Siêu âm nhiều có tốt cho thai nhi không?

Ngày nay việc kiểm tra sự phát triển của thai nhi được rất nhiều bố mẹ quan tâm, tuy nhiên siêu âm là dùng sóng âm để ghi lại những hình ảnh bên trong cơ thể bạn, vì vậy rất nhiều bố mẹ lo ngại việc siêu âm nhiều có tốt cho thai nhi không . bài viết dưới đây, Vicare sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc này

Siêu âm nhiều có tốt cho thai nhi không? Siêu âm nhiều có tốt cho thai nhi không?

Ngày nay việc kiểm tra sự phát triển của thai nhi được rất nhiều bố mẹ quan tâm, tuy nhiên siêu âm là dùng sóng âm để ghi lại những hình ảnh bên trong cơ thể bạn, vì vậy rất nhiều bố mẹ lo ngại việc siêu âm nhiều có tốt cho thai nhi không . bài viết dưới đây, HoiBenh sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc này

Siêu âm là gì?

Siêu âm là dùng một thiết bị ghi lại hình ảnh và chuyển động của những gì trong cơ thể bạn.

Đặc biệt siêu âm rất có ý nghĩa trong thăm khám thai, bác sĩ siêu âm có thể quan sát thấy: có bao nhiêu em bé trong tử cung, kích cỡ em bé như thế nào, tim bé đập ra sao, nhanh hay chậm, quan sát các cơ quan trên cơ thể bé liệu có bất thường gì về giải phẫu hay không, đo kích thước, chu vi vòng đầu, qua đó dự kiến khá chính xác ngày sinh.

Siêu âm hoạt động như thế nào?

Siêu âm là những sóng âm có tần số cao mà tai con người không thể nghe được, sóng âm được phát ra từ một thiết bị gọi là đầu do, truyền sóng âm đi qua da, đi qua thành bụng để ghi lại hình ảnh bên trong bằng cách dội lại các sóng âm tương ứng.

Siêu âm không giống như xquang, trong khi xquang dùng tia X để nhận định các dấu hiệu thì siêu âm sử dụng các sóng âm có tần số khác nhau, điều này khẳng định tính an toàn của siêu âm đối với thai nhi.

Tại sao phải siêu âm khi mẹ đang mang thai?

vicare.vn-sieu-am-nhieu-co-tot-cho-thai-nhi-khong-body-1

Siêu âm có thể giúp mẹ thấy được sự phát triển của thai nhi, giúp các mẹ biết được: mình có mấy thai trong bụng, bé có phát triển đúng tuổi hay không, có bất thường gì về cấu tạo giải phẫu ở các bộ phận trên cơ thể hay không, bánh rau có ở đúng vị trí không, em bé có bị dây rốn cuốn quanh cổ hay không và đặc biệt là mẹ có cần phải sinh mổ hay không?

Và một điều đặc biệt không kém phần quan trọng mà rất nhiều bố mẹ quan tâm đó là giới tính của thai nhi, tuy nhiên theo quy định thì điều này cần được giữ bí mật và qua siêu âm các bác sĩ cũng có thể phát hiện liệu con có bị những bất thường sinh dục bẩm sinh hay không?

Siêu âm nhiều có tốt cho thai nhi không?

Nhiều nghiên cứu cho thấy siêu âm không gây hại gì đến thai nhi và sự phát triển bình thường của thai nhi trong bụng mẹ.

Theo BS CKII Trần Thị Nhật Thiên Trang- khoa chăm sóc trước sinh, bệnh viện Từ Dũ cho biết :” theo những thông tin y học đến thời điểm hiện tại sóng siêu âm không gây bất thường cho thai, tuy nhiên để không có những lo lắng không cần thiết các bạn chỉ nên tái khám và siêu âm theo chỉ định của bác sĩ “

Mặc dù được ghi nhận không gây hại hay ảnh hưởng gì đến thai nhi và cả người mẹ nhưng các bác sĩ vẫn khuyến cáo các mẹ không nên quá lạm dụng siêu âm. Siêu âm quá nhiều không chỉ gây tổn hại về mặt kinh tế mà còn mất rất nhiều thời gian chờ đợi được thăm khám và siêu âm, chưa kể đến việc bố mẹ có thể đến khám tại các cơ sở không đảm bảo chất lượng cả về mặt chuyên môn và trang thiết bị có thể dẫn đến những lo lắng và sai lầm đáng tiếc.

