Tại sao bụi mịn PM2.5 lại nguy hiểm đến đường hô hấp?
Chất lượng không khí ở Hà Nội và TP.HCM ngày càng suy giảm đến mức nguy hiểm cho sức khỏe. Đặc biệt là bụi từ các công trình xây dựng, khí thải từ các phương tiện giao thông...gây ra bụi mịn PM2.5 dẫn đến các bệnh hô hấp. Vậy bụi mịn PM2.5 là gì, tại sao bụi mịn PM2.5 lại nguy hiểm đến đường hô hấp và loại bụi này có thể gây ra những bệnh hô hấp nào?
Tại sao bụi mịn PM2.5 lại nguy hiểm đến đường hô hấp?
Bụi mịn PM2.5 là gì?
Theo thuật ngữ khoa học, bụi mịn PM2.5 là những hạt bụi li ti trong không khí có kích thước 2,5 micron trở xuống, nhỏ hơn khoảng 30 lần so với sợi tóc người và khi nồng độ bụi PM2.5 trong không khí tăng lên sẽ khiến không khí có vẻ mờ đi và làm giảm tầm nhìn.
Ông Phạm Ngọc Đăng, Phó Chủ tịch Hội Bảo vệ thiên nhiên môi trường Việt Nam cho biết bụi mịn PM2.5 do các khí thải từ phương tiện xe cơ giới như ô tô, xe máy, các nhà máy sản xuất đốt nhiên liệu, nhiên liệu hóa thạch gây ra.
Tại sao bụi mịn PM2.5 lại nguy hiểm đến đường hô hấp?
Do bụi có nhiều kích cỡ và trạng thái khác nhau cho nên chúng cũng có những tác động khác nhau tới sức khỏe. Kích cỡ bụi càng nhỏ thì khả năng ảnh hưởng tới sức khỏe con người càng lớn.
Theo TS. BS Đinh Văn Lượng, PGĐ Trung tâm Ung thư Phổi Quốc gia,Trưởng khoa Phẫu thuật lồng ngực của Bệnh viện Phổi Trung ương thì ô nhiễm môi trường do bụi gây ra nhiều chứng bệnh khác nhau, đặc biệt là các bệnh liên quan tới đường hô hấp. Bên cạnh đó, bụi còn ảnh hưởng tới nhiều bộ phận khác nhau trên cơ thể như bệnh ngoài da, tim mạch, đau mắt.
Khi đi vào cơ thể bụi mịn PM2.5 sẽ gây ra kích ứng mắt, mũi, họng và phổi, ho, hắt hơi, chảy nước mũi, khó thở, viêm phế quản mạn tính, suy giảm chức năng phổi và làm nặng thêm tình trạng bệnh hen và bệnh tim.
Theo ThS.BS Vũ Xuân Đán, Trung tâm Bảo vệ sức khỏe lao động và Môi trường TP.HCM thì quá trình hô hấp là đưa oxy vào phổi, oxi tiếp xúc với máu tại phổi và trong máu có chất hemoglobin sẽ kết hợp với oxi và mang oxy đến các tế bào.
Nếu bụi mịn PM 2.5 kết hợp với khí CO hay SO2, NO2 nhiều sẽ cản hemoglobin kết hợp oxi khiến tế bào thiếu oxy. Đó chính là căn nguyên gây ra kích ứng mắt, mũi, họng và phổi, ho, hắt hơi, chảy nước mũi, khó thở, viêm phế quản mạn tính, suy giảm chức năng phổi và làm nặng thêm tình trạng bệnh hen và bệnh tim.
Bụi mịn PM 2.5 cũng ảnh hưởng đến cấu trúc của ADN do lượng oxy bị cản trở làm hủy hoại tế bào. Hơn nữa, các kim loại chuyển tiếp trong thành phần bụi cũng gây cản trở cơ chế sửa lỗi của DNA dẫn đến bệnh ung thư phổi.
Cả bụi vô cơ và hữu cơ đều xâm nhập vào hệ hô hấp của con người qua không khí và đi vào phổi. Bụi mịn PM2,5 có thể đi thẳng vào phế nang phổi và thậm chí đi thẳng vào máu do bụi mịn PM2.5 có kích cỡ li ti chỉ bằng 1/30 sợi tóc. Bụi mịn Pm2.5 cực kỳ nguy hiểm nhất khi có khả năng len lỏi sâu vào cơ thể gây ra hàng loạt bệnh hô hấp.
Các bệnh hô hấp do bụi mịn PM2.5 gây ra
Bụi mịn PM2.5 chứa nhiều hợp chất hóa học có thể gây kích ứng như hắt hơi, sổ mũi, ho, khó thở và về lâu dài có thể gây ra tình trạng rối loạn đường thở. Đặc biệt, ở bệnh nhân mắc sẵn các bệnh hô hấp, bệnh mãn tính ở phổi hay bệnh tim mạch thì tình trạng có thể nặng nề hơn với như các biến chứng nguy hiểm hơn.
Bên cạnh đó, các đối tượng có cơ địa dị ứng, nhạy cảm và người mắc bệnh hô hấp, tim mạch hoặc các bệnh nền mãn tính đều có thể khiến bệnh nặng thêm hoặc dẫn tới nhiều biến chứng nguy hiểm khi hít phải bụi mịn PM2.5.
Theo các nghiên cứu trên thế giới việc phơi nhiễm với bụi mịn PM 2.5 sẽ làm tăng nguy cơ bệnh tật và tử vong. Bụi mịn PM2.5 gây ra nhiều bệnh hô hấp như các bệnh như hen suyễn, bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính viêm phổi và cả bệnh tim mạch, tiểu đường hoặc ung thư phổi.
Rõ ràng bụi mịn PM2.5 rất nguy hại đối với sức khỏe của con người, đặc biệt là bụi mịn PM2.5 gây ra nhiều bệnh hô hấp nguy hiểm do chúng rất nhỏ nên có khả năng len sâu vào phổi. Để hạn chế các tác động tiêu cực của bụi mịn PM2.5 và tránh bệnh hô hấp do loại bụi này gây ra thì các bạn nên tìm những biện pháp ngăn ngừa và làm hạn chế tác hại bụi mịn PM2.5 phù hợp.
Xem thêm:
- Bụi PM2.5 là gì? Tác hại kinh khủng về loại bụi này
- 4 cách giúp tránh ô nhiễm không khí trong nhà
- CẢNH BÁO: Không khí Hà Nội sáng nay ô nhiễm thứ nhì thế giới