Sức đề kháng của trẻ có giảm sau khi cắt amidan không?

Tuy là một bệnh khá đơn giản, nhưng nếu không được điều trị kịp thời, viêm amidan hoàn toàn có thể gây nên những biến chứng nguy hiểm đối với người bệnh. Do đó, nhiều trường hợp viêm amidan nặng dẫn đến cắt bỏ amidan.

Sức đề kháng của trẻ có giảm sau khi cắt amidan không? Sức đề kháng của trẻ có giảm sau khi cắt amidan không?

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi BSCK II Vũ Văn Soát - Trưởng Khoa Nhi - Sơ sinh, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hạ Long.

1. Amidan là một cơ quan của hệ miễn dịch

Amidan là một trong những cơ quan thuộc hệ miễn dịch của cơ thể, đây là một cấu trúc giống với thịt nhưng thực tế là các hạch bạch huyết nằm ở 2 bên ở phía sau họng và có tác dụng ngăn chặn sự xâm nhập của các vi khuẩn.

Amidan hoạt động mạnh từ độ tuổi 4 – 10 tuổi, sau đó khi đến độ tuổi dậy thì mức độ miễn dịch của amidan sẽ giảm dần. Nguồn gốc của bệnh viêm amidan thường là do sự nhiễm khuẩn hay nhiễm virus quá tải sự ngăn chặn của amidan sẽ làm cho amidan bị sưng và viêm.

2. Sức đề kháng có giảm đi sau khi cắt amidan?

Cơ thể con người nhận được sự bảo vệ bởi một hệ thống miễn dịch bao gồm rất nhiều cơ quan khác nhau, vì vậy sức đề kháng của cơ thể thường bị ảnh hưởng rất ít sau khi cắt bỏ amidan.

3. Chỉ định cắt amidan trong những trường hợp nào?

  • Viêm amidan nhiều đợt cấp, từ 5 - 6 lần trong vòng một năm.
  • Viêm amidan gây nên những biến chứng như: viêm tai giữa, viêm xoang hoặc các biến chứng nặng như thấp tim, viêm khớp, viêm cầu thận.
  • Amidan có kích thước quá to, gây cản trở ăn uống, ngủ ngáy lớn, ngưng thở trong lúc ngủ hoặc nhiễm khuẩn tái phát nhiều lần, làm ảnh hưởng chất lượng sống của người bệnh...
  • Amidan còn được chỉ định cắt khi có nhiều ngóc ngách chứa nhiều chất tiết gây hôi miệng kéo dài, nuốt vướng hoặc nghi ngờ ác tính.
vicare.vn-suc-de-khang-cua-tre-co-giam-sau-khi-cat-amidan-khong-body-1
Chỉ định cắt amidan trong những trường hợp nào?

4. Sức khỏe bị ảnh hưởng ra sao nếu không cắt amidan bị viêm?

Khi amidan sưng to, có kích thước quá lớn sẽ gây bít tắc đường thở, ảnh hưởng đến hô hấp. Trong trường hợp này, trẻ sẽ có biểu hiện ngủ ngáy tăng dần, khó thở, có thể gặp cơn ngưng thở lúc ngủ rất nguy hiểm. Tình trạng thiếu oxy kéo dài sẽ ảnh hưởng lên nhiều cơ quan khác nhau như thần kinh, tim, phổi, bất thường sọ mặt...

Amidan thường xuyên bị viêm nhiễm sẽ làm sức khỏe giảm sút và dẫn đến nhiều biến chứng như áp-xe quanh amidan, viêm tế bào, áp-xe cạnh họng, nhiễm trùng vùng sau họng, viêm khớp, viêm cầu thận, viêm cơ tim...

5. Không phải cứ viêm amidan là phải cắt

Không ít trường hợp cha mẹ thấy con bị viêm amidan là đến bác sĩ cắt để khỏi bị viêm. Quan niệm này sai lầm hoàn toàn. Thực tế, chỉ định cắt amidan ở trẻ nhỏ thường rất hạn chế. Đa số trẻ bị viêm amidan nhẹ và không cần thiết phải cắt. Khi bị viêm amidan phụ huynh cần đưa trẻ đến bệnh viện để được các bác sĩ chuyên khoa điều trị đúng hoặc chỉ định cắt amidan nếu thực sự cần thiết.

6. Cắt amidan có ảnh hưởng gì không?

Cắt amidan có thể gây biến chứng tử vong do nhiều nguyên nhân: gây mê, cắt không đúng kỹ thuật (cắt chạm mạch máu gây chảy máu, không cầm được), bệnh nhân có rối loạn đông máu.

Vì vậy trước khi cắt, bệnh nhân cần thực hiện các xét nghiệm rất kỹ về các chức năng gan, thận và đông máu để tránh những tai biến đáng tiếc xảy ra. Nếu có chỉ định cắt bỏ thì nên phẫu thuật tại các bệnh viện có chuyên khoa tai mũi họng, không nên đến phẫu thuật ở phòng mạch tư nhân.

Sau phẫu thuật cắt amidan cần phải tuân thủ nghiêm ngặt về chế độ ăn uống và vệ sinh răng miệng. Sau cắt amidan từ 7 - 10 ngày, nếu có chảy máu cần đến bệnh viện để bác sĩ kiểm tra và xử trí kịp thời.

7. Cắt amidan xong có bị tái phát không?

vicare.vn-suc-de-khang-cua-tre-co-giam-sau-khi-cat-amidan-khong-body-2
Khi đã cắt amidan hoàn toàn thì sẽ không bị tái phát viêm amidan nữa.

Khi đã cắt amidan hoàn toàn thì sẽ không bị tái phát viêm amidan nữa. Tuy nhiên vẫn có thể mắc phải viêm họng, viêm mũi... có các triệu chứng tương tự.

Trường hợp hi hữu đã cắt amidan rồi nhưng có thể chưa cắt hết nên tổ chức amidan còn sót lại có thể bị viêm tái phát. Nếu viêm nhiều, bệnh nhân nên đi khám bác sĩ Tai Mũi Họng để cắt lại. Nếu hiện tượng viêm chỉ là tổn thương viêm mạn tính ở tổ chức quanh amidan thì không cần phẫu thuật lại mà chỉ nên uống kháng sinh và chống viêm trong đợt cấp, nên khám và chữa trị dứt điểm mỗi khi bị viêm.

Bên cạnh đó để phòng ngừa viêm amidan tái phát, bệnh nhân cần chú ý giữ sức khỏe tốt, nâng cao thể trạng, tăng sức đề kháng của cơ thể bằng cách rèn luyện thân thể, tập thể dục thể thao, giữ vệ sinh răng miệng, mũi, họng bằng cách đánh răng sau khi ăn, súc họng bằng nước muối ấm, tránh dùng quá nhiều nước đá và ra vào phòng lạnh đột ngột, nhất là khi nhiệt độ ngoài môi trường cao, nên dùng khẩu trang tránh bụi khi làm việc ở những nơi có mức độ ô nhiễm cao.

XEM THÊM:

  • Viêm amidan cấp thường gặp ở tuổi nào?
  • Vị trí và vai trò của amidan - Vì sao trẻ hay bị viêm amidan?
  • Viêm amidan mạn tính thường gặp ở tuổi nào? Nguyên nhân, dấu hiệu nhận biết, cách điều trị