Tại sao trời lạnh ẩm dễ gây đau xương khớp?

Hàng năm, cứ vào cuối đông, đầu xuân khi thời tiết lạnh cùng với độ ẩm không khí cao thì số lượng bệnh nhân đau xương khớp lại tăng đột biến. Đối với những bệnh nhân cơ xương khớp lâu năm, tỷ lệ bị tái phát trong mùa này lên đến 90%.

Tại sao trời lạnh ẩm dễ gây đau xương khớp? Tại sao trời lạnh ẩm dễ gây đau xương khớp?

Vicare sẽ giúp bạn tìm hiểu về nguyên nhân cũng như cách phòng tránh bệnh cơ xương khớp vào đơt thời tiết lạnh ẩm.

Trời lạnh ẩm: Tác nhân thời tiết chính gây đau xương khớp

Theo y học hiện đại

Khi nhiệt độ xuống thấp, cơ thể sẽ có phản xạ tích trữ năng lượng khiến cho sự lưu thông của dòng máu kém hơn, sự lưu thông của dịch khớp cũng theo đó mà giảm đi. Dịch khớp giữ vai trò quan trọng giống như tấm đệm lò xo làm hạn chế sự cọ xát giữa các sụn khớp. Sự thay đổi độ nhớt của dịch khớp có thể là nguyên nhân dẫn đến những cơn đau. Đối với những bệnh nhân bị bệnh xương khớp lâu năm, đặc biệt là thoái hóa khớp, khi sụn và xương dưới sụn bị tổn thương kèm theo sự lưu thông dịch khớp kém làm cho sự cọ xát giữa các đầu xương tăng lên, gây đau nhức nhiều hơn.

Ngoài ra, theo nghiên cứu nhiệt độ thấp cũng làm cho các đầu mút dây thần kinh ở các khớp trở nên nhạy cảm hơn, khiến bệnh nhân cảm nhận cảm nhận cơn đau nặng hơn.

Bên cạnh đó, trời lạnh ẩm làm cho bệnh nhân mắc bệnh cơ xương khớp ít vận động, tập luyện hơn cũng là một trong các nguyên nhân làm nặng nề hơn các triệu chứng bệnh bệnh khớp lâu năm.

vicare.vn-tai-sao-troi-lanh-am-de-gay-dau-xuong-khop-body-1

Theo đông y

Các bệnh về cơ xương khớp thuộc phạm vi chứng tý, chủ yếu do phong hàn thấp gây ra.

Khi trời lạnh, hàn tà trong không khí tăng cao, phong là yếu tố thường đi kèm với hàn. Phong hàn xâm nhập kinh lạc làm bế tắc, kinh lạc không lưu thông gây đau nhức.

Hàn là âm tà khi xâm nhập vào cân cơ, kinh lạc gây co cơ khiến bệnh nhân cảm thấy đau nhức nhiều.

Bên cạnh đó thời tiết lạnh thường kèm theo mưa phùn, mưa dai dẳng nhiều ngày. Mưa đồng nghĩa với độ ẩm không khí cao, tức là thấp tà nhiều. Thấp xâm nhập vào kinh lạc, ứ đọng tại các khớp làm bệnh nhân càng cảm thấy nặng nề và bệnh dai dẳng, lâu khỏi.

Các khớp thường bị đau nhiều khi trời lạnh

Đa phần các bệnh nhân mắc bệnh cơ xương khớp đều bị nặng hơn, hoặc bùng phát khi trời lạnh. Từ bệnh nhân bị viêm khớp dạng thấp, thoái hóa khớp, hay thoát vị đĩa đệm,... hầu hết các khớp đều trở nên nặng nề, đau mỏi hơn trong những ngày thời tiết mưa lạnh.

Các khớp thường mắc bệnh nhiều nhất như: Các khớp cột sống, khớp gối, khớp bàn ngón tay, cổ tay, cổ chân,...

Cột sống, đặc biệt là cột sống thắt lưng là vị trí thoái hóa thường gặp nhất, do nơi này là vùng chịu gánh nặng lớn từ những hoạt động của con người như mang vác, bưng bê vật nặng. Chính vì vậy mà tỷ lệ những những bị những bệnh về cột sống thường chiếm tỷ lệ rất cao, khoảng 30% với cột sống thắt lưng và trên 20% với cột sống cổ. Những bệnh như thoái hóa cột sống, đặc biệt cột sống cổ ngày càng tăng cao và trẻ hóa đặc biệt là trong thời kỳ công nghiệp hóa, việc sử dụng máy tính, điện thoại hay làm việc văn phòng ngồi lâu cũng là một trong các nguyên nhân làm cho tỷ lệ mắc các bệnh về cột sống ngày càng tăng.

