Tại sao phải nuôi con bằng sữa mẹ hoàn toàn 6 tháng đầu

Từ xưa đến nay, sữa mẹ luôn là nguồn dinh dưỡng quan trọng nhất của trẻ sơ sinh, vì sữa mẹ giúp bé có sức đề kháng tốt và thông minh hơn. Việc cho trẻ bú sữa mẹ trong 6 tháng đầu rất quan trọng, vì trong giai đoạn này trẻ còn non yếu sức đề kháng kém vì thế cho nên cần bú sữa mẹ để đảm bảo an toàn và có hệ miễn dịch tốt.

Tại sao phải nuôi con bằng sữa mẹ hoàn toàn 6 tháng đầu Tại sao phải nuôi con bằng sữa mẹ hoàn toàn 6 tháng đầu

1. Lợi ích của việc nuôi con bằng sữa mẹ

Việc bú mẹ hoàn toàn nửa năm đầu có tác dụng phòng viêm nhiễm đường ruột. Một nghiên cứu ở Philippines cho thấy, số trẻ nuôi nhân tạo bị tiêu chảy cao gấp 17 lần những trẻ được bú mẹ hoàn toàn. Bú mẹ hoàn toàn nghĩa là không cho trẻ ăn thêm bất cứ đồ ăn hoặc thức uống nào, kể cả nước.

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khuyến nghị các bà mẹ nên cho con bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu, sau đó mẹ bắt đầu ăn đồ bổ sung dưỡng chất và tiếp tục cho bé bú mẹ đến ít nhất 24 tháng tuổi. Ngoài việc phòng ngừa bệnh viêm nhiễm đường ruột, sữa mẹ cũng giúp tránh tử vong do tiêu chảy cho trẻ tới 1-2 tuổi.
vicare.vn-tai-sao-phai-nuoi-con-bang-sua-me-hoan-toan-6-thang-dau-body-2

Một nghiên cứu ở Brazil thực hiện trên các trẻ từ 8 ngày đến 12 tháng tuổi cho thấy, những trẻ được nuôi bằng thức ăn nhân tạo có nguy cơ tử vong do viêm phổi cao gấp 3-4 lần so với những trẻ được bú mẹ hoàn toàn. Ở trẻ bú mẹ một phần và ăn bổ sung, tỉ lệ tử vong do viêm phổi cũng thấp hơn trẻ nuôi nhân tạo.

Cần biết rằng tăng trưởng và phát triển của bé, hoặc việc bổ sung các chất vi lượng, nếu cần, cũng không hề được cải thiện nhờ ăn dặm sớm. Ngược lại, tất cả các loại thực phẩm ăn dặm của bé trước 6 tháng sẽ làm giảm khả năng nhận được tối đa sữa mẹ của bé.

Chuyên gia của WHO đã đưa ra kết luận rằng đợi đến đủ 6 tháng mới bắt đầu cho bé ăn dặm có nhiều giá trị lợi ích sức khỏe lâu dài, chứ không có bất kỳ bất lợi nào cho bé bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng. Ngoài ra, bé từ sau 6 tháng tuổi, đã có nguồn dự trữ của một số vi chất dự trữ trong cơ thể bé, lúc này máu của nhau thai đã cạn, do đó nhu cầu của bé lại tăng, và sữa mẹ đến giai đoạn này đã không đáp ứng nhu cầu của một số chất, nên việc bé ăn dặm để tiếp nhận thêm dưỡng chất từ một số thực phẩm khác bên cạnh sữa mẹ là cần thiết.

Tuy nhiên, trong môi trường vệ sinh về môi trường tồi tệ (dịch bệnh, thiên tai...), các bé có thể ăn dặm muộn hơn 6 tháng để các bé có thể giảm được nguy cơ tiếp xúc với các mầm bệnh truyền qua các thực phẩm ăn dặm.

Với tháng tuổi này, bé cũng đã bắt đầu chủ động tìm hiểu môi trường xung quanh và sẽ tiếp xúc với các chất độc vi sinh trong môi trường này, cho dù bé có bắt đầu ăn dặm hay không. Kết luận lại là, báo cáo khoa học này kết luận 6 tháng (180 ngày) là độ tuổi thích hợp nhất để bắt đầu tập cho bé ăn dặm.

2. Những lý do buộc bé phải dùng thức ăn thay cho sữa mẹ

- Mẹ bị bệnh nặng không thể hoặc rất khó cho con bú; nhiễm HIV; đang dùng các thuốc như iốt phóng xạ, an thần mạnh, một số thuốc kháng thyroid, các thuốc gây nhiều tác dụng phụ... Nếu mẹ bị herpes ở vú thì nên ngừng cho bú tạm thời cho đến khi khỏi. Nếu bị các nhiễm trùng khác như viêm áp xe vú, viêm gan B (người lành mang virus) thì vẫn có thể cho bú.
vicare.vn-tai-sao-phai-nuoi-con-bang-sua-me-hoan-toan-6-thang-dau-body-1

- Trẻ bệnh nặng đang trong giai đoạn điều trị tích cực (có thể dùng dung dịch nuôi dưỡng riêng cùng với sữa mẹ vắt ra), suy dinh dưỡng và mất nước nặng (cần một chế độ dinh dưỡng khẩn cấp, phù hợp).

Như vậy, sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng tốt nhất của trẻ, các mẹ hãy cố gắng ăn uống đủ chất trong lúc mang bầu và sau khi sinh để có đủ sữa cho bé giúp bé phát triển hơn và có sức đề kháng vượt trội hơn. HoiBenh khuyên các mẹ nên cho con bú sữa mẹ với điều kiện bất đắc dĩ thì mới nên cho con bú sữa ngoài.

>>>Xem thêm: Cách điều trị bệnh áp xe vú khi cho con bú

>>>Xem thêm: Mẹ dùng thuốc hạ sốt khi đang cho con bú có an toàn?