Tác dụng của phương pháp gây mê màng cứng

Gây mê ngoài màng cứng được sử dụng khá phổ biến trong quá trình chuyển dạ của mẹ bầu đỡ bị đau và sinh nở dễ dàng hơn. Gây mê màng cứng có nhiều công dụng ngoài ra nếu gây mê không đúng thời điểm sẽ khiến cơn chuyển dạ kéo dài hơn. Hãy cùng Vicare đi tìm hiểu về gây mê màng cứng nhé.

Tác dụng của phương pháp gây mê màng cứng Tác dụng của phương pháp gây mê màng cứng

Gây mê ngoài màng cứng được sử dụng khá phổ biến trong quá trình chuyển dạ của mẹ bầu đỡ bị đau và sinh nở dễ dàng hơn. Gây mê màng cứng có nhiều công dụng ngoài ra nếu gây mê không đúng thời điểm sẽ khiến cơn chuyển dạ kéo dài hơn. Hãy cùng Vicare đi tìm hiểu về gây mê màng cứng nhé.

Gây mê màng cứng là gì?

Gây mê màng cứng hay còn gọi là gây mê vùng. Có nghĩa là bà bầu sẽ nhận được một mũi gây tê vào cột sống, thuốc phân tán sang hai vùng lân cận xung quanh làm tê liệt một vài bộ phận chịu áp lực nhiều nhất trong khi chuyển dạ. Thuốc thường có tác dụng từ núm ti tới rốn hoặc xuống tận các ngón chân. Vì vậy các bà bầu hòa toàn tỉnh táo và ý thức được mọi chuyện xung quanh.
vicare.vn-tac-dung-cua-phuong-phap-gay-me-mang-cung-body-1

Gây mê màng cứng có nhiều ưu điểm được chị em chọn lựa

Gây mê màng cứng giúp giảm đau hiệu quả nhất là trong trường hợp con chuyển dạ kéo dài, mẹ bầu bị kiệt sức.

Bác sĩ gây mê có thể kiểm soát được hiệu quả giảm đau thông qua điều chỉnh linh hoạt loại thuốc, liều lượng và cường độ của thuốc. Khi xảy ra chuyển dạ em bé bắt đầu tuột xuống đường sinh sản vì thế điều này rất quan trọng , thuốc mê có thể không đủ để kiểm soát cơn đau hoặc bạn có thể thình lình thấy đau những vùng khác.

Phương pháp gây mê cục bộ nên mẹ vẫn tỉnh táo và biết được những gì đang xảy ra.

Trong trường hợp mẹ bầu phải chuyển mổ đẻ cấp cứu thì thuốc gây mê vẫn có tác dụng.

Giảm đau hiệu quả nên mẹ có thể đỡ mất sức, có thể thoải mái chuẩn bị cho cơn rặn đẻ sắp tới.

Hạn chế của gây mê màng cứng

Ngoài những ưu điểm mà gây mê màng cứng đem lại, cũng có những hạn chế nhất định. Mẹ bầu vẫn có thể cảm thấy các cơn đau và có thể bị tụt huyết áp. Mẹ phải giữ nguyên một tư thế khiến cơn chuyển dạ có thể kéo dài hơn bình thường hoặc không xuất hiện cơn co. Sau khi sinh xong sản phụ có thể bị đau lưng, buồn nôn, chóng mặt, đau đầu. Gây mê màng cứng cúng tang khả năng sốt ở sản phụ trong khi chuyển dạ. Vấn đề này không ảnh hưởng đến nguy cơ nhiễm trùng ở em bé nhưng do hiện tượng sốt chưa rõ ràng và nghi vấn nhiễm trùng ở trẻ sơ sinh nên mẹ có xu hướng dùng thuốc kháng sinh không cần thiết. Thai nhi có thể không tìm được vị trí tốt nhất để chào đời và tang nguy cơ phải đẻ mổ. Sản phụ cũng có thể bị tổn thương ở sàn chậu và không thể tự đi lại sau vài giờ.
vicare.vn-tac-dung-cua-phuong-phap-gay-me-mang-cung-body-2

Đối tượng không thể dùng gây mê màng cứng

Để thực hiện một ca gây mê màng cứng, bác sĩ phải khám thật chi tiết cho bà bầu và tiểu sử bệnh lí của bà bầu, tình trạng chuyển dạ con và cơn co thắt để xem liệu bạn có phù hợp với phương pháp này không. Tuy nhiên với những trường hợp sau bà bầu sẽ không được dùng phương pháp này:

- Đã và đang dùng thuốc chứa chất làm loãng máu trong thai kỳ.

- Chất lượng máu của bà bầu không đủ tiêu chuẩn do quá ít tiểu cầu hay một vài lý do khác.

- Tình trạng thừa cân khiến bác sĩ gây mê khó có thể xác định được vị trí khoang trên màng cứng để truyền thuốc vào.

- Chảy máu quá nhiều hoặc đang bị sốc không đạt điều kiện thích hợp cho thủ thuật đẻ không đau bởi bà bầu rất dễ bị tụt huyết áp đột ngột.

- Viêm nhiễm vùng lưng cũng không thể thực hiện được phương pháp này.

- Mẹ bầu có cổ tử cung đã mở đủ để chuẩn bị sinh thường.