Sau khi hiến máu không nên ăn gì?

Hiện nay, lượng máu dự trữ tại các bệnh viện đang ngày càng cạn kiệt với lượng cung không đủ cầu. Vậy nên, Hiến máu là một nghĩa cử cao đẹp cho cộng đồng. Thế nhưng, bạn có biết sau khi hiến máu không nên ăn gì để đảm bảo sức khỏe không? Hãy cùng Vicare tìm hiểu trong những chia sẻ dưới đây!

Sau khi hiến máu không nên ăn gì? Sau khi hiến máu không nên ăn gì?

Hiện nay, lượng máu dự trữ tại các bệnh viện đang ngày càng cạn kiệt với lượng cung không đủ cầu. Vậy nên, Hiến máu là một nghĩa cử cao đẹp cho cộng đồng. Thế nhưng, bạn có biết sau khi hiến máu không nên ăn gì để đảm bảo sức khỏe không? Hãy cùng HoiBenh tìm hiểu trong những chia sẻ dưới đây!

Những điều nên làm sau khi hiến máu

Theo Viện Huyết học truyền máu Trung ương, sau khi hiến máu, người hiến máu nên có một vài lưu ý về sức khỏe:

  • Nếu phát hiện chảy máu tại chỗ, cần giơ cao tay. Lấy tay kia ấn nhẹ vào miếng bông hoặc băng dính rồi thay miếng bông và băng dính khác.
  • Nếu xuất hiện bầm tím tại chỗ: Trong vòng 2 ngày sau khi hiến máu cần chườm lạnh tại chỗ, những ngày sau chườm nóng 2 đến 4 lần mỗi ngày.
  • Chỉ dời địa điểm hiến máu khi cơ thể thực sự thoải mái và được sự đồng ý của nhân viên y tế.
  • Nếu cảm thấy chóng mặt, buồn nôn sau khi hiến máu, nên nằm nghỉ 15 đến 20 phút. Nhớ uống nhiều nước và để miếng băng dính giữ chặt tại chỗ lấy máu sau khi hiến máu ít nhất 4 đến 6 tiếng mới bỏ ra. Trong những ngày đầu sau hiến máu cần sinh hoạt nhẹ nhàng, nghỉ ngơi nhiều hơn bình thường, tránh thức khuya. Không nên làm việc gắng sức, tránh các hoạt động đối kháng đòi hỏi tốn thể lực như đá bóng, tập tạ, leo trèo cao... ít làm công việc ảnh hưởng đến tinh thần như học bài, đọc sách, xem tivi, lướt web...
HoiBenh.vn-sau-khi-hien-mau-an-gi-body-2
Nếu cảm thấy chóng mặt, buồn nôn sau khi hiến máu, nên nằm nghỉ 15 đến 20 phút

Sau khi hiến máu không nên ăn gì

Nhiều người băn khoăn, sau khi hiến máu không nên ăn gì? Dưới đây là một số loại thực phẩm và đồ uống mà bạn không nên ăn sau khi hiến máu.

Tránh uống rượu, bia: Bạn nên tránh uống rượu trong vòng một ngày trước và sau khi cho máu vì rượu dẫn đến mất nước, không tốt cho người hiến máu.

Sau khi hiến máu không ăn uống Aspirin: Nếu bạn đang hiến máu tiểu cầu, cơ thể bạn không được dùng aspirin trong 48 giờ trước khi hiến tặng.

Tránh đồ ăn nhanh: Các loại đồ ăn nhanh như bánh kem, bánh mì kẹp thịt và khoai tây chiên, pizza... không nên ăn sau khi hiến máu bởi những thức ăn nhanh này chứa ít chất xơ, nhiều đường và chất béo không có lợi cho việc tạo máu trong cơ thể.

Tránh các loại thực phẩm ngăn chặn sự hấp thu sắt: Các loại thực phẩm và đồ uống như cà phê, pho mát, sữa chua, rượu vang đỏ, sô cô la... ngăn chặn sự hấp thu của sắt nên tránh dùng sau khi hiến máu.