Chỉ nên đi khám theo đúng định kì và làm các xét nghiệm cần thiết do các bác sĩ có chuyên môn tại các bệnh viện uy tín để được kết quả tốt nhất , tạo điều kiện cho thai nhi phát triển bình thường.

Các mốc thời gian nên đi khám và làm siêu âm thai nhi?

vicare.vn-sieu-am-nhieu-co-tot-cho-thai-nhi-khong-body-2

Theo các bác sĩ có 3 thời điểm quan trọng bắt buộc các bà mẹ mang thai phải đi khám và siêu âm thai đó là tuần từ 12-14, tuần từ 22-24 và tuần từ 32-34, 3 lần là số lần siêu âm tối thiểu cần làm trong suốt thai kì. Tuy nhiên , khám đầy đủ thì phải 7 lần đối với một thai kì bình thường, còn đối với những sản phụ có nguy cơ cao như mắc bệnh mãn tính, cúm, hay cao huyết áp,.. số lần thăm khám cần nhiều hơn.

3 tháng đầu

Tuổi thai từ 12-14 tuần : lần siêu âm này có thể là lần siêu âm đầu tiên của thai kì để xác định chính xác tuổi thai, số lượng thai,..

Đây là thời điểm xác định tuổi thai và ngày sinh dự kiến tốt nhất so với những lần khác, từ đó có thể biết được khi sinh là thai đủ thay thiếu tháng, dự phòng được thai già tháng đặc biệt là suy dinh dưỡng thai trong tử cung.

Đây cũng là thời điểm duy nhất siêu âm để đo độ mờ da gáy nhằm dự đoán số bất thường về nhiễm sắc thể và phát hiện một số bất thường khác.

3 tháng giữa

Tuần thai từ 22 đến 24 tuần : thời điểm này đặc biệt quan trọng , mặc dù các mẹ bầu vẫn cảm nhận được sự lớn lên từng ngày của thai nhưng vẫn cần được thăm khám và siêu âm để phát hiện những bất thường của thai nhi, cùng với đó là khảo sát về bánh rau và nước ối.

Đây cũng là giai đoạn lí tưởng cho mọi đình chỉ thai nghén thường được chỉ định trước tuần 28 của thai kì. Do vậy đây là mốc khám thai quan trọng trong việc tầm soát các dị tật bẩm sinh ở thai nhi như sứt môi, hở hàm ếch, dị dạng các cơ quan, nội tạng,..

3 tháng cuối

Tuổi thai từ 32 đến 34 tuần : khám và siêu âm trong thời điểm này nhằm phát hiện một số bất thường về hình thể thai nhi xảy ra muộn như ở tim, mạch máu và các bất thường ở não như giãn não thất,..

Chẩn đoán ngôi thai, cân nặng thai nhi, khảo sát bánh rau, dây rốn và nước ối, từ đó đánh giá và tiên lượng cuộc sinh sắp tới.

Thăm khám và siêu âm khảo sát sự phát triển của thai nhi là rất quan trọng, nó không chỉ đảm bảo sự phát triển bình thường của thai mà còn tiên lượng để có được sự chăm sóc tốt nhất cho cả mẹ và bé.

Xem thêm:

  • Vì sao muốn thử thai thường phải đo nồng độ HCG?
  • Thai 1 tuần siêu âm có thấy không?
  • Tại sao chỉ nên siêu âm thai 3 lần trong thai kỳ?