Rách sụn chêm có nguy hiểm không?
Sụn chêm được hoạt động như các giảm xóc, giúp hấp thu và truyền lực đều từ lồi cầu xương đùi xuống xương chày, giúp giảm sang chấn sụn khớp. Sụn chêm góp phần tạo nên sự vững chắc cho khớp gối. Vậy rách sụn chêm có nguy hiểm không?
Rách sụn chêm có nguy hiểm không?
Sụn chêm được hoạt động như các giảm xóc, giúp hấp thu và truyền lực đều từ lồi cầu xương đùi xuống xương chày, giúp giảm sang chấn sụn khớp. Sụn chêm góp phần tạo nên sự vững chắc cho khớp gối. Vậy rách sụn chêm có nguy hiểm không?
1. Sụn chêm là gì
Sụn chêm là một sụn xơ có dạng chữ C ở đầu gối, chức năng của sụn chêm như một "miếng đệm" đón nhận những áp lực do va đập vào đầu gối và là một lớp mềm ngăn cách giữa các xương của khớp gối. Mỗi đầu gối có hai sụn chêm nằm giữa đầu xương đùi và xương chày và được gọi là sụn chêm giữa và bên.
2. Các vận động dễ gây rách sụn chêm
- Đặc điểm cấu tạo của sụn chêm giúp tải lực cho đầu gối, có thể chịu được tải trọng lớn. Dù mang vác nặng cũng không dễ dàng gây rách sụn chêm, nguyên nhân rách sụn thường là do đầu gối bị thay đổi đột ngột, chân bệnh nhân bị xoắn hoặc do gối gấp (ngồi trong tư thế ngồi xổm)
- Rách sụn chêm không chỉ phổ biến ở những người trẻ, mà ở người già do quá trình lão hóa, thoái hóa sụn khớp cũng khiến cho sụn chêm dễ bị rách đi kèm với các triệu chứng như bong, xói mòn sụn khớp.
- Có khi những tổn thương ở sụn chêm không phải nguyên nhân do vận động nên không được chú ý bởi triệu chứng đau cũng không rõ ràng, lúc này các biểu hiện bệnh dễ gây nhầm lẫn như đau bên trong gối, đau theo chu kỳ, Khi sụn mới rách cảm giác rất đau, sau đó cường độ đau có thể tăng hoặc giảm theo thời gian và vận động. Người rách sụn chêm cần phải nghỉ ngơi để bớt đau. Khi có những triệu chứng này xuất hiện cần đi thăm khám để được chẩn đoán và điều trị .
3. Phẫu thuật hồi phục tổn thương sụn chêm
Tùy vào mức độ nghiêm trọng của tổn thương, loại và vị trí của tổn thương, các kết quả chẩn đoán hình ảnh ở khớp gối (chụp X-quang và chụp cộng hưởng từ MRI), tuổi, và mức độ vận động thể chất hàng ngày của bệnh nhân, bác sỹ Ngoại khoa sẽ quyết định phẫu thuật là có cần thiết hay không.
Do mặt ngoài của sụn chêm có nguồn cung cấp máu rất tốt nên các vết rách sụn chêm ở vị trí đó có khả năng tự lành khá cao. Tuy nhiên, nếu những tồn thương ở hai phần ba trong của mặt sụn chêm thì thường không có khả năng chữa lành nếu không can thiệp phẫu thuật.
Bệnh nhân trẻ tuổi thường sẽ được phẫu thuật nội soi khớp gối để sửa chữa những tổn thương ở sụn chêm. Trong thủ thuật này một máy quay nhỏ và đèn được đưa vào khớp và truyền hình ảnh ra màn hình bên ngoài giúp các bác sĩ phẫu thuật điều hướng các dụng cụ trong khi đang "sửa chữa" hoặc loại bỏ những phần sụn bị hư hỏng. Phần sụn không bị tổn thương sẽ được bác sĩ bảo tồn tối đa để không làm ảnh hưởng tới chuyển động của khớp.
Đối với bệnh nhân đã lớn tuổi bị một vết rách sụn do bệnh thoái hóa khớp hoặc viêm xương khớp tuổi già, điều trị không phẫu thuật là phương pháp được ưu tiên hơn.
4. Điều trị không phẫu thuật của một vết rách sụn chêm
Điều trị không phẫu thuật sẽ được chỉ định trong các trường hợp
Tổn thương nhỏ và nằm ở mặt bên ngoài của sụn
Các triệu chứng của tổn thương có thể sẽ tự lành lại được
Đầu gối cử động ổn định và phạm vi vận động của khớp không bị hư hỏng
Bệnh nhân vẫn thực hiện các hoạt động hàng ngày được như bình thường
Điều trị không phẫu thuật sẽ giúp hồi phục các tổn thương ở sụn chêm, bằng bốn hoạt động chính
Nghỉ ngơi, hạn chế vận động mạnh, nhiều. Bác sĩ có thể tư vấn bệnh nhân sử dụng nạng để tránh dồn trọng lượng lên chân.
Chườm đá: sử dụng túi chườm lạnh một ngày vài lần, mỗi lần khoảng 20p.
Băng ép để ngăn chặn sưng thêm, phù nề và mất máu.
Nâng cao chi so với vị trí của tim bằng cách kê một cái gối ở dưới chân hoặc gác chân lên một miếng đệm cao hơn khi nằm sẽ giúp giảm sưng khớp gối.
Ngoài ra, để kiểm soát tình trạng sưng và đau, bác sỹ có thể kê cho bệnh nhân các loại thuốc giảm đau kháng viêm không chứa steroid.
Xem thêm:
- Tìm hiểu chi tiết về chi phí mổ rách sụn chêm
- Tổng quan về bệnh vôi hóa sụn khớp