Sử dụng máy tính có ảnh hưởng tới thai nhi không?

Thời gian gần đây có rất nhiều bài báo, các đoạn chia sẻ nói về việc sử dụng máy tính có ảnh hưởng đến thai nhi và quá trình mang thai của mẹ.

Sử dụng máy tính có ảnh hưởng tới thai nhi không? Sử dụng máy tính có ảnh hưởng tới thai nhi không?

Thời gian gần đây có rất nhiều bài báo, các đoạn chia sẻ nói về việc sử dụng máy tính có ảnh hưởng tới thai nhi và quá trình mang thai của mẹ.

Những thông tin này làm cho rất nhiều chị em trở nên hoang mang, lo lắng nhất là đối với những chị em có công việc văn phòng, hành chính, những người phải tiếp xúc với máy tính hàng ngày. Vậy thì sử dụng máy tính có ảnh hưởng tới thai nhi thật không?, hãy cùng HoiBenh tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

Sử dụng máy tính có ảnh hưởng tới thai nhi và thai kỳ

Có nhiều quan điểm cho rằng các bức xạ phát ra từ máy tính có thể sẽ ảnh hưởng tới sự phát triển của thai nhi, gây ra dị tật bẩm sinh, thai nhi nhẹ cân, thậm chí là làm sảy thai. Tuy nhiên, đây là một quan điểm hoàn toàn sai lầm.

Theo nhiều nghiên cứu gần đây đã chứng minh rằng: mức bức xạ của laptop và màn hình máy tính khá thấp, chỉ tương đương với mức bức xạ từ tivi, đài,... không đủ để gây ra tác động xấu tới thai nhi. Chính vì vậy mà mẹ bầu có thể sử dụng máy tính một cách bình thường, tuy nhiên cần lưu ý một vài điểm dưới đây để không bị ảnh hưởng tới sức khỏe.
vicare.vn-su-dung-may-tinh-co-anh-huong-toi-thai-nhi-body-1

Sử dụng máy tính ảnh hưởng đến khung xương và gây ra bệnh trĩ

Việc ngồi lâu một chỗ sẽ làm cho huyết dịch của phần khung xương chậu bị ứ đọng, máu phần thân dưới trở nên khó lưu thông. Thêm vào đó, việc ngồi lâu bên máy tính sẽ ảnh hưởng tới các khớp xương ở ngón tay, cổ tay, vai và khiến vùng cổ bị đau nhức.

Đối với những phụ nữ đang ở giai đoạn cuối của thai kỳ, việc ngồi trước máy tính nhiều sẽ có khả năng mắc bệnh trĩ rất cao.

Vì vậy, mẹ cần chú ý dùng máy tính có chừng mực, nếu công việc phải gắn liền với máy vi tính, thì nên nghỉ ngơi 5 phút sau khi ngồi 30 - 1 tiếng để mắt được rời khỏi màn hình, đứng dậy đi lại nhẹ nhàng để thư giãn các cơ hoặc mẹ có thể tập một vài động tác thể dục nhẹ nhàng để lưu thông khí huyết.

Ngoài ra mẹ nên ngồi cách xa màn hình khoảng chừng 50cm để bảo vệ mắt và luôn luôn giữ thẳng lưng khi ngồi. Điều này sẽ rất có lợi cho cột sống và khung xương chậu. Bên cạnh đó mẹ có thể đặt một cái gối mềm sau lưng để có thể ngồi thoải mái hơn.
vicare.vn-su-dung-may-tinh-co-anh-huong-toi-thai-nhi-body-2

Mẹ bầu cần ngồi máy tính có chừng mực, thường xuyên nghỉ ngơi thư giãn.

Bức xạ máy tính

Mặc dù bức xạ của máy tính không thể làm ảnh hưởng đến sức khỏe của thai nhi, nhưng theo nhiều nghiên cứu, bức xạ và điện trường được phát ra từ máy tính có thể sẽ khiến bạn đau đầu, mỏi mắt, mắc chứng hay quên và luôn thấy khó chịu, những tác động này không đủ làm ảnh hưởng đến sức khỏe nhưng có thể ảnh hưởng đến tâm trạng của phụ nữ đang mang thai.

Bên cạnh đó việc đối diện lâu với máy tính cũng sẽ khiến cho da bị khô, nhợt nhạt, nổi mụn, vì thế các mẹ nên sử dụng một số loại kem dưỡng ẩm cho da và uống nhiều nước để bổ sung đủ nước cho cơ thể, sau khi rời khỏi máy tính thì nên rửa mặt bằng nước lạnh để loại bỏ bớt tia bức xạ trên mặt.

Các mẹ cũng nên ăn nhiều trái cây và rau tươi để tăng cường vitamin A, B1, C, E, giúp chống oxy hóa, tăng khả năng miễn dịch và làm giảm tác động của các bức xạ điện từ.

Để hạn chế các tác động tiêu cực từ tia bức xạ, nên tránh để những vật bằng kim loại xung quanh nơi đặt máy tính, thêm vào đó, mẹ có thể đặt một chậu xương rồng hoặc là hoa thủy tiên để chúng hấp thụ bớt bức xạ từ máy tính. Nếu như sử dụng máy bàn, mẹ nên lắp tấm màn hình bảo vệ và chỉnh độ sáng của màn hình ở mức vừa phải vì màn hình càng sáng thì lượng bức xạ điện từ càng mạnh.

Trên đây là một số ảnh hưởng của việc sử dụng máy tính đến mẹ trong thời gian mang thai, hi vọng với bài viết này, bạn đọc đã hiểu sử dụng máy tính có ảnh hưởng tới thai nhi và thai kỳ của mẹ như thế nào từ đó cẩn trọng hơn trong việc sử dụng máy tính khi mang thai.
>>> Xem thêm: Hướng dẫn cách sử dụng máy tính hợp lý với bà bầu