Sau sinh bao lâu thì được giặt quần áo

Sau sinh có thể của chị em có nhiều thay đổi, chính vì cần kiêng cữ. Vậy sau sinh bao lâu thì được giặt quần áo? Những điều cần kiêng sau sinh là gì? Ngay sau đây HoiBenh xin chia sẻ một số thông tin như sau.

Sau sinh bao lâu thì được giặt quần áo Sau sinh bao lâu thì được giặt quần áo

Sau sinh có thể của chị em có nhiều thay đổi, chính vì cần kiêng cữ. Vậy sau sinh bao lâu thì được giặt quần áo? Những điều cần kiêng sau sinh là gì? Ngay dưới đây HoiBenh xin chia sẻ một số thông tin như sau.

Sau sinh bao lâu thì được giặt quần áo?

Nói chung sau sinh khoảng 6 tuần lễ, các mẹ có thể vận động nhẹ nhàng và làm việc nhà trong đó có giặt quần áo. Lúc này tử cung cùng các phần phụ của bộ phận sinh dục trong đã ổn định về vị trí bình thường. Nên việc dọn dẹp và đi lại trong nhà mẹ mới sinh hoàn toàn có thể làm được. Một số mẹ sinh mổ hoặc cơ địa yếu thì thời gian có thể kéo dài hơn 6 tuần.

Những điều nên kiêng sau sinh

Các chị em nên kiêng nước, kiêng lạnh

Không nên tắm nước lạnh, không giặt quần áo và không ăn đồ lạnh, uống nước đá. Sau khi sinh thể trạng người mẹ còn yếu vì thế nên kiêng đồ lạnh là điều nên làm. Các chị em có thể mặc áo dài tay thay vì mặc áo ngắn, phong phanh, dùng bông gòn bịt tai để tránh gây hại cho tai.

Tuy nhiên, không nên mặc đồ quá dày nếu mẹ sinh vào thời tiết mùa hè bởi mặc nhiều đồ khiến có thể nóng, ra nhiều mồ hôi, vi khuẩn dễ sinh sôi nảy nở.

Nên ở phòng thoáng mát, có ánh nắng mặt trời, tránh ở phòng tối và ẩm ướt dễ tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển, mẹ lâu phục hồi vết mổ và vùng kín.

Một số mẹ coi thường việc kiêng cữ nước lạnh, thì xem như "lãnh đủ" hậu quả theo lời chia sẻ của mẹ Trần Thanh Nga (Từ Liêm - Hà Nội): "Hồi đó, vì mẹ đẻ tôi bận nên tôi chỉ được mẹ chồng chăm sóc khi sinh nở. Vậy nhưng chị em cũng biết đó, mẹ chồng nàng dâu nên rất khó để nhờ vả mọi việc. Bà chỉ giúp tôi bế Chíp, còn tất cả mọi sinh hoạt cá nhân tôi đều phải tự làm hết từ việc vệ sinh “vùng kín” đến thay tã bỉm cho con. Mặc dù bà luôn miệng nhắc nhở là phải kiêng nước nhưng vì hồi đó đẻ xong tôi rất khỏe, hơn nữa không làm thì cũng chẳng ai làm cho. Thế nên tôi vẫn vô tư đụng vào nước. Một tuần sau sinh tôi đã tự tay rửa bình sữa, giặt đồ và tắm cho con. Tôi làm mọi việc rất bình thường và chẳng cảm thấy có gì khác so với thời chưa sinh nở. Hồi đó tôi sinh vào mùa đông nên mỗi lần giặt đồ cho con xong là đôi tay lạnh cóng lại. Tôi phải vào chăn ủ một lúc mới dám bế con. Hậu quả do ngày đó chủ quan là bây giờ đôi tay tôi rất dễ bị tê cóng. Trời hơi lạnh một chút là tôi đã phải đi găng tay và tuyệt nhiên không dám đụng vào nước lạnh. Giờ mỗi lần giặt đồ hay nấu ăn tôi đều phải đeo găng tay cao su. Sợ nhất là những ngày mùa đông phải lái xe máy đi làm. Tới cơ quan là đôi tay tê cóng lại, lạnh đến thấu cả tim."

