Tại sao người mắc bệnh đái tháo đường dễ suy sụp tinh thần và trầm cảm?

Một số nghiên cứu cho thấy mắc bệnh đái tháo đường làm tăng gấp đôi nguy cơ mắc bệnh trầm cảm và ngược lại, những người mắc trầm cảm có nguy cơ mắc đái tháo đường tuýp 2 hơn người bình thường khác. Vậy tại sao người mắc bệnh đái tháo đường dễ suy sụp tinh thần và trầm cảm?

Tại sao người mắc bệnh đái tháo đường dễ suy sụp tinh thần và trầm cảm? Tại sao người mắc bệnh đái tháo đường dễ suy sụp tinh thần và trầm cảm?

Một số nghiên cứu cho thấy mắc bệnh đái tháo đường làm tăng gấp đôi nguy cơ mắc bệnh trầm cảm và ngược lại, những người mắc trầm cảm có nguy cơ mắc đái tháo đường tuýp 2 hơn người bình thường khác. Vậy tại sao người mắc bệnh đái tháo đường dễ suy sụp tinh thần và trầm cảm?

Dấu hiệu suy sụp tinh thần và trầm cảm ở người mắc bệnh đái tháo đường

Để trả lời được câu hỏi tại sao người mắc bệnh đái tháo đường dễ suy sụp tinh thần và trầm cảm, chúng ta cần nhận diện được những dấu hiệu trầm cảm ban đầu của bệnh nhân để từ đó đưa ra các liệu pháp điều trị. Nếu người bệnh cảm thấy chán nản, nỗi buồn bực không giảm đi trong một thời gian dài thì có thể đã mắc thêm chứng trầm cảm. Bên cạnh đó, một số dấu hiệu sau về chứng trầm cảm ở người mắc bệnh đái tháo đường cũng cần được lưu ý:

  • Người bệnh không còn tìm thấy niềm vui trong các hoạt động mà đã từng yêu thích trước đó.
  • Bị mất ngủ hoặc ngủ quá nhiều.
  • Người bệnh đái tháo đường cảm thấy chán ăn, ăn uống không ngon miệng.
  • Không có khả năng tập trung.
  • Cảm thấy thờ ơ với mọi việc trong cuộc sống hằng ngày.
  • Người bệnh lúc nào cũng cảm thấy lo lắng hay hồi hộp.
  • Cảm thấy bị cô lập và cô đơn.
  • Cảm thấy buồn hơn vào buổi sáng.
  • Người bệnh luôn cảm thấy rằng mình không bao giờ làm đúng bất cứ điều gì.
  • Người bệnh đái tháo đường có ý nghĩ tự tử hoặc làm hại chính mình.
vicare.vn-tai-sao-nguoi-mac-benh-dai-thao-duong-de-suy-sup-tinh-va-tram-cam-body-1
Dấu hiệu suy sụp tinh thần và trầm cảm

Tuy nhiên, việc biết mình bị đái tháo đường cũng khiến bệnh nhân có những cảm giác tương tự như trầm cảm. Ví dụ, nếu đường trong máu của bạn quá cao hoặc quá thấp, bạn có thể cảm thấy lo lắng, bồn chồn hơn hoặc suy sụp tinh thần, năng lượng trong cơ thể. Khi lượng đường trong máu thấp cũng có thể khiến bạn cảm thấy run rẩy và đổ mồ hôi. Đây cũng là những triệu chứng tương tự như trầm cảm.

Nếu bạn hoặc người thân gặp phải triệu chứng trầm cảm, cần tham khảo ngay ý kiến của bác sĩ. Các chuyên gia và bác sĩ có thể giúp người bệnh xác định xem chính xác có phải là chứng trầm cảm hay không cũng như đưa ra từng liệu pháp điều trị cụ thể ở những mức độ khác nhau.

Tại sao người mắc bệnh đái tháo đường dễ suy sụp tinh thần và trầm cảm?

Đối với cả người bệnh cũng như các nhà khoa học luôn cố gắng tìm ra mối liên hệ và câu trả lời cho băn khoăn tại sao người mắc bệnh đái tháo đường thường dễ suy sụp tinh thần và trầm cảm.

