đường, mà bị ôxi hóa bởi các mô để sản xuất năng lượng. Tuyến tụy, một cơ quan nằm gần dạ dày, tiết ra một hormone gọi là insulin. Insulin bơm glucose từ máu vào tế bào của cơ thể chúng ta. Khi bạn bị tiểu đường, cơ thể không sản xuất đủ insulin hoặc không thể sử dụng insulin của chính nó. Điều này làm cho đường phát triển trong máu của bạn.
Tiểu đường có thể gây ra các biến chứng sức khỏe nghiêm trọng bao gồm cả bệnh tim, mù mắt, suy thận, và cắt cụt chi dưới. Cho đến nay vẫn chưa có cách điều trị bệnh tiểu đường.
Bệnh tiểu đường có thể gây ra các biến chứng sức khỏe nghiêm trọng.
Làm thế nào để kiểm soát đường huyết ổn định trong cơ thể?
Lượng đường huyết được giới hạn từ 70 đến 110mg/dL khi ổn định và từ 100 đến 140mg/dL sau bữa ăn. Ở bất kỳ trạng thái ngẫu nhiên nào, lượng đường huyết được duy trì dưới 180 mg/dL. Điều này được thực hiện bằng các hoạt động cân bằng của một số hormone; một số trong đó có xu hướng tăng lượng đường trong máu trong khi một số có xu hướng làm giảm. Hormones làm tăng lượng đường trong máu là Glucagon, steroid, Adrenaline, somatostatin, hormon tuyến giáp, Hormone tăng trưởng vv
Chỉ có một loại hormone làm giảm lượng đường trong máu là insulin. Bất cứ khi nào lượng đường trong máu có xu hướng tăng lên trên mức cho phép, insulin được tiết ra từ tuyến tụy và đường từ máu được đẩy vào bên trong tế bào bằng insulin và đạt được sự cân bằng.
Insulin là gì?
Insulin là một hormone protein tiết ra từ tuyến tụy. Nó được phát ra từ tuyến tụy theo 2 cách. Isnulin tiết ra liên tục trong suốt cả ngày không phân biệt các bữa ăn để đảm bảo rằng lượng đường huyết ổn định dưới giới hạn. Quá trình tiết Insulin liên tục này được gọi là insulin nền.
Bất cứ khi nào tiêu thụ thực phẩm, Insulin sẽ cảm nhận được sự tăng lên tạm thời của đường huyết và được tiết ra một cách đều đặn cùng mỗi bữa ăn để làm giảm sự gia tăng đường huyết. Cách giải phóng Insulin này được gọi là Insulin bữa ăn.
Khi các bác sĩ điều trị cho bệnh nhân bằng insulin, họ luôn luôn cố gắng để kết hợp 2 cách nêu trên của mức độ insulin trong máu, điều mà thường rất khó khăn.
Những nguy cơ mắc bệnh tiểu đường
Nói chung, có thể được suy ra từ các nghiên cứu về gen bệnh tiểu đường, thì bao gồm cac nguy cơ sau:
- Nếu mẹ của bạn bị bệnh tiểu đường: bạn có 19% nguy cơ mắc bệnh.
- Nếu bố của bạn bị bệnh tiểu đường: bạn có 14% nguy cơ mắc bệnh.
- Nếu cả bố và mẹ bạn bị bệnh tiểu đường: bạn có 25% nguy cơ mắc bệnh.
- Nếu anh chị em của bạn bị bệnh tiểu đường: bạn có 75% nguy cơ mắc bệnh.
- Nếu anh/chị em sinh đôi của bạn bị bệnh tiểu đường: bạn có 99% nguy cơ mắc bệnh.
Bệnh tiểu đường có yếu tố di truyền.
Các triệu chứng và dấu hiệu của bệnh tiểu đường
Những người nghĩ rằng mình có thể bị tiểu đường phải đến gặp bác sĩ để được chẩn đoán. Họ có thể có một số hoặc không có các triệu chứng bệnh tiểu đường như sau:
- Đi tiểu thường xuyên
- Khát nước quá mức
- Sụt cân không rõ nguyên nhân
- Đói thường xuyên
- Tầm nhìn đột ngột thay đổi
- Ngứa ran hoặc tê ở bàn tay và bàn chân
- Liên tục cảm thấy mệt mỏi.
- Da khô
- Bị lở loét là quá chậm để điều trị
- Dễ nhiễm trùng hơn so với bình thường
- Buồn nôn, nôn, hoặc đau dạ dày có thể đi kèm với một số các triệu chứng trong khởi phát đột ngột của bệnh tiểu đường phụ thuộc insulin, lúc này gọi là tiểu đường type 1.