vicare.vn-sau-sinh-bao-lau-thi-duoc-giat-quan-ao-body-2

Các mẹ nên kiêng tắm gội

Sau sinh cơ thể của người mẹ còn yếu, vì thế nên kiêng tắm gội bởi sẽ bị cảm lạnh. Tuy nhiên, quan niệm này hoàn toàn sai lầm bởi các bác sĩ cho biết phụ nữ sau sinh nên tắm thường xuyên bằng nước nóng, tốt nhất nên tắm dưới vòi hoa sen và tắm nhanh, không nên ngâm quá lâu trong bồn tắm. Thời gian tắm tốt nhất là 10 – 15 phút. Đối với phụ nữ sinh mổ, nên để vết thương khô thoáng 2 – 3 ngày mới tắm.

Nên kiêng ăn hải sản và rau củ hay không?

Theo như phụ nữ thường chia sẻ bí quyết, sinh xong các chị em chỉ ăn thịt nạc với nghệ và rau ngót. Kiêng ăn hải sản cùng các loại rau củ quả. Quan niệm này vẫn còn tồn tại cho tới hiện nay.

Việc kiêng khem là tốt, tuy nhiên không nên ăn uống thiếu khoa học bởi nếu không bổ sung rau củ và đủ chất dinh dưỡng sẽ khiến các mẹ bị táo bón, thiếu chất dinh dưỡng.

Chị em nên chú ý ăn những thực phẩm được nấu chín kỹ lưỡng, không ăn thức ăn lạnh, không ăn món ăn có nhiều dầu mỡ. Có thể ăn nhiều lần trong ngày kết hợp cùng một số loại hoa quả như thanh long, đu đủ,...

Không lạm dụng liệu pháp xông hơi

Xông hơi là liệu pháp giúp thư giãn tinh thần. Tuy nhiên các mẹ không nên lạm dụng bởi có thể đổ nhiều mồ hôi, làm giãn nở lỗ chân lông, do thể trạng mẹ còn yếu dễ bị bệnh.

Lưu ý khi xông hơi nên bắt đầu từ từ và mặc đồ lót rộng, hở càng tốt. Lau khô người trước khi mặc quần áo để tránh bị cảm.

Không nên xông hơi sau khi ăn no bởi có hại cho hệ tim mạch, sức khỏe

Xông hơi trong phòng kín tránh dùng điều hòa và quạt điện

Không tắm ngay sau xông hơi

Kiêng vận động, đi lại mạnh

Sau sinh các chị em nên kiêng hoạt động mạnh, hay đi lại quá nhiều sẽ ảnh hưởng tới sức khỏe và lâu phục hồi vùng kín, có thể băng huyết. Bạn nên đi lại và tập luyện yoga nhẹ nhàng để phục hồi thể trạng, cho sức khỏe dẻo dai.

vicare.vn-sau-sinh-bao-lau-thi-duoc-giat-quan-ao-body-1

Kiêng sex sau sinh

Theo các chuyên gia cho biết, thời điểm gần gũi giữa vợ và chồng sau sinh là 2 tháng. Chị em sau sinh vì vóc dáng cũng như sức khỏe, tâm lý nên ngại “chuyện ấy” vì thế tìm mọi cách né tránh chồng. Điều này không nên, tình dục đúng thời điểm sẽ giúp tử cung nhanh chóng bình phục sau sinh.

Ngoài ra khi “gần gũi” vợ chồng nên sử dụng biện pháp tránh thai an toàn như dùng bao cao su để tránh vỡ kế hoạch.

Tìm hiểu những kiêng kị sau sinh của người xưa

Người xưa quan niệm rằng, sau sinh phụ nữ phải kiêng tắm, gội ít nhất trong vòng 1 tháng. Vì theo lý giải của các bà, các mẹ, việc tắm sớm sẽ khiến sản phụ dễ bị cảm lạnh, nhiễm phong hàn. Nhưng đây là quan niệm hoàn toàn phản khoa học. Trong quá trình vượt cạn, cơ thể người mẹ ra rất nhiều mồ hôi, máu, rồi cả sữa nữa. Nếu không tắm gội, vệ sinh cơ thể sạch sẽ, sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập, phát triển gây nhiễm trùng vết khâu, vi khuẩn từ mẹ có thể truyền sang em bé. Mà bé sơ sinh do sức đề kháng còn non yếu nên dễ bị vi khuẩn tấn công, gây hại cho sức khỏe của bé.

