Rong kinh rong huyết có ảnh hưởng như thế nào đến chị em độ tuổi sinh đẻ

Rong kinh rong huyết là hiện tượng không phải hiếm gặp ở chị em phụ nữ. Vì vậy đã có một loạt câu hỏi xoay quanh vấn đề này được đặt ra: Rong kinh rong huyết là gì? Nguyên nhân và cách chữa trị ra sao? Nhằm giúp chị em có cái nhìn tổng quan về hiện tượng này, HoiBenh đã lục tìm lại một số thông tin và tổng hợp lại tại bài viết này.

Rong kinh rong huyết có ảnh hưởng như thế nào đến chị em độ tuổi sinh đẻ Rong kinh rong huyết có ảnh hưởng như thế nào đến chị em độ tuổi sinh đẻ

Rong kinh rong huyết là hiện tượng không phải hiếm gặp ở chị em phụ nữ. Vì vậy đã có một loạt câu hỏi xoay quanh vấn đề này được đặt ra: Rong kinh rong huyết là gì? Nguyên nhân và cách điều trị ra sao? Nhằm giúp chị em có cái nhìn tổng quan về hiện tượng này, HoiBenh đã lục tìm lại một số thông tin và tổng hợp lại dưới đây.

Hiện tượng rong kinh rong huyết là gì?

Rong kinh là hiện tượng chảy máu kinh nguyệt xảy ra ở tử cung của phụ nữ kéo dài hơn 7 ngày, lượng máu thường ra nhiều, có tính chu kỳ.

Rong huyết là hiện tượng chảy máu ngoài chu kỳ kinh nguyệt xảy ra ở âm đạo, không có tính chu kỳ. Lượng máu chảy ra nhiều hoặc ít tùy thuộc vào nguyên nhân dẫn đến bệnh.

Nếu hiện tượng rong kinh kéo dài hơn nửa tháng thì được gọi là rong huyết. Do vậy các nhà y học đã gộp thành tên chung là rong kinh rong huyết.
>>> Xem thêm: Bệnh rong kinh nguyên nhân là gì và cách điều trị ra sao?
vicare.vn-rong-kinh-rong-huyet-la-gi-nguyen-nhan-va-cach-chua-tri-ra-sao-body-1

Rong kinh là hiện tượng kinh nguyệt kéo dài hơn 7 ngày, nhưng qua nửa tháng thì được gọi là rong huyết.

Rong kinh và rong huyết khác nhau như thế nào?

Rong kinh và rong huyết đều là hiện tượng chảy máu kéo dài nên khiến cho nhiều chị em bị nhầm lẫn. Do vậy, dưới đây HoiBenh sẽ đưa ra các dấu hiệu giúp bạn phân biệt hai hiện tượng này:

- Nếu bạn thấy, máu ra nhiều đúng vào chu kỳ kinh nguyệt kèm theo đó là những triệu chứng: đau bụng râm ran hoặc máu có hiện tượng vón cục mà kéo dài trên 7 ngày thì bạn đang gặp hiện tượng rong kinh.

- Ngược lại, nếu bạn bị ra máu bất thường không phải trong chu kỳ kinh nguyệt, lượng máu ra có thể ít hoặc nhiều, không có hiện tượng máu vón cục và kéo dài trên 7 ngày thì rất có thể bạn đang bị rong huyết.

Nguyên nhân dẫn đến bệnh rong kinh, rong huyết là gì?

Nguyên nhân gây nên bệnh rong kinh

Ở tuổi dậy thì các bạn gái thường gặp hiện tượng kinh nguyệt không đều như chậm kinh hay rong kinh điều này không có gì đáng lo ngại. Bởi ở độ tuổi này, nội tiết tố ở vùng núi đôi, tuyến yên, hoặc buồng trứng chưa ổn định. Yên tâm các yếu tố trên sẽ ổn định hơn sau độ tuổi dậy thì.

Rong kinh ở độ tuổi sinh sản hoặc tiền mãn kinh: Ngoài nguyên nhân bị rối loạn nội tiết tố thì còn có một số những yếu tố có thể gây bệnh rong kinh là do nhiễm khuẩn, nhiễm trùng sau quá trình sinh nở hoặc do một số bệnh phụ khoa như u cơ cổ tử cung, viêm nội mạc tử cung, hoặc một số bệnh lý ở tuyến yên...

Nguyên nhân gây nên hiện tượng rong huyết

Hiện tượng gây ra rong huyết thường do: tác dụng phụ của thuốc tránh thai (đặc biệt là các loại thuốc tránh thai khẩn cấp), do quan hệ quá nhiều lần khiến âm đạo và tử cung bị tổn thương, hoặc do nạo phá thai không an toàn.
vicare.vn-rong-kinh-rong-huyet-la-gi-nguyen-nhan-va-cach-chua-tri-ra-sao-body-2

Cách điều trị rong kinh rong huyết là như thế nào?

2 hiện tượng rong kinh và rong huyết dù ở tình trạng nặng hay nhẹ đều ảnh hưởng đến sức khỏe của chị em phụ nữ. Vì vậy, khi có biểu hiện của bệnh chị em nên đi khám để bác sĩ sớm tìm ra nguyên nhân và kịp thời điều trị.

Nếu rong kinh do rối loạn hormon thì có thể điều trị nội khoa.

Rong kinh ở mức độ nhẹ (máu ra ít) nếu kiểm tra không bị thiếu máu thì không cần điều trị.

Nếu máu ra ít nhưng bạn vẫn thiếu máu: thì có thể dùng viên ngừa thai viên ngừa thai (loại 21 viên), bởi loại thuốc này chứa estrogen và progesterone ngoài ý nghĩa ngừa thai, còn làm cho chu kì kinh nguyệt ổn định.
vicare.vn-rong-kinh-rong-huyet-la-gi-nguyen-nhan-va-cach-chua-tri-ra-sao-body-3

Nếu rong kinh rong huyết nhiều hơn: Vẫn có thể dùng viên ngừa thai trên nhưng liều dùng gấp đôi (thường là 1 sáng và 1 tối).

Nếu rong kinh rong huyết nặng: Trường hợp này, có thể tiêm estrogen hay uống estradiol. Loại thuốc này sẽ làm ngừng sự chảy máu cấp tính.

Với người ở thời kỳ tiền mãn kinh nếu xảy ra hiện tượng rong kinh rong huyết thì có thể cắt bỏ tử cung. Đây là phương pháp có thể điều trị khỏi bệnh hoàn toàn nhưng cũng phải dựa vào tình trạng sức khỏe của họ có cho phép hay không?

Rong kinh rong huyết là gì? nguyên nhân và cách điều trị ra sao? là những điều mà các chị em cần biết và phân biệt được. Tóm lại, nếu gặp phải một trong hai trường hợp này, bạn đều cần nhanh chóng đi khám và điều trị kịp thời tránh hiện tượng mất máu quá nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như khả năng sinh sản.
>>> Xem thêm: điều trị bệnh rong kinh bằng cây nhọ nồi hiệu quả ngay tại nhà