Sau khi hiến máu không nên uống trà đậm: Hiến máu trong vòng 1 tháng tốt nhất không uống trà đậm, nước chè đặc. Bởi vì trong trà chứa nhiều acid tannic, nó dễ kết hợp với protein và sắt, tạo ra chất cặn không được cơ thể hấp thu, ảnh hưởng sự hấp thu của cơ thể đối với protein và sắt, theo đó ảnh hưởng sự tái tạo tế bào máu cho người hiến máu. Vì vậy, những bạn có thói quen dùng trà, chè đặc sau khi hiến máu trong vòng 1 tháng tốt nhất tạm thời “chia tay” với trà và chè đặc.

HoiBenh.vn-sau-khi-hien-mau-an-gi-body-3
Bạn nên tránh uống rượu trong vòng một ngày trước và sau khi hiến máu

Bổ sung dinh dưỡng sau khi hiến máu

Ăn một bữa ăn sau khi hiến máu có thể giúp lấy lại năng lượng, ổn định huyết áp và sức chịu đựng của bạn. Nên nhớ bổ sung nhiều nước từ 24 đến 48 giờ sau khi hiến máu để giúp cơ thể cân bằng lại lượng nước đã mất.

Ngoài ra, bạn nên biết nguyên liệu chính cho tạo máu là protein, sắt, vitamin B6 và acid folic. Sau khi hiến máu, cơ thể sớm hấp thu được những chất này, sẽ đạt mục tiêu bổ máu nhanh chóng.

Thực phẩm giàu protein

Nhóm thực phẩm giàu protein phải kể đến là các loại hải sản, thịt, trứng, sữa, các loại đậu... Bạn cần bổ sung những thực phẩm này hàng ngày sau khi hiến máu để cơ thể nhanh chóng phục hồi, lượng máu trong cơ thể sớm được tái tạo.

Thực phẩm chứa Folate

Folate còn được gọi là axit folic (vitamin B9) được cơ thể sử dụng để sản xuất các tế bào máu đỏ mới. Điều này hỗ trợ tốt trong việc thay thế các tế bào máu bị mất trong quá trình hiến tặng. Thực phẩm có chứa axit folic là hạt đậu khô, gan động vật, măng tây và rau lá xanh như cải xoăn và rau bina. Nước cam cũng là một nguồn giàu axit folic, vừa tăng khả năng hấp thụ sắt, vừa giảm nguy cơ bị táo bón khi nạp folate vào trong cơ thể.

HoiBenh.vn-sau-khi-hien-mau-an-gi-body-4
Thực phẩm giàu vitamin B6

Thực phẩm giàu vitamin B6

Sau khi bạn cho máu, cơ thể bạn cần vitamin này để xây dựng các tế bào máu khỏe mạnh và giúp cơ thể phá vỡ các protein chứa nhiều chất dinh dưỡng bạn cần nạp vào sau khi hiến máu. Một số loại thực phẩm giàu vitamin B6 mà bạn có thể ăn là các loại hạt, khoai tây, trứng, rau bina, chuối, thịt đỏ và cá.

Thực phẩm có nhiều sắt

Cơ thể cần chất sắt để tạo ra các tế bào hồng cầu khỏe mạnh. Ăn thực phẩm có chứa lượng sắt tốt sau khi hiến máu giúp bạn có một khởi đầu tốt. Một số thức ăn giàu chất sắt bạn có thể dùng sau khi hiến máu là: Rau bina, thịt đỏ, đậu, nho khô, quả hạch và bơ đậu phộng. Hãy thử rau bina, chuối, và sinh tố hoa quả có lợi cho việc tăng cường chất sắt của bạn. Đừng quên uống nhiều nước sau khi hiến máu.

Xem thêm:

  • Những điều bạn cần biết trước khi hiến máu
  • Những trường hợp không được phép hiến máu
  • Đằng sau câu chuyện hiến máu cứu người