Răng số 4 có điều gì đặc biệt?

Răng số 4 là cái tên thường được nhắc đến trong lĩnh vực niềng răng hay còn gọi là nắn chỉnh răng hiện nay. Do đó mọi người có nhiều điều thắc mắc về chiếc răng số 4, nhưng chưa có được lời giải đáp thỏa đáng. Chính vì vậy, ngày hôm nay chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về chiếc răng số 4 này, để xem vị trí, cấu tạo cũng như chức năng của nó có gì đặc biệt không.

Răng số 4 có điều gì đặc biệt? Răng số 4 có điều gì đặc biệt?

Răng số 4 là cái tên thường được nhắc đến trong lĩnh vực niềng răng hay còn gọi là nắn chỉnh răng hiện nay. Do đó mọi người có nhiều điều thắc mắc về chiếc răng này, nhưng chưa có được lời giải đáp thỏa đáng. Chính vì vậy, ngày hôm nay chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về chiếc răng số 4 để xem vị trí, cấu tạo cũng như chức năng của nó có gì đặc biệt không.

Vị trí của răng số 4

Con người có hai loại răng đó là răng sữa và răng vĩnh viễn.

  • Răng sữa thường bắt đầu mọc từ khi được 6 tháng tuổi cho đến 2 tuổi. Một bộ răng sữa đầy đủ sẽ có 20 chiếc, gồm có: 4 răng cửa giữa, 4 răng cửa bên, 4 răng nanh, 4 răng cối sữa thứ nhất, 4 răng cối sữa thứ hai.
  • Đến khi được 6 tuổi thì các răng sữa rụng đi và thay vào đó là răng vĩnh viễn. Một bộ răng vĩnh viễn đầy đủ sẽ có 32 chiếc, bao gồm: 4 răng cửa giữa, 4 răng cửa bên, 4 răng nanh, 4 răng cối nhỏ thứ nhất, 4 răng cối nhỏ thứ hai, 4 răng cối lớn thứ nhất, 4 răng cối lớn thứ hai và 4 răng khôn.
vicare.vn-rang-so-4-co-gi-dac-biet-body-1
Vị trí của răng số 4 trên bộ răng vĩnh viễn

Để việc gọi tên răng được chính xác thì người ta đã chia hàm ra thành các vùng/cung, và đánh số răng theo các vùng/cung đó.

Theo quy ước, người ta chia hàm bằng hai đường thẳng vuông góc với nhau sẽ được 4 vùng, và được gọi tên như sau:

  • Vùng hàm trên bên phải: là vùng 1 với răng vĩnh viễn, là vùng 5 với răng sữa.
  • Vùng hàm trên bên trái: là vùng 2 với răng vĩnh viễn, là vùng 6 với răng sữa.
  • Vùng hàm dưới bên trái: là vùng 3 với răng vĩnh viễn, là vùng 7 với răng sữa.
  • Vùng hàm dưới bên phải: là vùng 4 với răng vĩnh viễn, là vùng 8 với răng sữa.

Cách gọi tên răng được quy ước như sau:

  • Răng cửa giữa là răng số 1.
  • Răng cửa bên là răng số 2.
  • Răng nanh là răng số 3.
  • Răng cối nhỏ thứ nhất là răng số 4.
  • Răng cối nhỏ thứ hai là răng số 5.
  • Răng cối lớn thứ nhất là răng số 6.
  • Răng cối lớn thứ hai là răng số 7.
  • Răng khôn là răng số 8.

Với răng sữa sẽ không có các răng số 6, số 7 và số 8.

Như vậy răng số 4 chính là răng cối nhỏ thứ nhất, răng cối hay còn được gọi là răng hàm. Với bộ răng sữa hay bộ răng vĩnh viễn, chúng ta có 4 cái răng số 4, chia đều ở 4 vùng.

Cách gọi tên răng đầy đủ được quy ước như sau: gọi tên thứ tự vùng hàm trước, thứ tự răng sau. Với cách quy ước này thì 4 chiếc răng số 4 sẽ được gọi tên như sau:

  • Răng số 4 ở vùng hàm trên bên phải là răng 54 với răng sữa, với răng vĩnh viễn là răng 14.
  • Răng số 4 ở vùng hàm trên bên trái là răng 64 với răng sữa, với răng vĩnh viễn là răng 24.
  • Răng số 4 ở vùng hàm dưới bên trái là răng 74 với răng sữa, với răng vĩnh viễn là răng 34.
  • Răng số 4 ở vùng hàm dưới bên phải là răng 84 với răng sữa, với răng vĩnh viễn là răng 44.

(Theo cách gọi tên răng của Liên đoàn nha khoa quốc tế (FDI) 10/1970)

Thời gian mọc và thay răng số 4

Như chúng ta đã biết, bộ răng sữa thường bắt đầu mọc từ tháng thứ 6, cho đến khi được 2 tuổi.

Bốn chiếc răng sữa số 4 hay còn gọi là răng cối sữa thứ nhất, thường mọc vào khoảng tháng thứ 12 cho đến 14 tháng tuổi.

Đến khi được 6 tuổi thì bộ răng sữa được thay thế dần dần bằng răng vĩnh viễn. Các chiếc răng sữa số 4 thông thường sẽ được thay thế bằng các chiếc răng vĩnh viễn số 4 khi được 9 - 10 tuổi.

Cấu tạo của răng số 4

Răng số 4 cũng như những chiếc răng khác đều có cấu tạo gồm 3 phần là thân răng, cổ răng và chân răng.

vicare.vn-rang-so-4-co-gi-dac-biet-body-2
Cấu tạo của răng số 4 gồm có 3 phần là thân răng, cổ răng và chân răng.

