Rối loạn nhịp tim có nguy hiểm không?

Rối loạn nhịp tim có nguy hiểm không là vấn đề được rất nhiều người quan tâm khi tìm hiểu về căn bệnh này. xuất phát từ nguyên nhân gây rối loạn nhịp tim mà nó đe dọa đến sức khỏe và tính mạng của bệnh nhân khác nhau.

Rối loạn nhịp tim có nguy hiểm không? Rối loạn nhịp tim có nguy hiểm không?

Trường hợp nhẹ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe như hoa mắt, chóng mặt, mệ mỏi... nặng hơn là các biến chứng về bệnh tim, suy tim hoặc đột quỵ.

Rối loạn nhịp tim là gì?

Rối loạn nhịp tim (hay còn gọi là loạn nhịp tim) là sự phối hợp nhịp tim, xung điện tim (tạo thành hoạt động điện của tim) hoạt động bất thường khiến tim trở nên đập nhanh, mạnh hoặc đập chậm. Tùy vào hoạt xung điện tim và sự phối hợp nhịp tim của từng người mà có sự rối loạn nhịp tim bất thường nhanh hoặc chậm vượt trên mức nhịp tim bình thường cho phép với nhiều mức độ khác nhau.

Rối loạn nhịp tim có thể xảy ra ở nhiều lứa tuổi khác nhau và vị trí khác nhau của trái tim như buồng trên (tâm nhĩ) hoặc buồng dưới (tâm thất). Tùy từng trường hợp bệnh nhân cụ thể mà thuộc một trong bốn dạng rối loạn nhịp tim gồm: rối loạn nhịp nhanh trên thất (nhịp nhanh nhĩ, rung nhĩ, cuồng nhĩ, nhịp xoang nhanh), nhịp nhanh thất do rung thất (tự phát, do tim thiếu máu cục bộ), rối loạn nhịp tim chậm (suy yếu nút xoang, block nhĩ thất, block nhánh).

vicare.vn-roi-loan-nhip-tim-co-nguy-hiem-khong-body-1

Nguyên nhân và triệu chứng của rối loạn nhịp tim?

Nguyên nhân dẫn đến rối loạn nhịp tim rất phổ biến, các nhóm nguyên nhân chính là khi bệnh nhân mắc các bệnh lý về tim hoặc các thói quen sinh hoạt, ăn uống không lành mạnh ảnh hưởng trực tiếp tới nhịp tim. Các loại bệnh khiến tăng nguy cơ loạn nhịp tim gồm bệnh tim, sẹo mô tim, cao huyết áp, tiểu đường... Các thực phẩm như rượu, cà phê thuốc tây, ma túy... cũng là khiến bạn tăng nguy cơ cao mắc chứng loạn nhịp tim.

Nhìn chung, rối loạn nhịp tim là một trong những loại kín về cả dấu hiệu và triệu chứng vì thường ít biểu hoặc thậm chí không biểu hiện ra ngoài. Một số dấu hiệu phổ biến được thống kê từ các bệnh nhân mắc chứng rối loạn nhịp tim gồm: biểu hiện rung cảm với tiếng nhịp tim đập nhanh, khó thở, đau tức lồng ngực, nặng hơn là chóng mặt và ngất xỉu.

Rối loạn nhịp tim có nguy hiểm hay không?

Câu trả lời chính xác nhất là rối loạn nhịp tim có thể gây nguy hiểm ít, cực kỳ nguy hiểm hoặc không gây nguy hiểm gì đối với bệnh nhân. Trên thực tế, tùy theo từng trường hợp cụ thể, mức độ loạn nhịp và nguyên nhân xuất phát dẫn đến rối loạn nhịp tim mới biết được mức độ nguy hiểm của rối loạn nhịp tim. Chính vì vậy nên khi phát hiện mình có những dấu hiệu bất thường liên quan đến nhịp tim cần đi thăm khám tại các địa chỉ uy tín để kết luận xem mình có bị rối loạn nhịp tim hay không? Bị loại rối loạn nhịp tim gì? Đây là cơ sở quan trọng nhất để đánh giá mức độ nguy hiểm mà nó có thể đe dọa đến cơ thể bạn. Một số ảnh hưởng và biến chứng nguy hiểm mà rối loạn nhịp tim gây ra cụ thể như sau:

Rối loạn nhịp tim nhanh là nguyên nhân gây nên và tăng sự trầm trọng các loại bệnh kinh niên (van tim, tăng huyết áp, suy động mạch vành, đái tháo đường). Trong các trường hợp cấp tính có thể tạo nên máu đông làm nghẽn mạch phổi (bệnh thuyên tắc phổi), nhồi máu cơ tim, tăng giáp trạng, viêm vỏ tim... vô cùng nguy hiểm. Hai biến chứng nguy hiểm nhất của loạn nhịp tim nhanh chính là đột qụỵ và suy tim. Đột qụỵ diễn ra khi hình thành những cục máu đông trong tim, khi chúng vỡ ra sẽ cản trở động mạch não và tạo cơn đột qụỵ. Suy tim diễn ra khi loạn nhịp tim quá nhanh khiến tim bơm không hoạt động.

