Tại sao mùa hè gia tăng tình trạng chó dại cắn người?

Mùa hè đang đến gần, đó là khoảng thời gian lí tưởng để nghỉ ngơi và lên kế hoạch đi chơi của các em học sinh. Tuy nhiên, mùa hè cũng là thời điểm gia tăng các tai nạn dưới nước, các ca chó dại cắn cũng ngày càng nguy hiểm.

Tại sao mùa hè gia tăng tình trạng chó dại cắn người? Tại sao mùa hè gia tăng tình trạng chó dại cắn người?

Những vụ việc chó dại cắn thương tâm

Những ngày đầu năm, khi các gia đình vẫn trong không khí hân hoan đón chào năm mới, thì một gia đình gồm 5 người tại Lương Sơn (Hòa Bình) bị chó dại cắn, trong đó 2 người đã tử vong. Ít lâu sau, 1 bé trai 11 tuổi ở Yên Châu (Sơn La) đã bị con chó của nhà bác cắn và tử vong 3 tháng sau đó. Những vụ việc thương tâm chưa nguôi ngoai, thì ngay sau đó, các báo lần lượt đưa thông tin một bé trai 7 tuổi bị đàn chó cắn chết tại Kim Động (Hưng Yên)... điều đáng nói ở đây là người chủ của đàn chó này không hề ăn năn hối lỗi về hành động thả rông chó, không tiêm vắc xin dại và đeo rọ mõm cho chó.

Đây chỉ là số ít những vụ việc rúng động, ảnh hưởng đến toàn xã hội trong thời gian gần đây. Giá như những người nuôi chó nhận thức tốt một chút về tầm quan trọng của vắc xin ngừa bệnh dại cũng như đeo rọ mõm cho chó thì đã không xảy ra những câu chuyện buồn như vậy.

vicare.vn-tai-sao-mua-he-gia-tang-tinh-trang-cho-dai-can-nguoi2

Tại sao mùa hè lại gia tăng tình trạng chó dại cắn?

Theo Cục Y tế dự phòng, bệnh dại là bệnh viêm não tủy cấp tính do vi rút dại gây ra, lây truyền từ động vật sang người chủ yếu qua vết cắn của động vật mắc bệnh. Tại Việt Nam, bệnh dại lưu hành ở nhiều địa phương, chủ yếu là ở các tỉnh miền núi với nguồn truyền bệnh chính là chó. Bệnh thường tăng cao vào mùa nắng nóng từ tháng 5 đến tháng 8 hàng năm, gặp ở mọi lứa tuổi và hầu hết các trường hợp tử vong do bệnh dại đều không tiêm vắc xin.

Sở dĩ tình trạng chó dại cắn có xu hướng tăng cao trong mùa hè do đặc điểm thời tiết nắng nóng, chó thả rông khá nhiều, trẻ em về quê tiếp xúc gần với chó, tính năng động, hiếu kì của trẻ cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng chó dại cắn.

vicare.vn-tai-sao-mua-he-gia-tang-tinh-trang-cho-dai-can-nguoi3

Làm gì để phòng chống bệnh dại?

Hiện nay chưa có thuốc đặc trị để điều trị bệnh, tuy nhiên có thể phòng và điều trị dự phòng bằng vắc xin và huyết thanh kháng dại. Tiêm vắc xin phòng bệnh dại kịp thời cho người nghi bị chó dại cắn là biện pháp hiệu quả để phòng, chống bệnh dại ở người.

Hiện nay, Việt Nam có 2 vắc xin phòng bệnh dại được cấp giấy đăng ký lưu hành là vắc xin Verorab do Công ty Sanofi Pasteur, Pháp sản xuất, vắc xin Abhayrab được sản xuất bởi Công ty Human Biologigical Institute, Ấn Độ. Vắc xin dại được sử dụng trong tiêm chủng dịch vụ do người dân tự chi trả. Trên cả nước có khoảng 700 điểm tiêm chủng vắc xin dại. Hàng năm trung bình có khoảng 400.000 - 500.000 người tiêm vắc xin phòng dại.

Bên cạnh đó, Bộ Y tế triển khai quyết liệt, đồng bộ các biện pháp như: ban hành kế hoạch dự trù vắc xin; phối hợp với cơ quan thú y và chính quyền địa phương trong công tác giám sát, xử lý ổ dịch dại kịp thời; hướng dẫn các địa phương thực hiện đúng các quy định hiện hành trong công tác phòng, chống bệnh dại đồng thời chỉ đạo các đơn vị liên quan khẩn trương nhập khẩu, kiểm định, phân phối vắc xin này để đáp ứng nhu cầu phòng bệnh của người dân., đến nay vắc xin này đã được cung ứng kịp thời cho các cơ sở tiêm chủng vắc xin dại trên phạm vi toàn quốc để người dân có thể tiêm chủng phòng chống bệnh dại.

Để có thể chủ động phòng chống bệnh dại, Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế khuyến cáo mọi người khi bị chó, mèo cắn, cào, liếm cần: Rửa kỹ vết thương bằng nước và xà phòng đặc liên tục trong 15 phút, nếu không có xà phòng thì phải xối rửa vết thương bằng nước sạch - đây là biện pháp sơ cứu hiệu quả, bước quan trọng đầu tiên để giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh dại khi bị chó, mèo cắn. Sau khi sơ cứu, bạn cần rửa vết thương bằng cồn 70%, cồn iod hoặc Povidone, Iodine. Hạn chế làm dập vết thương và chú ý không được băng kín vết thương. Đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được tư vấn và tiêm phòng dại kịp thời. Chỉ có tiêm phòng mới ngăn ngừa không bị bệnh dại. Tuyệt đối không dùng thuốc nam, không tự điều trị, không nhờ thầy lang chữa bệnh dại.

Chó dại cắn rất nguy hiểm nếu không biết cách xử lí và điều trị kịp thời rất dễ dẫn đến tử vong. Để chủ động phòng chống bệnh dại, bạn nên đến các cơ sở y tế uy tín để tiêm ngừa vắc xin ngừa bệnh dại.

Xem thêm :

  • Phải làm gì khi bị chó dại cắn?
  • Sai lầm chết người trong xử lí khi bị chó cắn
  • Bị chó dại cắn bao lâu thì phát bệnh?