Dân gian cho rằng, sau sinh cơ thể người phụ nữ rất yếu nên tránh vận động và di lại mà nên “nằm ổ” ít nhất một tháng. Điều này là không đúng, các bác sĩ khuyên sau sinh thường khoảng từ 6-8 tiếng mẹ hoàn toàn có thể đi lại vận động nhẹ nhàng.

Theo quan niệm của người xưa, sau sinh cơ thể người phụ nữ yếu nên dễ bị cảm lạnh. Việc nằm hơ với than sẽ giúp sản phụ tránh cảm lanh, em bé tay chân cứng cáp hơn. Nhưng đây là cách làm nguy hiểm. Vì than có chứa C02 cả mẹ và bé nếu thường xuyên hít thở khí này sẽ bị các bệnh về đường hô hấp vô cùng nguy hiểm.

Theo quan niệm của người xưa, sau sinh nếu sản phụ ăn quá nhiều chất bổ, những thực phẩm ví dụ như sò, cá, thịt, tôm sẽ khiến sữa có mùi tanh khó chịu, bé sẽ không thích sữa mẹ. Và thực phẩm tanh dễ gây tiêu chảy cho cả mẹ và con. Thế nhưng các bác sĩ khuyên, phụ nữ sau sinh thường thiếu chất, cần bổ sung đầy đủ dưỡng chất như chất đạm, vitamin, tinh bột... mới mau chóng bình phục sức khỏe và có nguồn sữa tốt cho bé bú. Vậy nên các mẹ phải xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý.

Người xưa rất coi trọng điều này vì làm như vậy sẽ tránh gió lùa vào, sợ em bé bệnh. Nhưng điều này chưa đúng, vì nếu nằm trong phòng kín sẽ thiễu oxy, môi trường ẩm thấp dễ tạo điều kiện cho vi khuẩn tấn công gây các bệnh cho cả mẹ và con. Đặc biệt là các bệnh viêm nhiễm phụ khoa cho mẹ và các bệnh về da cho bé. Vậy nên, sau sinh mẹ nên ngủ trong phòng thoáng mát, phòng phải có ánh sáng bên ngoài chiếu vào. Nhưng nên tránh đặt giường ngủ gần cửa sổ, hoặc nơi có gió lùa từ bên ngoài vào là được.

Tuyệt đối không được đánh răng vì điều này sẽ răng sẽ gây ê buốt, đau răng có thể dẫn đến rụng răng về già. Kiêng cữ này hoàn toàn phản khoa học, sau sinh người mẹ phải thường xuyên vệ sinh răng miệng sạch sẽ, có thể thay thế kem đánh răng bằng nước súc miệng có pha muối loãng và sức vào buổi sáng và buổi tối trước khi đi ngủ. Không đánh răng, sẽ tạo môi trường cho vi khuẩn gây các bệnh về răng miệng phát triển, gây hại cho sức khỏe của mẹ, có thể ảnh hưởng đến em bé nữa.

Người xưa cho rằng chải đầu sẽ làm cho da đầu yếu, dễ rụng tóc. Điều này không đúng, vì lúc vượt cạn mồ hôi ra nhiều nên tóc thường bị bết lại. Vì thế, phải được gội đầu để làm sạch tóc. Nhưng nhớ gội bằng nước ấm, sau khi gội làm khô tóc ngày và dùng các sản phẩm từ thiên sẽ tốt hơn. Mẹ vẫn được chải tóc nhưng chải nhẹ nhàng để không gây tổn thương cho tóc.

Trên đây là các thông tin về kiêng cữ sau sinh mà các chị em nên biết để có sức khỏe tốt nhất. Từ những kiêng kị của ngừoi xưa có hơi hướng cứng nhắc để các mẹ trẻ hiện đại có cách nhìn mới và hiểu rõ vấn đề hơn trong việc chăm sóc sức khoẻ sau sinh.

Xem thêm:

  • 7 điều kiêng cữ “sai bét nhè” mà phụ nữ sau sinh hay lầm tưởng
  • Cẩm nang kiêng cử sau sinh mẹ bầu nào cũng nên biết