Rối loạn lipid máu là bệnh gì?
Rối loạn lipid máu là một trong những yếu tố nguy cơ tim mạch và khá phổ biến trong xã hội hiện đại ngày nay. Vậy rối loạn lipid máu là bệnh gì, nguyên nhân của tình trạng này là gì và làm sao để phòng tránh căn bệnh này?
Rối loạn lipid máu là bệnh gì?
Rối loạn lipid máu là một trong những yếu tố nguy cơ tim mạch và khá phổ biến trong xã hội hiện đại ngày nay. Vậy rối loạn lipid máu là bệnh gì, nguyên nhân của tình trạng này là gì và làm sao để phòng tránh căn bệnh này?
Rối loạn lipid máu là bệnh gì?
Bệnh rối loạn lipid máu là tình trạng một hoặc nhiều chỉ số mỡ máu cao hoặc thấp hơn ngưỡng bình thường, cụ thể là tình trạng tăng Cholesterol hay Triglyceride huyết tương hoặc cả hai và giảm nồng độ Lipoprotein phân tử lượng cao cũng như tăng nồng độ Lipoprotein phân tử lượng thấp làm tăng quá trình xơ vữa động mạch.
Nguyên nhân
Bệnh rối loạn Lipid máu có thể là tiên phát, tức do di truyền hoặc là thứ phát. Để phát hiện bệnh này bạn cần phải làm xét nghiệm Cholesterol.
Rối loạn lipid máu tiên phát do đột biến gen di truyền thường xảy ra sớm ở trẻ em cũng như người trẻ tuổi và người bệnh ít khi bị béo phì.
Rối loạn lipid máu thứ phát có nguyên nhân chủ yếu là do lối sống. Cụ thể như sau:
- Chế độ ăn thiếu lành mạnh: Nếu bạn ăn nhiều chất béo bão hòa như mỡ động vật và chất béo chuyển hóa thì có thể khiến mức cholesterol của bạn tăng lên. Ngoài ra, những thực phẩm giàu cholesterol như thịt đỏ cũng như các sản phẩm từ sữa chứa chất béo sẽ làm tăng cholesterol toàn phần. Những thực phẩm giàu cholesterol như thịt đỏ làm tăng nguy gây bệnh này.
- Chu vi vòng eo lớn làm tăng nguy cơ mắc bệnh: Đàn ông có chu vi vòng eo ≥ 102 cm và phụ nữ có chu vi vòng eo ≥ 89cm thì có nguy cơ bị bệnh cao hơn.
- Lười vận động: Bởi vận động thường xuyên sẽ giúp bạn tăng cường HDL-cholesterol nên nếu bạn ít vận động thì cũng sẽ khiến nguy cơ mắc bệnh tăng lên.
- Hút thuốc: Việc hút thuốc lá sẽ phá hủy các thành mạch máu và khiến cho LDL-cholesterol dư thừa tích tụ. Bên cạnh đó, hút thuốc còn có thể làm giảm mức HDL-cholesterol.
- Bệnh tiểu đường: Đường huyết cao cũng là một trong những nhân tố góp phần làm tăng LDL-cholesterol và giảm HDL-cholesterol và khiến lượng đường trong máu cao cũng làm tổn thương niêm mạc động mạch.
Các triệu chứng của bệnh rối loạn lipid máu
Ban đầu rối loạn lipid máu không có triệu chứng rõ ràng dễ khiến bạn nhầm lẫn với các triệu chứng của bệnh khác. Chỉ khi bệnh biến chứng sang xơ vữa động mạch thì có thể có một số triệu chứng như sau:
- Đau đầu, chóng mặt và hoa mắt do động mạch dẫn máu đến não bị xơ vữa khiến máu đến não không đủ, gây đau đầu, chóng mặt và hoa mắt thường xuyên.
- Chân tay lạnh hay tê bì do động mạch ngoại biên đưa máu đến các chi bị xơ vữa và máu giàu oxy không đến đủ khiến chân tay tê và khó chịu.
- Đau thắt ngực và khó thở do động mạch đưa máu đến tim bị xơ vữa.
Do căn bệnh này thường rất khó phát hiện thông qua các triệu chứng nên tốt nhất là bạn nên xét nghiệm máu và khám sức khỏe định kỳ để phát hiện và điều trị bệnh sớm bệnh để tránh các biến chứng nguy hiểm.
Điều trị và phòng tránh
Nếu bạn được chẩn đoán bị rối loạn lipid máu thì hãy tuân thủ chỉ định phác đồ điều trị của bác sĩ. Ngoài việc dùng thuốc thì bạn cũng thay đổi lối sống, sống khoa học và lành mạnh. Bạn nên thực hiện những việc sau:
- Tuân thủ chế độ ăn lành mạnh, khoa học với nhiều rau xanh, ngũ cốc và trái cây, hạn chế tiêu thụ các thực phẩm ảnh hưởng không tốt đến bệnh như đường, chất béo bão hòa hay chất béo trans và thực phẩm chứa nhiều cholesterol.
- Tập thể dục tối thiểu 30 phút/ngày và 5 ngày/tuần với các bài tập nhẹ nhàng.
- Bỏ thuốc nếu bạn hút thuốc cũng như tránh xa những người đang hút thuốc.
- Giảm cân nếu bạn bị thừa cân.
- Kiểm soát bệnh tiểu đường nếu bạn bị tiểu đường.
- Tuyệt đối không uống rượu, bia.
- Tránh để bản thân rơi vào trạng thái căng thẳng và stress.
Như vậy chúng ta đã biết bệnh rối loạn lipid máu là gì và những nguyên nhân nào dẫn đến bệnh này. Bạn nên giữ cho mình một lối sống lành mạnh, thường xuyên tập thể dục thể thao để có một cơ thể khỏe mạnh, tránh các bệnh tật. Ngoài ra, vì căn bệnh này thường chỉ có thể phát hiện qua các xét nghiệm, bạn nên thường xuyên khám sức khỏe định kỳ để có thể sớm phát hiện bệnh và điều trị sớm bệnh.
Xem thêm:
- Chế độ ăn với người rối loạn lipid máu
- Điều trị rối loạn lipid máu như thế nào?
- Mỡ máu bao nhiêu được gọi là cao?