Rong kinh kéo dài bao lâu thì khỏi

Rong kinh là tình trạng kinh nguyệt kéo dài nhiều ngày. Bình thường, mỗi kỳ kinh chỉ ra máu trong khoảng 7 ngày trở lại, khi thấy kinh trên 7 ngày thì gọi là rong kinh. Nếu không điều trị kịp thời sẽ ảnh hưởng đến sức khoẻ của chị em.

Rong kinh kéo dài bao lâu thì khỏi Rong kinh kéo dài bao lâu thì khỏi

Rong kinh còn có tên gọi là Rong huyết Menorrhagia. Vậy rong kinh là gì? Rong kinh kéo dài bao lâu? là câu hỏi của nhiều chị em quan tâm.

Rong kinh kéo dài bao lâu?

Rong kinh là tình trạng kinh nguyệt kéo dài nhiều ngày. Bình thường, mỗi kỳ kinh chỉ ra máu trong khoảng 7 ngày trở lại, khi thấy kinh trên 7 ngày thì gọi là rong kinh. Rong kinh là một trong những vấn đề thường gặp ở phụ nữ trong độ tuổi sinh sản (tăng theo tuổi) và thường gây ra thiếu máu.

Nguyên nhân bệnh Rong kinh

Rong kinh cơ năng

Ở những người mới bắt đầu có kinh, do hoạt động của buồng trứng chưa ổn định nên gây rong kinh. Thường sau khoảng 2 năm thì hết.

Một số trường hợp do sử dụng thuốc tránh thai đặc biệt là thuốc tránh thai khẩn cấp

Rong kinh thực thể

Do sảy thai, chửa trứng, thai chết lưu

Do tổn thương ở tử cung hoặc buồng trứng như: u xơ tử cung, viêm nội mạc tử cung, polyp tử cung, buồng trứng đa nang, ung thư cổ tử cung, ung thư nội mạc tử cung...

Do mắc các bệnh lý toàn thân (rối loạn đông máu, bệnh bướu giáp)...

>>> Xem thêm: Bệnh rong kinh nguyên nhân là gì và cách điều trị ra sao?

Phòng ngừa rong kinh như thế nào?

Nếu bạn bị rong kinh ở tình trạng nhẹ thì có thể không cần điều trị. Nếu máu ra nhiều bạn có thể sử dụng viên thuốc ngừa thai để trị hiện tượng rong kinh, tuy nhiên việc sử dụng viên thuốc ngừa thai cũng mang lại ít nhiều hậu quả nên trước khi sử dụng hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.

Để đảm bảo sức khỏe, hãy áp dụng chế độ ăn uống dinh dưỡng đầy đủ chất và rèn luyện thể dục thể thao.

Đối với những phụ nữ trên 18 tuổi có quan hệ tình dục thường xuyên, nên thăm khám Phụ khoa theo đúng định kỳ. Nếu tình trạng rong kinh kéo dài và những biện pháp trên không mang lại hiệu quả thì hãy đi khám bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị chính xác. Nếu rong kinh mất máu cấp tính thì phải vào viện cấp cứu.

vicare.vn-rong-kinh-keo-dai-bao-lau-8

Kinh trên 7 ngày thì gọi là rong kinh.

Phương pháp điều trị rong kinh thường áp dụng

Điều trị nội khoa

Sử dụng các loại thuốc thuốc cầm máu, thuốc nội tiết, thuốc nâng cao thể trạng, thuốc chống viêm nhiễm và phòng chống thiếu máu

Điều trị ngoại khoa

Trong trường hợp phát hiện các tổn thương phải can thiệp hoặc điều trị nội khoa thất bại gây ảnh hưởng đến sức khỏe, ví dụ: u xơ tử cung, polyp tử cung, u nang buồng trứng...

Giải đáp môt số thắc mắc về hiện tượng rong kinh

Một bạn đọc giấu tên gửi tới bác sĩ trên HoiBenh rằng: “Chu kỳ kinh nguyệt kéo dài 8 đến 10 ngày có phải bị rong kinh?”

Giải đáp thắc mắc này bác sĩ Vũ Thị Tuyết Mai giải đáp như sau: Thông thường, chu kỳ kinh nguyệt khoảng 28 - 30 ngày, nhưng cũng có thể dài hơn hoặc ngắn hơn và ngày hành kinh kéo dài trong khoảng 3 - 7 ngày. Trường hợp của bạn, có ngày hành kinh 8 - 10 ngày, nhưng chưa rõ lượng kinh có nhiều hay không. Theo lý thuyết, rong kinh, rong huyết là khi chu kỳ kinh nguyệt kéo dài trên 7 ngày hoặc lượng máu mất nhiều hơn 80ml/chu kỳ kinh nguyệt.

Tuy nhiên, việc xác định theo ml đôi khi rất khó vì trên thực tế không phải lúc nào cũng có dụng cụ để đong, đo đếm được lượng huyết mất do hành kinh, mà lượng kinh này đều thấm vào băng vệ sinh. Do vậy, cũng có cách để xác định lượng kinh để xác định rong kinh, rong huyết như: kinh nguyệt ra nhiều ướt đẫm nhiều băng vệ sinh, kinh nguyệt thấm ướt quần áo, kinh nguyệt nhiều đến nỗi không thể học tập hay làm việc bình thường được, kinh nguyệt có xuất hiện những cục máu đông lớn,..

Hiện tượng rong kinh, rong huyết kéo dài có thể gây ra một số hậu quả nghiêm trọng đối với sức khỏe phụ nữ nếu không được khắc phục, điều trị kịp thời. Tuy vậy, hiện tượng rong kinh, rong huyết có rất nhiều lí do gây ra. Chưa rõ tuổi của bạn là bao nhiêu, nếu đang ở độ tuổi dậy thì, việc rối loạn chu kỳ kinh nguyệt cũng là dễ hiểu do hoóc môn nội tiết dao động và chưa ổn định. Ngoài ra, các lí do khác cũng có thể gây rong kinh, rong huyết ở phụ nữ như u xơ tử cung, lạc nội mạc tử cung, nhiễm khuẩn, uống thuốc không theo chỉ định,... và một số tình huống không rõ lí do.

Tóm lại, điều quan trọng trước tiên với bạn là không nên lo lắng quá mức, vì việc lo lắng quá mức có thể tác động tới sức khoẻ và cũng là yếu tố góp phần gây rối loạn kinh nguyệt. Bên cạnh đó, bạn nên sớm đến cơ sở y tế chuyên khoa về Sản phụ khoa để khám kiểm tra nhằm xác định chính xác lí do gây rối loạn kinh nguyệt, đồng thời nhận các biện pháp điều trị và giải đáp thích hợp.

>>> Xem thêm: Cách điều trị bệnh rong kinh bằng thuốc nam hiệu quả