Tăng nhãn áp có phải là cận thị? tăng nhãn áp có nguy hiểm không?

Tăng nhãn áp là một bệnh lý ở mắt. Khi áp lực thủy dịch trong nhãn cầu tăng cao tạo áp lực lên mắt sẽ làm tổn hại đến các dây thần kinh mắt và gây mù lòa. Tăng nhãn áp là căn bệnh gây mù hàng đầu thế giới, tuy nhiên, bệnh lý này mọi người nghe có vẻ lạ tai, không biết tăng nhãn áp có phải là cận thị không hay tăng nhãn áp có nguy hiểm không?

Tăng nhãn áp có phải là cận thị? tăng nhãn áp có nguy hiểm không? Tăng nhãn áp có phải là cận thị? tăng nhãn áp có nguy hiểm không?

Tăng nhãn áp là một bệnh lý ở mắt. Khi áp lực thủy dịch trong nhãn cầu tăng cao tạo áp lực lên mắt sẽ làm tổn hại đến các dây thần kinh mắt và gây mù lòa.

Tăng nhãn áp là căn bệnh gây mù hàng đầu thế giới, tuy nhiên, nhiều người băn khoăn, không biết tăng nhãn áp có phải là cận thị không hay tăng nhãn áp có nguy hiểm không?

Bệnh tăng nhãn áp là gì?

Bệnh nhân tăng nhãn áp sẽ bị suy giảm thị lực dần dần, bệnh tăng nhãn áp gây tổn hương đến thị giác rất chậm nên người bệnh khó có thể nhận thấy sự mất dần thị lực cho đến khi bệnh trở nặng. Bệnh tăng nhãn áp không thể chữa nhưng chúng ta có thể phòng ngừa được bệnh bằng cách chẩn đoán và điều trị sớm.

vicare.vn-tang-nhan-ap-co-phai-la-can-thi-tang-nhan-ap-co-nguy-hiem-khong-body-1

Nguyên nhân của bệnh tăng nhãn áp

Do áp suất lỏng trong nhãn cầu tăng quá cao làm thần kinh thị giác không thể chịu được.

Bệnh tăng nhãn áp do một số nguyên nhân như:

  • Do di truyền
  • Do tuổi tác
  • Do chấn thương mắt
  • Do sử dụng Steroid
  • Do có tiền sử mắc các bệnh viêm nhiễm ở mắt

Triệu chứng của bệnh tăng nhãn áp

Những bệnh nhân có các triệu chứng sau nên đến bệnh viện chuyên khoa để được thăm khám và tư vấn điều trị về bệnh tăng nhãn áp.

Loại tăng nhãn áp góc mở là loại bệnh phổ biến nhất của bệnh này, bệnh tăng nhãn áp góc mở và tăng nhãn áp góc đóng có triệu chứng khác nhau.

Triệu chứng của tăng nhãn áp góc mở

  • Mất thị lực ngoại vi dần dần, thường cả hai mắt
  • Mất tầm nhìn trong các giai đoạn nặng

Triệu chứng của tăng nhãn áp góc đóng

  • Đau ở mắt nặng
  • Buồn nôn và nôn
  • Xáo trộn thị giác trong ánh sáng yếu
  • Mắt mờ, đỏ mắt, quầng quanh đèn

Bệnh tăng nhãn áp cần được phát hiện sớm để điều trị kịp thời. Hiện nay, y học đã có các phương pháp điều trị bằng thuốc hoặc phẫu thuật để điều trị bệnh tăng nhãn áp và phục hồi thị lực.

Những người thường mắc bệnh tăng nhãn áp

  • Phụ nữ lớn tuổi (trên 40 tuổi)
  • Những bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường, viêm nhiễm mắt
  • Những người từng bị thương ở vùng đầu hoặc mắt
  • Những người sử dụng thuốc Corticosteroid trong thời gian dài

Tăng nhãn áp có phải là cận thị không? Tăng nhãn áp có nguy hiểm không?

Với những thông tin ở trên, bạn có thể nhận biết được rằng, tăng nhãn áp và cận thị là 2 bệnh lý về mắt hoàn toàn khác nhau và nguy cơ của 2 bệnh này cũng không giống nhau.

Tăng nhãn áp nếu không được phát hiện và điều trị thì khả năng gây mù lòa là trên 40%, điều này làm ảnh hưởng rất nhiều đến cuộc sống của chính bản thân chúng ta. (Số liệu theo Tuổi trẻ Thủ đô)

Những phương pháp điều trị tăng nhãn áp

Bệnh tăng nhãn áp không thể chữa khỏi hoàn toàn, nhưng nếu được điều trị sớm thì có thể ngăn ngừa việc hỏng hoàn toàn thị giác ở bệnh nhân tăng nhãn áp. Việc điều trị sẽ làm chậm hoặc ngăn chặn việc mất tầm nhìn.

Điều trị bằng thuốc nhỏ mắt

Điều trị tăng nhãn áp bằng cách dùng thuốc nhỏ mắt. Đây là phương pháp điều trị đơn giản. Bệnh nhân sử dụng thuốc nhỏ mắt theo đúng quy định của bác sĩ, nhỏ chính xác các giọt theo quy định, không thì có thể đây tổn thương đế thần kinh thị giác. Bệnh nhân nên tuân thủ nghiêm ngặt các hướng dẫn của bác sĩ giữa những lần nhỏ mắt.

vicare.vn-tang-nhan-ap-co-phai-la-can-thi-tang-nhan-ap-co-nguy-hiem-khong-body-2

Điều trị bằng thuốc uống

Nếu sử dụng cách điều trị bằng thuốc nhỏ không làm giảm áp lực mắt xuống đến mức mong muốn, bệnh nhân có thể được bác sĩ cho đơn thuốc uống như Carbonic anhydrase. Thuốc này nên dùng trong bữa ăn để giảm tác dụng phụ.

Điều trị bằng phẫu thuật

Nếu bệnh nhân điều trị bằng thuốc không hiệu quả, bác sĩ có thể chỉ định phẫu thuật để điều trị. Hiện nay có một số phương pháp phẫu thuật điều trị tăng nhãn áp như: Phẫu thuật Laser, phẫu thuật chọn lọc, phẫu thuật cấy ghép ống thoát nước.