Các loại tiểu đường
Tiểu đường type 1, trước đây được gọi là tiểu đường phụ thuộc insulin (IDDM) chiếm khoảng 5% trong số các trường hợp được chẩn đoán mắc bệnh tiểu đường.
Tiểu đường type 2, trước đây được gọi là tiểu đường không phụ thuộc insulin (NIDDM) chiếm khoảng 90% đến 95% các trường hợp được chẩn đoán mắc bệnh tiểu đường.
Tiểu đường thai nghén là một loại bệnh tiểu đường gặp ở phụ nữ mang thai. Nếu không được điều trị, nó có thể gây ra các vấn đề cho bà mẹ và trẻ sơ sinh. Tiểu đường thai nghén phát triển trong 2% đến 10% các lần mang thai nhưng thường biến mất khi kết thúc thai kỳ.
Các loại cụ thể của bệnh tiểu đường (như đái tháo nhẹ) do hội chứng cụ thể di truyền, phẫu thuật, thuốc, suy dinh dưỡng, nhiễm trùng và các bệnh khác có thể chiếm 1% đến 5% các trường hợp được chẩn đoán mắc bệnh tiểu đường.
Tiểu đường ở phụ nữ mang thai nếu không điều trị sẽ gây ra các vấn đề sức khỏe cho thai phụ và trẻ sơ sinh.
Các yếu tố nguy cơ mắc bệnh tiểu đường
Các yếu tố nguy cơ mắc bệnh tiểu đường type 2 bao gồm:
- Cao tuổi
- Béo phì
- Tiền sử gia đình mắc bệnh tiểu đường
- Tiền sử mắc bệnh tiểu đường thai kỳ
- Khiếm khuyết trong dung nạp glucose
- Không hoạt động thể chất.
- Chủng tộc/dân tộc. Người Mỹ gốc Phi, Tây Ban Nha Mỹ La-tinh, da đỏ, và một số người Mỹ gốc Á và Thái Bình Dương có nguy cơ đặc biệt cao với bệnh tiểu đường type 2.
- Từng bị bệnh đa nang buồng trứng ở phụ nữ (PCOD)
- Từng bị stress
Các yếu tố nguy cơ được xác định rõ ràng ở bệnh tiểu đường type 1 hơn so với bệnh tiểu đường type 2, nhưng các yếu tố như sự tự miễn dịch, di truyền và môi trường cũng liên quan đến sự phát triển của các loại bệnh tiểu đường.
Tiểu đường thai nghén xảy ra thường xuyên hơn ở người Mỹ gốc Phi, Tây Ban Nha Mỹ La-tinh, da đỏ, và những người có tiền sử gia đình mắc bệnh tiểu đường hơn so với các nhóm khác.
Béo phì là một trong những nguyên nhân có nguy cơ cao dẫn đến bệnh tiểu đường. Một phụ nữ bị tiểu đường thai kỳ có 35% đến 60% nguy cơ phát triển bệnh tiểu đường trong 10-20 năm tới. Các loại cụ thể khác của bệnh tiểu đường, có thể chiếm 1% đến 5% các trường hợp được chẩn đoán, là kết quả của hội chứng di truyền riêng biệt, phẫu thuật, thuốc, suy dinh dưỡng, nhiễm trùng và các bệnh khác.
Stress kéo dài cũng có thể gây nên bệnh tiểu đường.
Các biến chứng của bệnh tiểu đường
Hầu hết các biến chứng của bệnh tiểu đường là mãn tính. Glucose trong máu cao có xu hướng làm tổn thương nhiều enzym và protein của cơ thể cần thiết cho các chức năng quan trọng và vì thế nhiều bộ phận cơ thể được cuối cùng bị phá hủy. Chúng tôi gọi đây là Cơ quan mục tiêu bị tổn thương (TOD).
Các cơ quan mục tiêu quan trọng là Thận (Cả hai), Mắt, tim, não, thần kinh và động mạch.
Dưới đây là một vài sự thật đáng sợ liên quan đến các biến chứng của bệnh tiểu đường:
- Bệnh tiểu đường là nguyên nhân phổ biến nhất của tình trạng cắt chi dưới không chấn thương.
- Một bệnh nhân tiểu đường có thể bị nhồi máu cơ tim mà không có bất kỳ cơn đau nào (Nhồi máu cơ tim im lặng).
- Bệnh nhân tiểu đường bị đau tim sớm trước 10 năm so với người cùng tuổi.
- Tiểu đường làm trầm trọng thêm quá trình lắng đọng các chất béo và lipid trong thành động mạch, đẩy nhanh việc bị xơ vữa động mạch, dẫn đến động mạch bị phong tỏa. Động mạch bị phong tỏa đột ngột có thể xảy ra trong tuần hoàn não gây ra đột quỵ, trong lưu thông tim mạch gây ra đau tim hoặc trong hệ thống động mạch ngoại biên gây hoại tử.
