Tại sao bạn không nên nêm muối và đường trước khi con 1 tuổi?
Giai đoạn trẻ ăn dặm, ngoài chuyện đau đầu lựa chọn phương pháp Nhật, Mỹ, BLW hay truyền thống, vấn đề rất nhiều mẹ quan tâm là nêm nếm thức ăn cho con ra sao để vừa đảm bảo sức khỏe mà vẫn giúp con ngon miệng.
Tại sao bạn không nên nêm muối và đường trước khi con 1 tuổi?
Có nhiều ý kiến trái chiều xung quan vấn đề nêm muối và đường vào thức ăn trước khi con 1 tuổi. Vậy tại sao bạn không nên nêm muối và đường trước khi con 1 tuổi?
Trẻ dưới 1 tuổi không cần muối, không nên nêm muối vào đồ ăn của trẻ - Đúng nhưng chưa đủ
Thực tế, quan niệm cho rằng trẻ dưới 1 tuổi không cần muối, không nên nêm muối vào đồ ăn dặm của bé vì sẽ hại thận trẻ không sai, nhưng chưa đầy đủ.
Cơ thể cần muối để hoạt động và muối lại là chất cơ thể không tự tái sản xuất. Do đó, việc muối xuất hiện trong đồ ăn dặm là cần thiết. Tuy nhiên, các chuyên gia hàng đầu về sức khỏe trẻ em vẫn luôn khuyên các bà mẹ không nên cho con ăn muối. Nguyên nhân là lượng muối trẻ sơ sinh cần là vô cùng nhỏ. Trẻ dưới 6 tháng tuổi cần ít hơn 1g muối/ngày.
Trẻ từ 6 tháng tuổi đến 1 tuổi nhu cầu muối khoảng 1g-2g/ngày. Và lượng muối này, hoàn toàn đã được đáp ứng đầy đủ trong các loại thực phẩm trẻ ăn hàng ngày, từ một số loại thực phẩm chế biến sẵn như: pho mát, thịt nguội, xúc xích, mì ăn liền, ngũ cốc ăn liền... cho đến các thực phẩm tự nhiên như ngũ cốc, hoa quả, thịt gia cầm, cá, trứng, rau tươi.
Đối với trẻ dưới 1 tuổi, khi sữa vẫn còn là nguồn dinh dưỡng chính, việc nêm muối lại càng không cần thiết. Đối với những trẻ bú mẹ, trong sữa mẹ đã có thành phần muối phù hợp với bé. Sữa công thức cũng được bổ sung một lượng muối có tỷ lệ y hệt sữa mẹ. Do đó, với trẻ sơ sinh dưới 1 năm tuổi, khi sữa vẫn là nguồn thức ăn chủ yếu, lượng muối trẻ nhận được mỗi ngày qua sữa là hoàn toàn đủ cho hoạt động của cơ thể.
Theo Ủy ban Cố vấn Khoa học về Dinh dưỡng (SACN), đây là lượng muối tối đa được khuyến cáo cho mỗi độ tuổi.
- 0-6 tháng: <1 g (0.4g natri)
- 6-12 tháng: <1 g (0. 4g natri)
- 1-3 năm: 2 g (0.8g natri)
- 4-6 năm: 3 g (1,2g natri)
- 7-10 năm: 5 g (2 g natri)
- 11 năm trở lên: 6 g (2,4 g natri)
Bác sỹ nói gì về việc bổ sung muối cho trẻ
Theo các chuyên gia y tế, bé ăn nhạt tốt hơn ăn mặn, vì giúp giảm thiểu nguy cơ bệnh lý tim mạch và cao huyết áp về sau. Do thói quen của người Việt Nam thường thiên về ăn mặn, do đó đôi khi chúng ta cảm nhận thức ăn của bé quá nhạt, nhưng nếu bé không chê thì chúng ta cũng không cần nêm thêm mắm muối.
Một số bé thích vị hơi mặn của thức ăn, tùy theo món chúng ta có thể bổ sung một chút nước mắm, nhưng không nên cho nhiều. Như đã nói ở trên, nhu cầu muối tối đa của trẻ dưới 1 tuổi là 1-2g/ngày và gần như đã có đủ trong thực phẩm của bé.
Đối với bé trên 1 tuổi, nhu cầu iod và muối nhiều hơn, mẹ mới cần cho thêm một chút muối , mắm vào bữa ăn cho bé, không nên kiêng muối hoàn toàn bởi theo PGS.TS Hồ Bá Do, Giảng viên cao cấp Học viện Quân y PGS.TS Hồ Bá Do, Giảng viên cao cấp Học viện Quân y thì: "Không cho trẻ ăn muối, ăn quá nhạt sẽ làm ảnh hưởng tới những phản ứng sinh hóa trong cơ thể. Khi những phản ứng không được thực hiện sẽ gây ra rối loạn điện giải, rối loạn chất trong cơ thể. Các chất trong cơ thể mất cân bằng sẽ sinh ra nhiều căn bệnh nguy hiểm đối với cơ thể hậu quả không thể lường trước được".
Vậy có nên bổ sung đường cho trẻ dưới 1 tuổi không?
Trẻ dưới 1 tuổi cũng không nên bổ sung đường vào khẩu phần ăn hằng ngày bởi:
- Đường trải qua rất nhiều quá trình tinh chế hóa học, nó có thể có hại cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.
- Uống quá nhiều lượng đường có thể gây sâu răng và sâu răng ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.
- Uống nhiều đường có thể làm suy giảm hệ miễn dịch.
- Các nghiên cứu cũng cho thấy rằng trẻ em có chế độ ăn nhiều đường có khuynh hướng phát triển bệnh tim, béo phì và tiểu đường sau này trong cuộc đời.
Chất thay thế tuyệt vời cho đường trong thức ăn trẻ em là gì?
Mặc dù không cần làm ngọt cho mỗi bữa ăn của bé, nhưng đôi khi bạn có thể thêm chất làm ngọt tự nhiên vào bữa ăn của bé để giúp bé hứng thú với món ăn hơn.
Vậy chất làm ngọt tự nhiên cho thức ăn trẻ em là gì?
- Bạn có thể thêm trái cây vào thức ăn trẻ em để làm cho chúng ngọt tự nhiên.
- Cho đến khi con của bạn được khoảng tám tháng tuổi, bạn có thể sử dụng xi-rô để làm ngọt.
- Sau khi bé tròn một tuổi, bạn có thể bắt đầu sử dụng mật ong làm chất ngọt tự nhiên.
Muối và đường là cần thiết cho sự phát triển của bé nhưng cha mẹ cần bổ sung đúng cách để không bị phản tác dụng.
Xem thêm:
- Giảm lượng muối trong khẩu phần ăn để sống lâu hơn
- Bé không tăng cân khi ăn dặm phải làm sao?
- 7 điều thắc mắc khi cho bé ăn dặm theo phương pháp tự chỉ huy mẹ nào cũng hỏi