Són tiểu khi hắt hơi trong thai kì mẹ bầu phải làm sao?
Thường gặp ở phụ nữ đang trong quá trình thai kì hoặc sau sinh, hiện tượng tiểu són hoặc hắt hơi són tiểu thường gây khó chịu và trở ngại cho chị em phụ nữ trong việc sinh hoạt và giữ gìn vệ sinh cá nhân.
Són tiểu khi hắt hơi trong thai kì mẹ bầu phải làm sao?
Nguyên nhân
Tiểu són thường hay xuất hiện trong các thời điểm khác nhau của thai kì, nhiều nhất là vào cuối thai kì. Trong khoảng thời gian này chỉ cần mẹ bầu cười hoặc hắt hơi, tập thể dục hoặc nhặt đồ vật cũng có thể gây ra hiện tượng són tiểu gây khó chịu cho mẹ bầu. Hiện tượng này có nguyên nhân do trong quá trình thai kì, vùng cơ đáy của xương chậu bị căng ra do phải nâng đỡ trọng lực mỗi ngày một lớn hơn của em bé trong bụng mẹ. Do vậy các cơ xương đáy chậu khi có áp lực tác động lên bụng bầu như hắt hơi, cúi người...sẽ làm thay đổi hoạt động của đường dẫn tiểu. Kết quả là khiến vài giọt nước tiểu bị thoát ra ngoài một cách không kiểm soát được gọi là hiện tượng són tiểu hoặc theo y học gọi là hiện tượng tiểu không kiểm soát.
Đây là một hiện tượng phổ biến ở cả phụ nữ mang thai và chưa mang thai. Trên thực tế, cứ 10 phụ nữ trong độ tuổi từ 20 đến 55 tuổi sẽ có 1 đến 3 người mắc phải triệu chứng này. Són tiểu vốn không phải là bệnh do lớn tuổi gây ra và không tất yếu phải xảy ra sau sinh mà có thể là bệnh lý thực sự.
Việc mắc chứng són tiểu thường gây xấu hổ cho người bệnh và tạo mùi khó chịu ở vùng kín, nếu không được vệ sinh sạch sẽ có thể dẫn đến ẩm ướt tạo điều kiện cho vi khuẩn sinh sôi.Điều trị són tiểu ra sao?
Trong thời gian thai kì, mẹ bầu nên duy trì các bài tập đáy xương chậu thường xuyên để giúp cơ đáy chậu rắn chắc hơn. Trong trường hợp bị són tiểu thường xuyên, mẹ bầu cần chọn quần lót có độ thấm hút cao và nên thay quần lót thường xuyên. Tránh việc sử dụng băng vệ sinh liên tục vì có thể khiến vùng kín bị bí hơi, tạo điều kiện phát triển cho vi khuẩn, khuẩn nấm gây viêm, nhiễm.
Bên cạnh đó, các mẹ bầu nên thay đổi thói quen thường nhật như hạn chế uống nhiều nước, không để táo bón kéo dài, giảm cân và tập đi tiểu theo giờ. Nếu đang trong quá trình thai kì, mẹ bầu nên đi tiểu ngay khi có thể vì càng giữ nước tiểu trong người thì càng tăng nguy cơ són tiểu.
Ngoài ra, mẹ bầu cũng có thể dùng miếng lót nhỏ có chất liệu thấm hút tốt ngoài băng vệ sinh đặt dưới đáy quần lót, hoặc có thể luyện tập theo bài tập Kegel dành riêng cho cơ xương chậu.Sau khi sinh con mà mẹ bầu vẫn bị hiện tượng són tiểu, cần đi thăm khám bác sĩ sớm để được kiểm tra, chẩn đoán và điều trị. Bác sĩ có thể kê đơn và hướng dẫn phác đồ trị liệu bằng cách cho uống thuốc, mổ nội soi, mổ bụng hoặc ngả âm đạo, đặt ống thông tiểu ngắt quãng để điều trị.
Mẹ bầu nên nhớ són tiểu là một hiện tượng phổ biến ở phụ nữ, tuy nhiên nếu không điều trị sẽ gây nhiều ảnh hưởng khó chịu đến với cơ thể chị em phụ nữ đồng thời cũng làm tăng nguy cơ lây nhiễm các bệnh lý phụ khoa như nhiễm nấm âm đạo gây ngứa ngáy, nổi hạch hoặc loét âm hộ. Són tiểu là một bệnh lý có thể điều trị khỏi nếu được thăm khám kịp thời và tuân thủ theo ý kiến điều trị của bác sĩ, do vậy khi xuất hiện triệu chứng són tiểu, chị em nên đi đến các cơ sở y tế thăm khám phụ khoa để bệnh lý này.