Không ngoại lệ, các khớp cột sống này cũng thường có biểu hiện bị đau nhiều hơn, có trường hợp đau dữ dội khi bước vào mùa lạnh. Nhiều trường hợp người bệnh bình thường, vào những ngày lạnh giá đột nhiên xuất hiện co cứng cơ làm đau mỏi cổ gáy nhiều như Vẹo cổ cấp hoặc đau lưng cấp.

vicare.vn-tai-sao-troi-lanh-am-de-gay-dau-xuong-khop-body-2

Thoái hóa cột sống hay các bệnh về cột sống khác nếu không điều trị dứt điểm có thể làm hạn chế vận động như quay, cúi, nghiêng cột sống khó khăn, thậm chí gây chèn ép vào dây thần kinh gây liệt. Chưa kể đến đau ảnh hưởng trực tiếp cuộc sống, sinh hoạt của người bệnh.

Đứng thứ 2 về mức độ thường gặp trong các khớp bị bệnh phải kể đến khớp gối.

Khớp gối là nơi chịu toàn bộ trọng lượng của cơ thể, chính vì vậy khớp gối cũng là nơi thường gặp phải các thương tổn nhiều nhất. Bên cạnh đó, khớp gối thường xuyên phải vận động, đi lại thường xuyên dễ gây tổn thương cho sụn khớp gây đau nhức. Triệu chứng này tăng lên rõ rệt trong mùa lạnh.

Các bệnh thường gặp đối với khớp gối gồm: Thoái hóa khớp gối, tràn dịch khớp gối,... những bệnh nhân mắc bệnh này thường tái đi tái lại nhiều lần, và mùa đông luôn là thời kỳ bùng phát của bệnh. Bệnh để lại nhiều di chứng nếu không được điều trị kịp thời. Trong đó nghiêm trọng nhất là khi phần sụn khớp bị vỡ ra tăng sự cọ xát giữa các xương và ảnh hưởng đến dây chằng. Điều này gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng cử động và di chuyển của khớp gối, thậm chí dẫn đến bị tật ở khớp gối.

Cách phòng tránh hiệu quả đau nhức xương khớp khi trời chuyển lạnh

Để phòng ngừa thoái hóa khớp và các bệnh đau nhức xương khớp vào mùa lạnh, ngoài việc ăn uống hợp lý, bổ sung đủ các chất Vitamin, khoáng chất, uống Glucosamin, thực phẩm giàu axit béo Omega-3 để phòng ngừa thoái hóa nặng thêm, bệnh nhân cần tập luyện thể dục thể thao điều độ, kể cả những ngày lạnh giá để cho các khớp được vận động kích thích dịch khớp bôi trơn, tránh khô, cứng khớp.

Một số người bị viêm, sưng đau các khớp cần hạn chế ăn các chất béo, hải sản hay các sản phẩm quá chua, quá mặn.

Những người bị thoái hóa khớp gối phải hạn chế leo cầu thang, hạn chế các môn thể thao cần đến trụ đầu gối, nên đạp xe nhẹ nhàng hoặc vận động tại chỗ.

Giảm và duy trì cân nặng hợp lý là cách để tránh cho các bệnh cơ xương khớp nặng thêm.

Bên cạnh đó, một trong những điều cần làm trong mùa đông để tránh hàn tà gây ra các bệnh về khớp là sử dụng các thực phẩm có tính ôn ấm.

vicare.vn-tai-sao-troi-lanh-am-de-gay-dau-xuong-khop-body-3

Theo bác sỹ Hoàng Khánh Toàn, trưởng khoa Đông y bệnh viện quân đội trung ương 108: Khi bệnh nhân đã bị đau xương khớp cần sử dụng thuốc, ưu tiên dùng thuốc đông y để cho hiệu quả điều trị bệnh cao, tránh những tác dụng phụ. Điều trị bằng đông y chủ yếu dùng các vị khu phong, tán hàn, thông kinh hoạt lạc để giảm đau nhức, co cơ. Trong đó có các vị thuốc nam dễ kiếm như rễ lá lốt, rễ cây xấu hổ, rễ cây khúc khắc có tác dụng trừ thấp tốt là khắc tinh của khí hậu lạnh ẩm. Gừng, quế, hồi có tác dụng trừ hàn tốt, làm giảm đau nhức, co cứng cơ do lạnh. Tuy nhiên người bệnh nên đến gặp bác sỹ đông y để được khám bệnh và kê đơn thuốc phù hợp với bệnh tình của từng người, không nên tự ý dùng thuốc sắc.

Bài viết được bác sĩ Đông y bảo trợ thông tin

Huệ Phạm