- Bệnh tiểu đường ảnh hưởng đến dây thần kinh dài và mỏng của chân, là nguyên nhân gây ngứa ran, dẫn đến chân tay bị tê liệt.
- Bệnh tiểu đường gây tôn thương chậm đến cả thận, dẫn đến việc phụ thuộc vào Thẩm phân máu và ghép thận.
- Bệnh tiểu đường là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây mù lòa, đục thủy tinh thể hoặc các bệnh về võng mạc.
- Quan trọng nhất, các biến chứng đó vẫn hoàn toàn không có triệu chứng trong giai đoạn đầu và chỉ biểu hiện ở giai đoạn sau khi lựa chọn phương pháp điều trị bị hạn chế.
- Bất kỳ sự nhiễm trùng, lở loét, nhiễm khuẩn, vết thương nào không nhanh chóng lành lại ở bệnh nhân tiểu đường không chỉ do sự gia tăng vi khuẩn quá mức mà còn do chất lượng kém của các mô đã bị hư hại bởi không kiểm soát được lượng đường trong máu.
Làm thế nào để biết về sự phát triển của các biến chứng do bệnh tiểu đường
Thông thường các biến chứng không báo hiệu cho bạn khi chúng bắt đầu phát triển. Chúng chỉ biểu hiện khi đã gây ra thiệt hại đáng kể không thể đảo ngược.
a. Nếu mắt của bạn có liên quan đến:
1. Giảm tầm nhìn
2. Nhiễm trùng mắt thường xuyên
3. Thay đổi kính thường xuyên
4. Màu hallows xung quanh ánh sáng
Giảm tầm nhìn là một trong nhứng biến chứng của bệnh tiểu đường.
b. Nếu dây thần kinh của bạn có liên quan đến:
1. Ngứa ran hoặc tê bàn chân
2. Sự bất ổn định hoặc mất cân bằngkhi đi bộ
3. Cảm giác đi qua một bề mặt cotton
4. Đau và cảm giác nóng ở chân
5. Bị mệt khi đứng lên hoặc bước lên cầu thang
6. Trượt dép khỏi chân.
7. Phát triển các vết loét không đau hơn bất kỳ phần nào của bàn chân đặc biệt là các điểm áp lực.
C. Nếu thận của bạn có liên quan đến:
1. Tăng cân không chủ ý
2. Sưng cả hai chân đặc biệt là vào buổi sáng sớm
3. Giảm lượng nước tiểu
4. Sưng mặt và thường toàn bộ cơ thể
5. Mất cảm giác ngon miệng và chán ăn
d. Nếu tim của bạn có liên quan:
1. Khó thở
2. Khó thở khi gắng sức
3. Đau ngực
4. Đánh trống ngực
5. Khó thở đột ngột thở vào giữa đêm
6. Sưng chân cấp tiến
Nếu tiểu đường biến chứng vào tim, thi thoảng bạn sẽ cảm thấy khó thở.
e. Nếu não của bạn là có liên quan:
1. Đột ngột bị tối
2. Đột ngột mất sensorium hoặc ngất xỉu
3. Đột ngột suy yếu các bộ phận của cơ thể hoặc giảm khả năng nói
f. Nếu động mạch của bạn có liên quan đến:
1. Đau khi đi bộ nhưng nhẹ nhõm khi nghỉ ngơi
2. Phát triển các vết loét ở chân
3. Đau khi nâng hai chân trên giường
4. Thay đổi màu sắc của đôi chân.
Điều đáng nói rằng nếu những biến chứng được xác định vào giai đoạn đầu thì chúng có thể được kiểm soát tốt và làm chậm tiến độ. Vì vậy, điều quan trọng là hãy kiểm tra về tiểu đường nếu bạn thấy bất kỳ triệu chứng nào.
Để tóm tắt, tôi muốn truyền tải một thông điệp rất đơn giản để tất cả mọi người đang phải chịu đau đớn hay đang sống chung với một người bị bệnh tiểu đường rằng mọi người nên cảnh giác, có họcvấn và định hướng tốt, không bao giờ bỏ qua tầm quan trọng của việc duy trì kiểm soát tối ưu với bệnh tiểu đường. Hãy nhớ rằng, nếu bệnh tiểu đường nằm ngoài sự kiểm soát, một người sẽ không bao giờ cảm thấy bất kỳ thay đổi nào trong cuộc sống hàng ngày nhưng cần phải rất cẩn thận về sự tác động trở lại của việc kiểm soát không tốt, thậm chí trước khi đến tuổi già. Và sẽ gặp nhiều khó khăn với trí nhớ và sức khỏe.
Theo Dr. Tanoy Bose (*)
(Nguồn: practo)