Đầu tiên, nhiều chuyên gia đưa ra quan điểm rằng sự lo lắng trong quá trình mắc bệnh và điều trị bệnh mãn tính như bệnh đái tháo đường tuýp 2 có thể dẫn đến chứng trầm cảm. Điều này cũng gây ra những khó khăn nhất định khi đưa ra liệu pháp điều trị đái tháo đường. Bên cạnh đó, còn có một số nguyên nhân như sau:

  • Yếu tố di truyền do tiền sử gia đình có người mắc bệnh đái tháo đường và trầm cảm.
  • Béo phì
  • Tăng huyết áp
  • Ít vận động, tham gia các hoạt động thể dục thể thao.
  • Người bệnh mắc thêm cả bệnh động mạch vành

Đối với người mắc bệnh đái tháo đường, chứng trầm cảm có thể ảnh hưởng đến tất cả các hoạt động chăm sóc bản thân. Chế độ ăn uống, tập thể dục và các hoạt động khác trong cuộc sống hằng ngày có thể bị ảnh hưởng tiêu cực nếu người bệnh đang bị trầm cảm. Không những thế, điều này sẽ dẫn đến việc kiểm soát lượng đường trong máu sẽ gặp nhiều khó khăn.

Làm gì để giảm tình trạng trầm cảm ở người mắc bệnh đái tháo đường?

Sau khi có thông tin về nguyên nhân tại sao người mắc bệnh đái tháo đường dễ suy sụp tinh thần và trầm cảm thì người bệnh thường được điều trị thông qua sự kết hợp giữa thuốc và các liệu pháp. Một số thay đổi trong lối sống của bệnh nhân cũng có thể giúp làm giảm các triệu chứng suy sụp tinh thần và nâng cao sức khỏe.

Thuốc

Hiện nay, có nhiều loại thuốc được sử dụng để chống trầm cảm. Thuốc ức chế tái hấp thu serotonin có chọn lọc (SSRI) và thuốc ức chế tái hấp thu serorein norepinephrine (SNRI) thường được bác sĩ kê đơn. Những loại thuốc này có thể giúp làm giảm bất kỳ triệu chứng trầm cảm hoặc lo lắng có thể có mặt.

Nếu các triệu chứng trầm cảm không cải thiện hoặc trở nên tồi tệ hơn, bác sĩ có thể đề nghị một loại thuốc chống trầm cảm khác hoặc kết hợp với các liệu pháp khác. Lưu ý rằng dù bất kì loại thuốc nào cũng cần được sự tư vấn và chỉ định từ bác sĩ chuyên khoa.

Trị liệu tâm lý

Phương pháp trị liệu bằng tâm lý học có thể có hiệu quả để kiểm soát hoặc giảm các triệu chứng trầm cảm của người mắc bệnh đái tháo đường. Có một số hình thức trị liệu tâm lý có sẵn, bao gồm trị liệu hành vi nhận thức và trị liệu giữa các cá nhân. Người bệnh nên tham khảo sự tư vấn từ bác sĩ để lựa chọn phương pháp trị liệu phù hợp với bản thân.

Nhìn chung, mục tiêu của tâm lý trị liệu là:

  • Nhận ra các nguyên nhân gây trầm cảm.
  • Xác định và thay thế các hành vi có ảnh hưởng tiêu cực đến người bệnh.
  • Phát triển mối quan hệ tích cực của bản thân với người xung quanh.
  • Phát huy kỹ năng giải quyết vấn đề theo hướng tích cực

Thay đổi lối sống

vicare.vn-tai-sao-nguoi-mac-benh-dai-thao-duong-de-suy-sup-tinh-va-tram-cam-body-2
Tập thể dục thường xuyên có thể giúp giảm các triệu chứng trầm cảm

Tập thể dục thường xuyên có thể giúp giảm các triệu chứng trầm cảm do tăng cường các hóa chất tạo cảm giác tích cực trong não bao gồm serotonin và endorphin. Ngoài ra, hoạt động này kích hoạt sự phát triển của các tế bào não mới theo cách tương tự như thuốc chống trầm cảm. Hoạt động thể chất cũng có thể hỗ trợ điều trị bệnh đái tháo đường bằng cách giảm trọng lượng cơ thể và lượng đường trong máu, tăng năng lượng và sức chịu đựng của người bệnh. Bệnh cạnh đó, những lối sống tích cực khác cũng cần được phát huy:

  • Có một chế độ ăn uống hằng ngày đầy đủ dinh dưỡng và cân bằng.
  • Duy trì thời gian ngủ đủ và đều đặn.
  • Tránh các nguyên nhân gây căng thẳng trong quá trình làm việc
  • Luôn tìm kiếm và nhận sự hỗ trợ từ gia đình và bạn bè.

Xem thêm:

  • Quả xoài có công dụng hạ glucose máu, phòng bệnh đái tháo đường
  • Lợi ích của tập thể dục đối với bệnh đái tháo đường
  • Tiền đái tháo đường là bệnh gì?