Rối loạn nhịp tim chận thường gây nên các triệu chứng nhẹ nhất là mệt mỏi, choáng váng hoặc ngất cho bệnh nhân. Rối loạn nhịp tim chậm trong thời gian dài khiến giảm quá nhiều hàm lượng máu đỏ giàu oxy (do tim bơm không sản xuất) đi nuôi cơ thể khiến bệnh nhân suy kiệt sức khỏe.

vicare.vn-roi-loan-nhip-tim-co-nguy-hiem-khong-body-2

Chẩn đoán và điều trị rối loạn nhịp tim như thế nào?

Tùy theo từng trường hợp, loại rối loạn nhịp tim bệnh nhân mắc phải và sự ảnh hưởng, đe dọa đến sức khỏe có thể xảy ra mà các bác sĩ sẽ tiến hành áp dụng các phương pháp điều trị phù hợp. Trước khi tiến hành áp dụng phương pháp điều trị chuyên sâu, các bác sĩ sẽ tiến hành các xét nghiệm cần thiết, tùy từng trường hợp mà áp dụng các phương pháp gồm: điện tâm đồ (ECG), Hotler theo dõi, sự kiện màn hình, siêu âm tính, chụp CT cắt lớp vi tính tim, chụp cộng hưởng từ MRI, stress thử nghiệm, băng thử nghiệm, điện sinh kiểm tra và lập biểu độ.

- Các phương pháp điều trị được áp dụng sau khi xét nghiệm chuyên sâu, thông thường tùy trường hợp sẽ áp dụng phương pháp khác nhau gồm:

- Phương pháp sử dụng thuốc tây

- Phương pháp sử dụng các loại máy điều chỉnh nhịp tim như sốc điện tim, máy tạo nhịp tim, máy khử rung tim ICD được cấy dưới da...

- Phương pháp phẫu thuật can thiệp như phẫu thuật tạo sẹo nhĩ, phẫu thuật phình mạch thất, phẫu thuật mạch vành.

Những điều cần lưu ý khi bạn mắc chứng rối loạn nhịp tim

- Khi bạn phát hiện ra những dấu hiệu bất thường của nhịp tim trong cơ thể, tim đập thình thinh, có tiếng trống tim... hoặc bất kỳ sự khác biệt nào gây nên sự mệt mỏi cho cơ thể thì cần tìm đến các cơ sở uy tín nhất để thăm khám.

- Nếu bạn bị mắc chứng rối loạn nhịp tim thì cần tuyệt đối tuân thủ chỉ dẫn của bác sĩ trong việc dùng thuốc, thường xuyên tái khám định kỳ theo dõi biến chuyển của sự loạn nhịp.

- Khám sức khỏe tổng quát theo định kỳ và nên điều trị tất cả các loại bệnh lý khác làm tăng nguy cơ mắc chứng loạn nhịp tim hoặc khiến bệnh lý này trở nên trầm trọng hơn như các loại bệnh liên quan đến tim (van tim, cơ tim, cuống tim...), bệnh huyết áp (huyết áp cao, huyết áp thấp), bệnh xơ vữa động mạch, bệnh tiểu đường, bệnh béo phì, bệnh động mạch vành và các loại bệnh liên quan đến tuyến giáp (bệnh gây tăng tuyến giáp).

- Tuân thủ chế độ ăn uống lành mạnh bằng cách tránh xa các chất kích thích (cà phê, thuốc lá, rượu bia...), các loại đồ ăn giàu chất béo, chứa hàm lượng chất cholesterol không lành mạnh, thực phẩm quá giàu đạm hoặc muối.

- Có chế độ sinh hoạt lành mạnh kết hợp tập thể dục thể thao vừa sức, tuyệt đối không vận động hoặc chơi thể thao quá sức (nhất là bệnh nhân mắc chứng rối loạn nhịp tim nhanh).

Với những thông tin mà Vicare chia sẻ trên đây đã giúp bạn giải đáp được thắc mắc rối loạn nhịp tim có nguy hiểm hay không và những thông tin quan trọng khác xung quanh vấn đề này. Hãy thường xuyên quan tâm đến sức khỏe của mình và thăm khám định kỳ để phát hiện các loại bệnh và áp dụng phương pháp điều trị phù hợp nhất.

Xem thêm:

  • Người bị bệnh rối loạn nhịp tim có nguy hiểm không?
  • 10 lời khuyên không thể bỏ qua cho người mắc bệnh tim