Thân răng

Là phần chúng ta nhìn thấy được ở trên cổ răng giải phẫu. Thân răng có 5 mặt:

  • Mặt nhai: là nơi có tự tiếp xúc với răng hàm đối diện. Mặt nhai của răng số 4 gồm mặt trên tiếp xúc với mặt dưới để nhai, nghiền thức ăn. Mặt nhai của răng có hai múi, được phân cách nhau bởi một rãnh ở giữa.
  • Mặt ngoài: hay còn được gọi là mặt má, là mặt tiếp xúc với bên trong má.
  • Hai mặt bên: mặt gần là mặt bên của răng nằm gần đường giữa, mặt gần của răng số 4 sẽ tiếp xúc với răng số 3. Mặt xa là mặt bên của răng nằm xa đường giữa, cụ thể ở răng số 4 là mặt tiếp xúc với răng số 5.

Cổ răng

Cổ răng số 4 giống với phần cổ răng của các răng khác, là phần thắt lại nằm giữa thân răng và chân răng, có lợi ôm khít vào.

Chân răng

Chân răng là phần răng được cắm vào xương ổ răng của xương hàm, được che phủ bởi lợi bám ở cổ răng, tận cùng bằng chóp chân răng.

Số lượng chân răng khác nhau giữa các loại răng và vị trí của nó:

  • Với răng sữa: răng số 4 hàm dưới có hai chân, một chân xa và một chân gần; hàm trên có ba chân gồm hai chân ngoài và một chân trong.
  • Với răng vĩnh viễn: răng số 4 hàm dưới có một chân, hàm trên có hai chân gồm một chân ngoài và một chân trong.

Cấu trúc răng số 4

Về mặt cấu tạo hình thể bên ngoài răng số 4 được chia làm 3 phần như trên, còn về mặt cấu trúc bên trong, răng này cũng được chia làm 3 phần là men răng, ngà răng và tủy răng.

vicare.vn-rang-so-4-co-gi-dac-biet-body-3
Cấu trúc răng số 4 gồm 3 phần là men răng, ngà răng và tủy răng

Phần men răng

Giống như các răng khác, phần men răng của răng số 4 nằm ở ngoài cùng, bao phủ toàn bộ thân răng.

  • Men răng có màu trắng, nhẵn bóng, rất cứng. Là phần cứng nhất của cơ thể.
  • Độ dày của men răng số 4 không đồng đều, dày nhất ở mặt nhai, và mỏng nhất ở cổ và rãnh răng.
  • Thành phần cấu tạo của men răng gồm 96% là chất vô cơ chủ yếu là Hydroxy apatit, 3% là nước, 1% là chất hữu cơ.
  • Phần men răng hầu như không có cảm giác.

Phần ngà răng

Phần ngà của răng số 4 nằm trong lớp men răng, có màu vàng nhạt, không trong và bóng như men răng, ít cứng hơn men răng.

  • Khác với men răng, ngà răng liên tục từ thân răng, qua cổ răng cho đến chân răng và tận cùng ở chóp răng, trong lòng chứa buồng tủy và ống tủy.
  • Thành phần cấu tạo của ngà răng số 4 cũng như các răng khác gồm có 70% là chất vô cơ, 30% còn lại là chất hữu cơ và nước.
  • Phần ngà răng có cảm giác vì nó chứa các ống thần kinh.

Phần tủy răng

Tủy răng số 4 nằm trong buồng và ống tủy ở giữa răng, là mô lỏng lẻo, là đơn vị sống chủ yếu của răng.

Trong tủy răng có các mạch máu, thần kinh, mạch bạch huyết có nhiệm vụ nuôi dưỡng và tạo cảm giác cho răng.

Chức năng của răng số 4

Với bộ răng sữa

Trong bộ răng sữa, các chiếc răng số 4 cùng với những chiếc răng khác có các vai trò rất quan trọng như sau:

  • Tiêu hóa: có chức năng nhai nghiền thức ăn.
  • Giữ khoảng cho răng vĩnh viễn.
  • Phát âm.
  • Thẩm mỹ.

Với bộ răng vĩnh viễn

  • Ở bộ răng vĩnh viễn, thì các răng số 4 cùng với các răng số 5 được gọi chung là răng hàm nhỏ, có 4 chiếc răng hàm nhỏ trên, và 4 chiếc răng hàm nhỏ dưới. Chúng đảm nhiệm công việc nhai và nghiền thức ăn.
  • Đồng thời răng số 4 cùng các răng khác vẫn có vai trò quan trọng trong việc phát âm và thẩm mỹ.

Vì sao khi chỉnh nha thường phải nhổ răng số 4?

  • Việc nhổ răng số 4 khá phổ biến với các trường hợp phải chỉnh nha (niềng răng,...). Lý do là bởi răng này nằm giữa răng cửa và răng hàm, sẽ dễ dàng di chuyển các răng còn lại sau khi nhổ.
  • Răng này có kích thước phù hợp để tạo ra khoảng trống từ 5-7mm, thuận lợi cho việc kéo răng/chỉnh hàm.
  • Răng này ít có chức năng nhai và thẩm mỹ (răng chuyển tiếp giữa răng hàm và răng cửa) nên việc thay thế khi chỉnh nha sẽ không gây quá nhiều xáo trộn.

Xem thêm:

  • Bí quyết sống lâu nhờ chăm sóc răng miệng
  • Giúp mẹ phân biệt trẻ sốt mọc răng và sốt bệnh