Sảy thai và thai lưu: Nguyên nhân, dấu hiệu và phòng ngừa
Đối với những mẹ bầu, sảy thai là nỗi lo lắng với rất nhiều bất an vì chỉ cần một vài tác động từ bên trong hoặc bên ngoài, đặc biệt trong giai đoạn 3 tháng đầu của thai kỳ cũng có thể dẫn đến việc thai nhi không được chào đời. Vậy, thai phụ nên có sự hiểu biết về sảy thai và thai lưu để có thể phòng ngừa sảy thai cũng như thai lưu.
Sảy thai và thai lưu: Nguyên nhân, dấu hiệu và phòng ngừa
Đối với những mẹ bầu, sảy thai là nỗi lo lắng với rất nhiều bất an vì chỉ cần một vài tác động từ bên trong hoặc bên ngoài, đặc biệt trong giai đoạn 3 tháng đầu của thai kỳ cũng có thể dẫn đến việc thai nhi không được chào đời. Vậy, thai phụ nên có sự hiểu biết về sảy thai và thai lưu để có thể phòng ngừa sảy thai cũng như thai lưu.
Tổng quan về sảy thai và thai lưu
Về tổng thể, hai hiện tượng sảy thai và thai lưu (hay được gọi là thai chết lưu) đều nằm trong khái niệm lớn ‘‘Sảy thai’’.
Sảy thai là tình trạng kết thúc thai nghén trước khi thai có thể sinh ra và có khả năng sống được, thường ở tuần thứ 20- 22 của thai kỳ. Theo ước tính, cứ 5 thai phụ thì có 1 người bị sảy thai và 80% trường hợp sảy thai xảy ra trong vòng 12 tuần lễ đầu. Sảy thai xảy ra ở khoảng 20% trong số phụ nữ mang thai
Thai lưu là một trường hợp sảy thai khi thai nhi đã chết nhưng còn lưu lại trong tử cung mà chưa bị đẩy ra ngoài.Tử cung không trục xuất thai nhi, nhau thai và các mô trong một số tuần, do đó người mẹ có thể không biết rằng thai đã hỏng. Thời gian lưu thai có thể lâu hàng tuần, hàng tháng nhưng triệu chứng thai nghén biến mất. Số ca bị thai lưu xảy ra vào khoảng 1% thai phụ.Dấu hiệu sảy thai và thai lưu
Dấu hiệu cho thấy nguy cơ sảy thai và thai lưu là mất triệu chứng mang thai như ốm nghén, ngực không còn căng tức, không còn buồn nôn, chảy máu bất thường, ra máu đen ở âm đạo nếu là hiến tượng thai lưu, đau bụng dưới, đau lưng, dịch nhờn ở âm đạo, tử không còn phát triển,... Thai phụ hay có tâm trạng bất thường, hay lo lắng... Mẹ cũng không nhận thấy dấu hiệu chuyển động của thai nhi nữa. Khi siêu âm không thấy có tim thai.
Nếu trong thai kỳ, đặc biệt là 3 tháng đầu, mẹ bầu có thấy những dấu hiệu này thì cần đi khám ngay để kiểm tra.
Nguyên nhân dẫn đến sảy thai và thai lưu
Hơn 60% trường hợp sảy thai tự nhiên là hậu quả do người mẹ hoặc bố mang nhiễm sắc thể dị dạng, khoảng 50% do di truyền, khoảng 15% do chấn thương, nhiễm khuẩn, thiếu dinh dưỡng, tiểu đường, dị dạng giải phẫu, cổ tử cung hở, tử cung có vách ngăn, u xơ tử cung quá to. Những người phụ nữ bị rối loạn kinh nguyệt và hội chứng đa nang có nguy cơ bị sảy thai sớm cao hơn. Môi trường ô nhiễm và các chất độc hại, chất kích thích như ma túy, rượu, thuốc lá, cà phê và căng thẳng có thể gây hại cho thai nhi và gây sảy thai.
Nguyên nhân gây ra thai chết lưu có thể là do thai phụ mắc các bệnh lý mãn tính như viêm thận, suy gan, huyết áp cao..., các bệnh nội tiết, nhiễm độc thai nghén, nhiễm các bệnh kí sinh trùng như sốt rét ác tính, nhiễm virus, tử cung dị dạng hoặc kém phát triển... Ngoài ra, độ tuổi của thai phụ quá lớn, từ 40 tuổi trở lên và thai phụ có chế độ dinh dưỡng kém, thường xuyên lao động nặng nhọc cũng có nguy cơ gây ra thai chết lưu.
Một số lý do thai nhi dị dạng, rối loạn nhiễm sắc thể, bất đồng nhóm máu giữa mẹ và con, đa thai,... và nguyên nhân bất thường từ phần dây rốn, bánh rau hay nước ối cũng nằm trong những nguyên nhân có thể dẫn đến thai lưu.
Tuy vậy, trong 1⁄4 trường hợp, nguyên nhân sảy thai không xác định được và khoảng 20- 50% số trường hợp thai lưu không tìm thấy nguyên nhân. Những nguyên nhân dẫn đến sảy thai và thai lưu thường là những nguyên nhân khách quan và thai phụ không hề mong muốn, cũng có thể sảy thai chỉ là vấn đề sàng lọc tự nhiên khi em bé có thiếu sót nào đó mà cơ thể người mẹ chấm dứt thai kỳ.>>> Xem thêm: Các yếu tố có thể gây sảy thai ở phụ nữ
Phương pháp làm giảm nguy cơ sảy thai
Thật sự không có cách nào có thể dự báo trước hoặc phòng ngừa sảy thai mà thai phụ chỉ có thể thấy các dấu hiệu cho biết nguy cơ sảy thai. Song, mẹ bầu có thể thực hành những điều sau có thể làm giảm nguy cơ sảy thai:
- Khám thai định kỳ, thực hiện theo lời khuyên của bác sĩ.
- Tránh môi trường ô nhiễm, tránh các chất độc hại và chất kích thích, đặc biệt các chất nicotin, cocain trong thời gian mang thai.
- Thường xuyên tập thể dục thể thao lành mạnh, chế độ dinh dưỡng cân bằng, đầy đủ vitamin, khoáng chất, tốt nhất là từ các nguồn tự nhiên và bổ sung axit folic.
- Giảm căng thẳng, ngủ đủ giấc.
- Phát hiện và điều trị tốt các bệnh nhiễm trùng, nhiễm siêu vi.
Sảy thai và thai lưu là điều không hề ai mong muốn. Nếu có gặp phải trường hợp này, mẹ và gia đình có thể bị ảnh hưởng cảm xúc trong một thời gian nhưng bằng nhiều liệu pháp tích cực và chế độ sinh hoạt lành mạnh, tin vui sẽ sớm đến với gia đình.